Thế nào là tôn trọng khác biệt trong giao tiếp xã hội? Chuẩn bị bài nói và tập nói về vấn đề trên
Bài tập 2 trang 44 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 2: Thế nào là tôn trọng khác biệt trong giao tiếp xã hội?
Chuẩn bị bài nói và tập nói về vấn đề trên.
Bài tập 2 trang 44 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 2: Thế nào là tôn trọng khác biệt trong giao tiếp xã hội?
Chuẩn bị bài nói và tập nói về vấn đề trên.
Tôi và các bạn và bài 8. Khác biệt và gần gũi trong Ngữ văn 6 cùng bài 8. Trải nghiệm để trưởng thành trong Ngữ văn 7, tập hai, có thể hỗ trợ em trong việc tìm ý tưởng chuẩn bị cho bài nói của mình. Em cần đọc lại những tài liệu nêu trên trước khi chuẩn bị bài nói và tập nói về vấn đề: Thế nào là tôn trọng khác biệt trong giao tiếp xã hội?
Khi tổ chức bài nói, cần chú ý khai thác trải nghiệm của bản thân trong mối quan hệ với bạn bè cùng lớp, cùng trường, với những con người gần gũi vẫn gặp hằng ngày. Tránh nói những ý chỉ mang tính vay mượn mà có khi chính em cũng không hiểu rõ.
* Bài nói mẫu tham khảo:
Mỗi con người tồn tại trong cuộc sống này đều là những hạt giống được gieo trồng tồn tại trong cuộc sống. Sống phải thường xuyên giao tiếp với người khác. Có những cách giao tiếp mang lại sự dau khổ và lòng thù hận. Để có một kết quả tốt khi giao tiếp cần phải tế nhị và tôn trọng người khác.
Vậy trước hết ta cần phải hiểu được khái niệm “tế nhị” và” tôn trọng”. Tế nhị là một cách ứng xử tỏ ra khéo léo, nhã nhặn, nọi hàm kín kẽ trong quan hệ đối xử biết nghĩ đến những điểm nhỏ thương bị dễ bỏ qua. Tế nhị là phong thái mà mỗi người trong thời đại ngày nay cần có. Hơn nữa tôn trọng là một thái độ đánh giá cao và cho là không vi phạm hay xúc phạm đối với người giao tiếp. Tính e dè là một tính cách bình thường của con người là chất liệu tạo thành tính tế nhị. Tôn trọng nhau là biết coi trọng sự sống của người khác không còn phân biệt giới tính, tuổi tác, trình độ, sang giàu hay nghèo hèn, nông thôn hay thành thị, tôn giáo hay dân tộc. Dù là một em bé hay người lớn hơn, tế nhị và tôn trọng vẫn là cách sống đặt hàng đầu. Sống là thường xuyên giao tiếp với người khác nên để có kết quả tốt đẹp khi giao tiếp, mỗi chúng ta nên rèn luyện đức tính đó.
Vì sao khi giao tiếp, cần tế nhị và tôn trọng người khác? Trước hết, tế nhị và tôn trọng người khác là những phẩm chất cự kì quan trọng trong cuộc sống. Biết tế nhị và tôn trọng người khác sẽ đem lại sự hòa thuận vui vẻ với mọi người xung quanh. Ví dụ như khi xảy ra xích mích hay xung đột, ta nên nhận lỗi về mình hay nhớ câu ngạn ngữ” Một bước lùi bằng mười bước tiến” Trước tiên hãy tự trách bản thân mình vì không ai là hoàn hỏa cả. Như người xưa đã dạy “Tiên trách kỷ, hậu trách nhân” Hãy kìm nén sự nóng giận của mình và dùng những lời lẽ thật tế nhị thuyết phục người khác nhận ra lỗi của mình. Thói thường những gì mình không muốn thì người khác cũng không muốn. Mình cũng muốn được tôn trọng tại sao người khác lại không muốn được tôn trọng. Khi chúng ta tôn trọng, lắng nghe mọi nhu cầu của người khác, đặt lợi ích của mọi người lên trên lợi ích của cá nhân là khi ta vui vẻ với mọi lời nói, hành vi và công việc của người khác. Nếu ta biết tôn trọng và tế nhị ta sẽ nhận được những kết quả tốt đẹp, thậm chí là thành công trong cuộc sống. Alfed lunt từng nói “Điều tôi cần hơn cả cuộc sống của mình là nuôi dưỡng sự trân trọng đối với bản thân mình” Nhờ thế, chính ông đã trở thành diễn viên kịch xuất sắc mọi thời đại” Qua những hành động, cử chỉ tế nhị và tôn trọng ta sẽ được đánh giá là người có văn hóa, được giáo dục. Điều đó sẽ manh nha cho bản thân được đánh giá cao trong cuộc sống. trở thành người mà ai cũng yêu qúy tin cậy. Hơn nữa ta sẽ nhận được sự tôn trọng. Tế nhị từ người khác dành cho mình. Có câu chuyện kể về chủ tịch Hồ Chí Minhcủa chúng ta rằng từng có một ông lão đi cả quãng đường dài để gặp bác. Trong khi anh cnar vệ từ chối lão già ấy thì bác lại cho bác già vào nói chuyện, hỏi han. Ta có thể khẳng định rằng, chỉ có con người tốt đẹp mới có thể tôn trọng và tế nhị với người khác trong giao tiếp.
Bên cạnh những người tế nhị, tôn trọng người khác trong giao tiếp còn có những người không tôn trọng tế nhị trong giao tiếp. Họ tự cao, tự đại không biết tôn trọng tế nhị trong giao tiếp với người khác. Họ chỉ quan tâm đến chính mình” Cục cằn và thô lỗ” Những người như thế cần phải lên án và phê phán. Vậy nên, Chúng ta nên rèn luyện sự tinh tế và tôn trọng trong giao tiếp.
Tóm lại mỗi chúng ta cần phải có sự tế nhị và tôn trọng người khác trong giao tiếp, nhất là thời đại phát triển ngày nay. Như vậy, con người ta sẽ ngày càng văn minh và phát triển vững mạnh hơn.
Xem thêm các bài giải SBT Ngữ Văn lớp 7 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Bài 8: Trải nghiệm để trưởng thành