Giải SBT Ngữ Văn 7 Đọc mở rộng trang 18 tập 2 - Kết nối tri thức

Với giải sách bài tập Ngữ Văn 7 Đọc mở rộng trang 18 tập 2 sách Kết nối tri thức hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong SBT Ngữ Văn 7. Mời các bạn đón xem:

Giải sách bài tập Ngữ Văn lớp 7 Đọc mở rộng trang 18 tập 2

Câu 1 trang 18 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 2: Tìm đọc một số câu tục ngữ, truyện ngụ ngôn. Ghi vào nhật kí đọc sách những hiểu biết, kinh nghiệm được rút ra từ các câu tục ngữ đã đọc, số lượng câu, chữ và các tiếng gieo vần với nhau trong các câu tục ngữ đó; bài học cuộc sống và một số điểm đáng chú ý về chủ đề, cốt truyện, nhân vật, tình huống của truyện ngụ ngôn đã đọc.

Trả lời:

Các văn bản đọc mở rộng ở bài tập này đều có dung lượng nhỏ và dễ tìm kiếm. Em có thể tìm được rất nhiều câu tục ngữ, truyện ngụ ngôn trên in-tơ-nét. Dĩ nhiên, sách, báo in cũng là nguồn cung cấp văn bản đọc mà em nên khai thác.

Tục ngữ và thành ngữ có nhiều điểm tương đồng, có thể gây lẫn lộn. Vì vậy, khi đọc tục ngữ, em cần nhận biết được đó có phải là tục ngữ không hay chỉ là thành ngữ. Trong hầu hết các trường hợp, tục ngữ và thành ngữ phân biệt rõ với nhau ở đặc điểm cấu tạo: thành ngữ chỉ là một cụm từ (con ông cháu cha, chia ngọt sẻ bùi, mẹ tròn con vuông,...), còn tục ngữ là một câu (Con hơn cha là nhà có phúc; Nắng tốt dưa mưa tốt lúa; Chó treo mèo đậy;...). Đôi khi, có những trường hợp một đơn vị ngôn từ có thể được coi là tục ngữ hoặc thành ngữ tuỳ theo nghĩa mà chúng ta diễn giải, ví dụ: trong ấm ngoài êm (tục ngữ: trong có ấm thì ngoài mới êm; thành ngữ: trong và ngoài đều êm ấm); an cư lạc nghiệp (tục ngữ: có nơi ăn chốn ở ổn định thì mới yên tâm làm ăn; thành ngữ: nơi ăn chốn ở ổn định và công việc vui vẻ, đáng hài lòng). Em nên phân chia các câu tục ngữ tìm được theo nhóm dựa vào chủ đề như: tục ngữ thể hiện kinh nghiệm về thời tiết, tục ngữ thể hiện kinh nghiệm về lao động

sản xuất, tục ngữ thể hiện kinh nghiệm về đời sống xã hội,... Chú ý: Tục ngữ thường cô đúc, ngắn gọn nên quan hệ ý nghĩa và ngữ pháp giữa các từ trong câu nhiều khi không tường minh như câu nói thông thường, vì vậy người đọc cần vận dụng nhiều kiến thức, kinh nghiệm cuộc sống để hiểu. Việc tra cứu các tài liệu tham khảo trong nhiều trường hợp là hết sức cần thiết vì suy đoán nghĩa của tục ngữ trên cơ sở nghĩa của các từ cấu tạo nên nó có thể dẫn đến những hiểu lầm đáng tiếc.

Đối với truyện ngụ ngôn, trước hết cần lưu ý, thể loại truyện này cũng thường có nhân vật là loài vật, đổ vật tương tự nhân vật trong truyện đồng thoại. Tuy vậy, khác với truyện đồng thoại, truyện ngụ ngôn thường ngắn hơn, cốt truyện và nhân vật đơn giản hơn, thể hiện rõ hơn những tư tưởng, đạo lí hay bài học cuộc sống mà truyện muốn chuyển tải đến người tiếp nhận. Khi đọc, em cần chú ý về chủ để, cốt truyện, nhân vật, tình huống của truyện ngụ ngôn. Tuy đều có thể có nhân vật là loài vật, đồ vật như truyện đồng thoại, nhưng truyện ngụ ngôn có dung lượng nhỏ hơn, hệ thống nhân vật đơn giản hơn, gửi gắm những bài học đạo lí và kinh nghiệm sống theo lối diễn đạt ám chỉ, ngụ ý, bóng gió.

