Vận dụng quy tắc octet để giải thích sự hình thành liên kết trong các phân tử: O2, CO2, CaCl2, KBr
Bài 10.12 trang 29 SBT Hóa học 10: Vận dụng quy tắc octet để giải thích sự hình thành liên kết trong các phân tử: O2, CO2, CaCl2, KBr.
Bài 10.12 trang 29 SBT Hóa học 10: Vận dụng quy tắc octet để giải thích sự hình thành liên kết trong các phân tử: O2, CO2, CaCl2, KBr.
- Nguyên tử O có 6 electron lớp ngoài cùng. Để tạo thành phân tử O2, mỗi nguyên tử O góp chung 2 electron tạo thành cặp electron dùng chung. Khi đó mỗi nguyên tử O đều có 8 electron lớp ngoài cùng, thỏa mãn quy tắc octet.
- Nguyên tử C có 4 electron lớp ngoài cùng, nguyên tử O có 6 electron lớp ngoài cùng. Để tạo thành phân tử CO2, nguyên tử C góp chung với mỗi O 2 electron. Khi đó C và O đều thỏa mãn quy tắc octet.
- Nguyên tử K có 1 electron lớp ngoài cùng, nguyên tử Br có 7 electron lớp ngoài cùng. Để tạo thành phân tử KBr, nguyên tử K nhường 1 electron tạo ion K+, nguyên tử Br nhận 1 electron từ nguyên tử K tạo ion Br-. Hai ion trái dấu hút nhau để tạo thành phân tử KBr.
- Nguyên tử Ca có 2 electron lớp ngoài cùng, nguyên tử Cl có 7 electron lớp ngoài cùng. Để tạo thành phân tử CaCl2, nguyên tử Ca nhường 2 electron để tạo thành ion Ca2+, mỗi nguyên tử Cl nhận 1 electron từ nguyên tử Ca để tạo thành ion Cl-. Các ion trái dấu hút nhau tạo thành phân tử CaCl2
Xem thêm các bài giải sách bài tập Vật Lí lớp 10 sách Kết nối tri thức với cuộc sống hay, chi tiết khác:
Bài 8: Định luật tuần hoàn. Ý nghĩa của bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học