Theo em, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật Việt nam được cầu trúc như thế nào

Câu hỏi trang 127 Kinh tế và Pháp luật 10: Em hãy quan sát bảng, đọc thông tin sau đây và trả lời câu hỏi.

Pháp luật 10 Bài 18: Hệ thống pháp luật và văn bản pháp luật Việt Nam - Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

Pháp luật 10 Bài 18: Hệ thống pháp luật và văn bản pháp luật Việt Nam - Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

Thông tin. Điều 2 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2020 quy định: “Văn bản quy phạm pháp luật là văn bản có chứa quy phạm pháp luật, được ban hành theo đúng thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục quy định trong Luật này". Như vậy, văn bản quy phạm pháp luật phải do các cơ quan có thẩm quyền ban hành theo quy định của pháp luật. Nội dung các văn bản quy phạm pháp luật chứa đựng các quy phạm pháp luật, được áp dụng nhiều lần trong đời sống xã hội.

Câu hỏi: Theo em, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật Việt nam được cầu trúc như thế nào?

Trả lời

- Các văn bản pháp luật trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật của Việt Nam có mối quan hệ chặt chẽ với nhau về nội dung và hiệu lực pháp lí.

- Thứ tự sắp xếp về hiệu lực pháp lí của các văn bản quy phạm pháp luật được quy định cụ thể như sau:

1. Hiến pháp.

2. Bộ luật, luật (sau đây gọi chung là luật), nghị quyết của Quốc hội.

3. Pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội; nghị quyết liên tịch giữa Ủy ban thường vụ Quốc hội với Đoàn Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

4. Lệnh, quyết định của Chủ tịch nước.

5. Nghị định của Chính phủ; nghị quyết liên tịch giữa Chính phủ với Đoàn Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

6. Quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

7. Nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.

8. Thông tư của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao; thông tư của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; thông tư của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ; thông tư liên tịch giữa Chánh án Tòa án nhân dân tối cao với Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; thông tư liên tịch giữa Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ với Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; quyết định của Tổng Kiểm toán nhà nước.

9. Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh).

10. Quyết định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

11. Văn bản quy phạm pháp luật của chính quyền địa phương ở đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt.

12. Nghị quyết của Hội đồng nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là cấp huyện).

13. Quyết định của Ủy ban nhân dân cấp huyện.

14. Nghị quyết của Hội đồng nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã).

15. Quyết định của Ủy ban nhân dân cấp xã.

Xem thêm lời giải bài tập SGK Kinh tế pháp luật lớp 10 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Bài 16: Chính quyền địa phương

Bài 17: Pháp luật và đời sống

Bài 18: Hệ thống pháp luật và văn bản pháp luật Việt Nam

Bài 19: Thực hiện pháp luật

Bài 20: Khái niệm, đặc điểm và vị trí của Hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam

Bài 21: Nội dung cơ bản của Hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 về chính trị

Câu hỏi cùng chủ đề

Xem tất cả