Quanh câu chuyện "đi lấy mật", cuộc sống của thiên nhiên, con người phương Nam được
197
30/06/2023
Câu 2 (trang 68 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2): Quanh câu chuyện "đi lấy mật", cuộc sống của thiên nhiên, con người phương Nam được cảm nhận, tái hiện qua điểm nhìn của những nhân vật nào? Các điểm nhìn này có tác dụng hỗ trợ, bổ sung cho nhau như thế nào? Theo bạn, điểm nhìn của ai là quan trọng nhất? Vì sao?
Trả lời
- Quanh câu chuyện "đi lấy mật", cuộc sống của thiên nhiên, con người phương Nam được cảm nhận, tái hiện qua điểm nhìn của nhân vật: An, Cò và tía nuôi An
- Các điểm nhìn này có tác dụng hỗ trợ, bổ sung cho nhau: điểm nhìn ở nhân vật An tò mò háo hức lần đầu vào rừng, giúp câu chuyện gợi mở và phát triển, còn điểm nhìn của Cò và tía nuôi giải đáp các thắc mắc hiểu biết của An.
- Theo em, điểm nhìn của An là quan trọng nhất bởi vì: An là một đứa trẻ lần đầu tiên đi lấy mật với tâm trạng háo hức, tò mò giúp cho câu chuyện phát triển và hấp dẫn đối với bạn đọc
Xem thêm các bài soạn văn lớp 10 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
Ôn tập trang 58
Tri thức ngữ văn trang 59
Đất rừng phương Nam
Giang
Xuân về
Thực hành tiếng Việt trang 77