Văn bản Trái tim Đan-kô có mấy người kể chuyện? Đó là những ai và họ kể chuyện
Câu 8 trang 4 SBT Ngữ Văn 11 Tập 2: (Câu hỏi 1, SGK) Văn bản Trái tim Đan-kô có mấy người kể chuyện? Đó là những ai và họ kể chuyện như thế nào?
Câu 8 trang 4 SBT Ngữ Văn 11 Tập 2: (Câu hỏi 1, SGK) Văn bản Trái tim Đan-kô có mấy người kể chuyện? Đó là những ai và họ kể chuyện như thế nào?
- Văn bản Trái tim Đan-kô có hai người kể chuyện. Đó là bà lão I-déc-ghin và nhân vật xưng “tôi”.
- Bà lão I-déc-ghin kể câu chuyện về chàng Đan-kô dũng cảm dẫn đoàn người vượt qua rừng rậm và đầm lầy hôi thối để đến thảo nguyên bao la và tự do (đoạn 2, đoạn 3). Nhân vật xưng “tôi” miêu tả quang cảnh thảo nguyên nơi bà lão kể chuyện, ghi cuộc đối thoại giữa họ (đoạn 1), bình luận về câu chuyện, về nhân vật Đan-kô; bình luận về giọng điệu kể chuyện của bà lão I-déc-ghin,... (đoạn 3).
Văn bản Trái tim Đan-kô có hình thức truyện khung (truyện trong truyện). Khung bên ngoài là chuyện “tôi” được bà lão I-déc-ghin kể cho nghe câu chuyện về chàng Đan-kô. Ở khung bên ngoài này, nhân vật xưng “tôi” ngầm chỉ tác giả (tôi – tác giả). “Tôi” lúc này đóng vai trò là người kể chuyện ngôi thứ nhất, can dự trực tiếp vào câu chuyện với tư cách là một nhân vật. Lồng trong khung này là câu chuyện về trái tim cháy sáng của Đan-kô do bà lão I-déc-ghin kể. Giờ đây, người kể chuyện ngôi thứ nhất trở thành người nghe chuyện, đưa ra các nhận xét, bình luận về câu chuyện và giọng điệu kê chuyện của bà lão I-déc-ghin. Khác với tôi – tác giả, nhân vật bà lão I-déc-ghin đứng bên ngoài câu chuyện về chàng Đan-kô do bà lão kế, hoàn toàn không can dự gì vào các sự việc. Vì thế, câu chuyện về chàng Đan-kô có hình thức trần thuật từ người kể chuyện ngôi thứ ba. Sự luân phiên giữa kể, tả, bình luận của người kê chuyện và người nghe chuyện tạo nên nét độc đáo của văn bản.
Xem thêm các bài giải sách bài tập Ngữ văn lớp 11 Cánh diều hay, chi tiết khác: