Giải Địa Lí 6 Bài 20: Sông và hồ. Nước ngầm và băng hà
Câu hỏi giữa bài:
Câu hỏi trang 158 Địa Lí 6 – KNTT:
1. Đọc thông tin trong mục a và quan sát hình 1, em hãy mô tả các bộ phận của một dòng sông lớn.
2. Em hãy nêu mối quan hệ giữa mùa lũ của sông với nguồn cung cấp nước sông.
Trả lời:
1. Các bộ phận của một dòng sông lớn:
- Lưu vực sông là nguồn cung cấp nước cho sông.
- Các phụ lưu là các nhánh sông nhỏ đổ vào dòng chính.
- Dòng sông chính.
- Chi lưu là các dòng nhỏ thoát nước cho sông chính.
2. Mối quan hệ giữa mùa lũ của sông với nguồn cung cấp nước sông:
- Vào mùa lũ, nước trong lưu vực sông từ các phụ lưu và cùng đổ vào dòng chính khiến mực nước trong lòng sông dâng cao.
- Với những sông có nguồn cung cấp nước chủ yếu từ nước mưa thì mùa lũ trùng với mùa mưa. Với những sông có nguồn cung cấp nước chủ yếu là tuyết tan thì mùa lũ trùng với mùa xuân (mùa tuyết tan). Còn những sông có nguồn cung cấp nước chủ yếu từ băng tan thì mùa lũ vào đầu mùa hạ.
Câu hỏi trang 159 Địa Lí 6 – KNTT:
1. Em hãy cho biết nước sông hồ có vai trò như thế nào đối với đời sống và sản xuất.
Trả lời:
1. Vai trò của nước sông hồ với đời sống và sản xuất:
Nước sông hồ được sử dụng cho: giao thông, du lịch, nước cho sinh hoạt, tưới tiêu, đánh bắt và nuôi trồng thủy sản, làm thủy điện,...
2. Việc sử dụng tổng hợp nước sông, hồ có thể mang lại nhiều lợi ích cùng lúc: hiệu quả kinh tế cao, hạn chế sự lãng phí nước và góp phần bảo vệ tài nguyên nước.
- Ví dụ: Đập thủy điện Hòa Bình có giá trị về thủy điện, cung cấp nước tưới tiêu cho người dân vùng xung quanh, nuôi thủy sản, đồng thời có giá trị du lịch cao. Hàng năm địa điểm này thu hút hàng nghìn lượt khách tham quan mang lại nhiều giá trị kinh tế.
Câu hỏi trang 161 Địa Lí 6 – KNTT:
1. Dựa vào hình 3, em hãy cho biết nước ngầm được hình thành như thế nào.
2. Nước ngầm chủ yếu được sử dụng vào mục đích gì?
3. Nêu một số biện pháp sử dụng hợp lí và bảo vệ nước ngầm.
Trả lời:
1. Nước ngầm được hình thành: là nước nằm trong tầng chứa nước thường xuyên dưới bề mặt đất, được tạo nên chủ yếu bởi nước mưa, nước sông, hồ,... thấm xuống đất.
2. Nước ngầm chủ yếu được sử dụng vào mục đích: là nguồn cung cấp nước sinh hoạt và nước tưới quan trọng trên thế giới. Nước ngầm góp phần ổn định dòng chảy của sông ngòi. Đồng thời cố định các lớp đất đá bên trên, ngăn chặn sự sụt lún.
3. Một số biện pháp sử dụng hợp lí và bảo vệ nước ngầm:
- Có biện pháp xử lí nghiêm các hành vi thải chất thải mà chưa qua xử lí từ các khu công nghiệp, các cơ sở sản xuất, các bãi chôn lấp, nước thải của các khu dân cư tập trung ra các dòng sông, dòng kênh.
- Hạn chế sử dụng các loại phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, hóa chất trong sản xuất nông nghiệp vì các hóa chất này sẽ ngấm vào đất, nước và tầng nước ngầm dẫn đến ô nhiễm nặng ở tầng nước gần bề mặt.
- Tiết kiệm nguồn nước ngọt.
- Xử lí nước thải.
- Trồng nhiều cây xanh.
- Không vứt rác bừa bãi.
Câu hỏi trang 162 Địa Lí 6 – KNTT: Nêu vai trò của băng hà đối với tự nhiên và đời sống con người.
Trả lời:
Vai trò của băng hà đối với tự nhiên và đời sống con người: góp phần điều hòa nhiệt độ trên Trái Đất, cung cấp nước cho các dòng sông.
Luyện tập & Vận dụng
Trả lời:
- Các nguồn nước ngọt quan trọng trên Trái Đất: sông, hồ, nước ngầm, băng hà.
- Tầm quan trọng của chúng đối với con người:
+ Sông, hồ: phát triển giao thông, du lịch, nước cho sinh hoạt, tưới tiêu, đánh bắt và nuôi trồng thủy sản, làm thủy điện.
+ Nước ngầm: cung cấp nước sinh hoạt và nước tưới quan trọng trên thế giới, góp phần ổn định dòng chảy của sông ngòi, cố định các lớp đất đá bên trên, ngăn chặn sự lún.
+ Băng hà: góp phần điều hòa nhiệt độ, cung cấp nước cho các dòng sông.
Trả lời:
Thông qua hình ảnh và thông tin em thu thập được:
- Phụ lưu của sông Hồng: sông Đà, sông Lô.
- Chi lưu của sông Hồng: sông Đuống, sông Luộc.
Trả lời:
- Việc khai thác nước ngầm vượt quá giới hạn cho phép sẽ gây ra hậu quả nghiêm trọng, ảnh hưởng tới môi trường tự nhiên và con người.
- Hạ thấp mực nước ngầm là nguyên nhân gây ra hiện tượng sụt lún mặt đất.
- Làm suy giảm chất lượng nước ngầm.
- Tình trạng sụt giảm mạch nước ngầm của tỉnh, giảm áp lực nước. Điều này làm gia tăng khả năng thẩm thấu, xâm nhập nước mặn từ bên ngoài vào các tầng rỗng, gây ra hiện tượng nhiễm mặn tầng nước ngầm.
- Bên cạnh đó, nhiều giếng nước không còn sử dụng hoặc khai thác không hiệu quả nhưng không có biện pháp xử lý hay được xử lý trám lấp không đúng quy định đã làm gia tăng nguy cơ đưa nguồn ô nhiễm vào nước ngầm, gây ra hiện tượng ô nhiễm thông tầng mạch nước ngầm.
Xem thêm lời giải bài tập Địa Lí lớp 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống hay, chi tiết khác:
Bài 18: Thực hành: Phân tích biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa