Quan sát sơ đồ hình 2 và kết hợp với hiểu biết của em, hãy cho biết: Cho biết nước mưa rơi xuống bề mặt

Câu hỏi trang 157 Địa Lí 6 – KNTT: Quan sát sơ đồ hình 2 và kết hợp với hiểu biết của em, hãy cho biết:

1. Cho biết nước mưa rơi xuống bề mặt đất sẽ tồn tại ở những đâu.

2. Mô tả vòng tuần hoàn lớn của nước.

Quan sát sơ đồ hình 2 và kết hợp với hiểu biết (ảnh 1)

Trả lời

1. Nước mưa có thể tồn tại ở ao, hồ, sông, suối, biển và đại dương, nguồn nước ngầm, băng tuyết trên núi,...

2. Chu kỳ tuần hoàn của nước là dòng chuyển động liên tục của nước và không có điểm bắt đầu, tuy nhiên chúng ta có thể bắt đầu từ sông hồ và đại dương.

Mặt trời làm nóng bề mặt trái đất làm cho nước bốc hơi. Hơi nước bốc lên tầng khí quyển, gặp nơi có nhiệt độ thấp hơn hơi nước ngưng tụ thành những đám mây. Những dòng không khí di chuyển những đám mây khắp toàn cầu, những phân tử mây va chạm vào nhau, kết hợp với nhau, gia tăng kích cỡ và rơi xuống thành mưa. Mưa xuống, nước được giữ lại ở sông hồ hay nước ngầm, các vùng nước đóng băng…Từ đó nước tiếp tục di chuyển theo vòng tuần hoàn của nó…

Xem thêm lời giải bài tập SGK Địa lí lớp 6 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Bài 17: Thời tiết và khí hậu. Biến đổi khí hậu 

Bài 18: Thực hành: Phân tích biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa

Bài 19: Thủy quyền và vòng tuần hoàn lớn của nước

Bài 20: Sông và hồ. Nước ngầm và băng hà

Bài 21: Biển và đại dương

Bài 22: Lớp đất trên Trái Đất