Giải Địa Lí 6 Bài 21: Biển và đại dương
Câu hỏi giữa bài:
Trả lời:
- Xác định vị trí các đại dương:
- Mỗi đại dương tiếp giáp với các châu lục:
+ Thái Bình Dương: phía Tây: Châu Á, châu Đại Dương; phía Đông: Châu Mĩ.
+ Đại Tây Dương: được bao quanh bởi châu Mỹ về phía Tây, châu Âu và châu Phi về phía Đông, phía Nam: Châu Nam Cực.
+ Ấn Độ Dương: Phía bắc: Châu Á, phía nam: Châu Nam Cực, phía đông: Châu Đại Dương, phía tây: Châu Phi.
+ Bắc Băng Dương: Châu Á, Châu Âu, Châu Phi.
Trả lời:
Độ muối và nhiệt độ của nước biển không giống nhau, tùy thuộc vào lượng nước sông chảy vào nhiều hay ít, lượng mưa và độ bốc hơi lớn hay nhỏ,...
- Độ muối:
+ Ở vùng biển nhiệt đới, độ muối trung bình khoảng 35-36%.
+ Ở vùng biển ôn đới, độ muối trung bình khoảng 34-35%.
- Nhiệt độ: do ảnh hưởng của lượng bức xạ Mặt Trời nên nhiệt độ ở từng vùng khác nhau:
+ Ở vùng biển nhiệt đới nhiệt độ trung bình trên nước biển khoảng 24 - 270C.
+ Ở vùng biển ôn đới nhiệt độ trung bình trên nước biển khoảng 16 - 180C.
Trả lời:
- Hiện tượng sóng biển:
+ Biểu hiện: Sóng biển là hình thức dao động của nước biển theo chiều thẳng đứng.
+ Nguyên nhân: được hình thành chủ yếu do tác động của gió. Gió thổi càng mạnh và thời gian càng lâu thì sóng biển càng lớn.
- Hiện tượng thủy triều:
+ Biểu hiện: Thủy triều là hiện tượng dao động thường xuyên, có chu kỳ của các khối nước trong các biển và đại dương.
+ Nguyên nhân: Được hình thành chủ yếu do sức hút của Mặt Trăng và Mặt Trời cùng với lực li tâm của Trái Đất.
Câu hỏi 2 trang 165 Địa Lí 6 – KNTT:
1. Em hãy cho biết thế nào là dòng biển.
Trả lời:
1. Dòng biển là hiện tượng chuyển động của nước biển tạo thành các dòng chảy trong các biển và đại dương. Nước của dòng biển có nhiệt độ khác so với nước xung quanh.
2. Kể tên các dòng biển:
- Trong Thái Bình Dương:
+ Hai dòng biển nóng: A-la-xca, Nam xích đạo.
+ Hai dòng biển lạnh: Pê-ru, Ca-li-phoóc-ni-a.
- Đại Tây Dương:
+ Hai dòng biển nóng: Bra-xin, Guy-a-na.
+ Hai dòng biển lạnh: Ca-na-ri, Ben-ghê-la.
Luyện tập & Vận dụng
Trả lời:
- Sóng: là hình thức dao động tại chỗ của nước biển và đại dương. Nguyên nhân tạo sóng chủ yếu do gió.
- Thủy triều là hiện tượng dao động thường xuyên, có chu kỳ của các khối nước trong các biển và đại dương. Nguyên nhân do sức hút của Mặt Trăng và Mặt Trời.
- Dòng biển là hiện tượng chuyển động của nước biển tạo thành các dòng chảy trong các biển và đại dương. Nguyên nhân do các loại gió thổi thường xuyên ở Trái Đất như gió Tín phong, Tây ôn đới.
Trả lời:
a. Khai thác năng lượng từ sóng biển:
- Sóng biển là nguồn năng lượng sạch để sản xuất điện, giúp tiết kiệm năng lượng.
- Phát triển du lịch, nhiều bãi biển đẹp, trò chơi thú vị.
- Điều hòa khí hậu.
- Đưa chất dinh dưỡng từ sâu dưới đáy đại dương lên mặt nước.
- Giữ vững cân bằng sinh học trong cả đại dương và lục địa.
- Tham gia một phần vào tuần hoàn nước và trao đổi nước giữa các đại dương.
- Một phần nào đó đóng góp vào lịch sử loài người qua các cuộc di dân bằng đường biển (VD như dẫn người ĐNA đến các quần đảo trên Thái Bình Dương).
Sản xuất điện từ sóng biển |
Phát triển du lịch “trò chơi lướt sóng” |
b. Khai thác năng lượng từ thủy triều:
- Thủy triều đóng góp phần lớn làm nên chiến thắng trên sông Bạch Đằng vào năm 938 của Ngô Quyền trước quân Nam Hán và năm 1288 của nhà Trần trước quân Nguyên-Mông.
- Hiện nay, thủy triều còn phục vụ cho công nghiệp (như sản xuất điện), ngư nghiệp, như trong đánh bắt hải sản, và khoa học, như nghiên cứu thủy văn.
Sản xuất muối |
Năm 938, Ngô Quyền đánh thắng quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng. |
Sản xuất điện thủy triều |
Đánh bắt và nuôi trồng thủy sản |
Trả lời:
- Dòng biển có ảnh hưởng đến khí hậu:
+ Dòng biển nóng làm tăng nhiệt độ không khí ở các vùng đất ven bờ, và tạo điều kiện nước biển bốc hơi tạo mây mưa nếu được gió đưa vào bờ.
+ Dòng lạnh làm giảm nhiệt độ ven bờ, hơi nước trong các khối khí qua dòng lạnh bị chặn lại hình thành sương mù ngoài biển, nên khối khí qua dòng lạnh vào bờ thường có tính chất khô hạn hình thành hoang mạc ở các vùng ven bờ.
- Ảnh hưởng tới sự di cư và phân tán của rất nhiều loại sinh vật.
- Có vai trò trong các quá trình địa chất, địa mạo: di chuyển trầm tích biển, tham gia vào quá trình mài mòn và xâm thực bờ biển, tham gia vào quá trình hình thành địa hình đáy biển (trực tiếp cũng như gián tiếp). Vai trò di chuyển vật chất này hiện nay còn thể hiện rõ ở việc di chuyển các loại rác thải, dầu loang.
Xem thêm lời giải bài tập Địa Lí lớp 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống hay, chi tiết khác:
Bài 19: Thủy quyền và vòng tuần hoàn lớn của nước