Hãy tự thiết kế mẫu nhật kí đọc sách để ghi lại kết quả đọc. Có thể tham khảo mẫu nhật kí đọc sách dưới đây:

Tục ngữ

NHẬT KÍ ĐỌC SÁCH

Ngày đọc: ………………………………………………………………………

Chủ đề: ......................................................................................

Số lượng câu, chữ và các tiếng gieo vần với nhau: .....................................

Hiểu biết, kinh nghiệm rút ra: ....................................................................

Suy nghĩ sau khi đọc: ...........................................................

Truyện ngụ ngôn

NHẬT KÍ ĐỌC SÁCH

Ngày đọc: ……………………………………………………………………

Tên truyện, tác giả ( nếu có): ...........................................................................

Các sự việc chính: ...................................................................................

Tình huống truyện: ................................................................................

Các nhân vật và đặc điểm nổi bật: ......................................................................

Bài học được rút ra từ truyện: ......................................................................

Câu 2 trang 18 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 2: Tìm đọc một số truyện khoa học viễn tưởng. Ghi vào nhật kí đọc sách những thông tin, ý tưởng cơ bản về thế giới viễn tưởng và một số điểm đáng chú ý về không gian, thời gian, cốt truyện, nhân vật, tình huống,... trong một truyện khoa học viễn tưởng đã đọc. Chú ý những đặc điểm được coi là căn cứ để xếp truyện đó vào thể loại truyện khoa học viễn tưởng.

Trả lời:

Thế giới hư cấu trong truyện khoa học viễn tưởng có đặc điểm riêng: hư cấu trên cơ sở khoa học. Thể loại truyện này viết về thế giới tương lai với nhiều chi tiết li kì, nhưng một ngày nào đó có thể trở thành hiện thực. Chẳng hạn, khi truyện Hai vạn dặm dưới biển (Giuyn Véc-nơ) mới công bố thì chiếc tàu ngầm trong truyện vẫn thuộc về thế giới viễn tưởng, nhưng nay đã trở nên khá phổ biến. Vì vậy, thể loại truyện này đòi hỏi một cách đọc khác với các thể loại truyện khác. Khi đọc, em có thể tự đặt ra và trả lời các câu hỏi sau: Đề tài của truyện là gì (thám hiểm vũ trụ, thám hiểm đại dương, sự sống ngoài Trái Đất,...)? Câu chuyện diễn ra trong không gian nào (trên mặt đất, ở tâm địa cầu, ở đáy đại dương, trên một hành tinh khác,...)? Truyện có cho biết rõ thời gian xảy ra các sự kiện là khi nào không? Các sự kiện chính trong truyện là gì, diễn ra theo trình tự nào? Truyện có bao nhiêu nhân vật? Các nhân vật trong truyện có khả năng gì đặc biệt? Những chi tiết nào trong truyện em cho là li kì? Em hãy thiết kế mẫu nhật kí đọc sách theo gợi ý dưới đây và điền những thông tin phù hợp:

NHẬT KÍ ĐỌC SÁCH

Ngày đọc: …………………………………………………………………………

Tên truyện, tác giả: ......................................................................

Đề tài của truyện: ...........................................................................

Không gian và thời gian: ......................................................................

Các nhân vật trong truyện và đặc điểm nổi bật (khả năng đặc biệt) của nhân vật: ..........................................................................

Những sự kiện chính: ..................................................................................

Những chi tiết li kì: ......................................................................................

Điều khiến em thấy thú vị nhất: .......................................................................

Xem thêm các bài giải SBT Ngữ Văn lớp 7 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Bài 6: Bài học cuộc sống

Bài 7: Thế giới viễn tưởng

Bài 8: Trải nghiệm để trưởng thành

Bài 9: Hoà điệu với tự nhiên

Đọc mở rộng trang 37 tập 2

Xem tất cả hỏi đáp với chuyên mục: Đọc mở rộng trang 18 tập 2 sbt
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!