Những hành vi nào của học sinh trung học phổ thông mà em cho là vi phạm pháp
190
10/05/2023
Luyện tập 4 trang 129 Kinh tế và Pháp luật 10: Em hãy đọc tình huống sau và trả lời câu hỏi.
Tình huống. A và B là đôi bạn học lớp 10B, trường Trung học phổ thông C và thường cùng nhau đi học bằng xe đạp điện của A. Trên đường đi học, hai bạn gặp đèn đỏ, A nói với B:
- Sao vẫn có người không dừng lại khi có tín hiệu đèn đỏ, B nhỉ?
B đáp:
- Mình không biết nữa, có lẽ họ không thấy hoặc cố tình vượt. Tuy nhiên, vượt đèn
đỏ dễ gây tại nạn, rất nguy hiểm, là vi phạm pháp luật. Chúng ta đã được học điều
này rồi nhỉ?
A tiếp lời:
- Đúng rồi! Là học sinh, chúng ta nên có ý thức tuân thủ pháp luật.
Câu hỏi:
- Em có nhận xét gì về quan điểm của A và B?
- Những hành vi nào của học sinh trung học phổ thông mà em cho là vi phạm pháp luật? Theo em, để hạn chế những hành vi này, học sinh cần nâng cao ý thức pháp luật của mình bằng những hoat động nào?
Trả lời
- Nhận xét: quan điểm của A và B là phù hợp, A và B đã nhận thức được những hành vi vi phạm pháp luật, có thái độ lên án những hành vi ấy và có ý thức tuân thủ pháp luật.
- Những hành vi của học sinh trung học phổ thông mà em cho là vi phạm pháp luật: đi xe máy trên 50 phân khối, vượt đèn đỏ, không đội mũ bảo hiểm; trộm cắp đồ….
- Theo em, để hạn chế những hành vi này, học sinh cần nâng cao ý thức pháp luật bằng những hoạt động: tham gia những cuộc thi an toàn giao thông, tham gia những buổi chia sẻ về pháp luật trong nhà trường; chủ động tìm hiểu về pháp luật trên các kênh thông tin; tham gia tuyên truyền về tuân thủ pháp luật.
Xem thêm lời giải bài tập SGK Kinh tế pháp luật lớp 10 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
Bài 16: Chính quyền địa phương
Bài 17: Pháp luật và đời sống
Bài 18: Hệ thống pháp luật và văn bản pháp luật Việt Nam
Bài 19: Thực hiện pháp luật
Bài 20: Khái niệm, đặc điểm và vị trí của Hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam
Bài 21: Nội dung cơ bản của Hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 về chính trị