Trong các trường hợp dưới đây, hành vi nào thể hiện giữ chữ tín, hành vi nào thể hiện không giữ chữ tín? Vì sao
400
22/11/2023
Luyện tập 3 trang 22 GDCD 7: Trong các trường hợp dưới đây, hành vi nào thể hiện giữ chữ tín, hành vi nào thể hiện không giữ chữ tín? Vì sao?
a) H hẹn đi xem xiếc cùng P nhưng do nhà có việc đột xuất nên không đi được. H gọi điện xin lỗi P và hẹn hôm khác sẽ đi.
b) V hứa sẽ giúp D học tốt môn Tiếng Anh. Tuy bận rộn nhưng V vẫn sắp xếp thời gian để học cùng và hướng dẫn D. Chỉ sau một thời gian ngắn, trình độ tiếng Anh của D đã tiến bộ.
c) T mượn C quyển truyện và hứa sẽ trả bạn sau một tuần. Nhưng do bận tập văn nghệ để tham gia biểu diễn nên T chưa kịp đọc. T nghĩ “Chắc C đã đọc truyện rồi” nên bạn vẫn giữ lại, bao giờ đọc xong sẽ trả.
d) Bà X mở cửa hàng bán thực phẩm sạch. Mặc dù lợi nhuận thấp nhưng bà vẫn vui vì đã góp phần bảo vệ sức khỏe cho mọi người. Có người khuyên bà nhập thực phẩm không rõ nguồn gốc về bán với danh nghĩa thực phẩm sạch, lợi nhuận sẽ cao hơn rất nhiều nhưng bà nhất quyết không làm theo.
Trả lời
- Trường hợp a) H đã không giữ chữ tín với P. Tuy nhiên đây không phải là H cố ý mà do nhà H có việc đột xuất nên không đi được. H đã gọi điện xin lỗi P và hẹn hôm khác sẽ đi.
- Trường hợp b) V là người giữ chữ tín. V hứa sẽ giúp D học tốt môn Tiếng Anh và V đã thực hiện đúng như vậy.
- Trường hợp c) T là người không giữ chữ tín. T đã không trả bạn sau một tuần. Nếu T bận tập văn nghệ để tham gia biểu diễn nên chưa kịp đọc nên nói với bạn và xin bạn cho mượn thêm một thời gian nữa.
- Trường hợp d) Bà X là người giữ chữ tín với khách hàng. Bà đã không nghe theo lời khuyên bà nhập thực phẩm không rõ nguồn gốc về bán với danh nghĩa thực phẩm sạch, lợi nhuận sẽ cao hơn. Mặc dù lợi nhuận thấp nhưng bà vẫn vui vì đã góp phần bảo vệ sức khỏe cho mọi người.
Xem thêm lời giải bài tập Giáo dục công dân lớp 7 Kết nối tri thức chi tiết khác:
Bài 2: Quan tâm, cảm thông và chia sẻ
Bài 3: Học tập tự giác, tích cực
Bài 4: Giữ chữ tín
Bài 5: Bảo tồn di sản văn hóa
Bài 6: Ứng phó với tâm lí căng thẳng
Bài 7: Phòng, chống bạo lực học đường