Phản ứng phân hủy H2O2

Hoạt động trang 93 Hóa học 10: Phản ứng phân hủy H2O2:

H2O2 → H2O +  12O2

Kết quả thí nghiệm đo nồng độ H2O tại các thời điểm khác nhau được trình bày trên Bảng 19.1.

Bảng 19.1. Kết quả thí nghiệm phản ứng phân hủy H2O2

Thời gian phản ứng (h)

0

3

6

9

12

Nồng độ H2O2 (mol/L)

1,000

0,707

0,500

0,354

0,250

Biến thiên nồng độ trong khoảng thời gian từ 0 giờ đến 3 giờ là:

0,707 – 1,000 = – 293 (mol/L)

(Dấu "–" thể hiện rằng nồng độ H2O2 giảm dần khi phản ứng xảy ra.)

Tốc độ phản ứng trong khoảng thời gian từ 0 giờ đến 3 giờ được tính như sau:

Vtb=CH2O2(3h)CH2O2(0h)30=0,7071,0003=0,098 (mol/ (L.h))

(Đặt dấu "–" trước biểu thức để tốc độ phản ứng có giá trị dương.)

Trả lời câu hỏi:

1. Hãy tính tốc độ phản ứng theo nồng độ H2O2 trong các khoảng thời gian từ:

a) 3 giờ đến 6 giờ;                         

b) 6 giờ đến 9 giờ      

c) 9 giờ đến 12 giờ.

2. Nhận xét về sự thay đổi tốc độ phản ứng theo thời gian.

Trả lời

1.

a) Tốc độ phản ứng trong khoảng thời gian từ 3 giờ đến 6 giờ là:

Vtb=CH2O2(6h)CH2O2(3h)63=0,5000,7073=0,069 (mol/ (L.h))

b) Tốc độ phản ứng trong khoảng thời gian từ 6 giờ đến 9 giờ là:

Vtb=CH2O2(9h)CH2O2(6h)96=0,3540,5003=0,049 (mol/ (L.h))

c) Tốc độ phản ứng trong khoảng thời gian từ 9 giờ đến 12 giờ là:

Vtb=CH2O2(12h)CH2O2(9h)129=0,2500,3543=0,035 (mol/ (L.h))

2. Nhận xét: Tốc độ phản ứng giảm dần theo thời gian.

Xem thêm lời giải bài tập Hóa học lớp 10 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Bài 17: Biến thiên enthalpy trong các phản ứng hóa học

Bài 18: Ôn tập chương 5

Bài 19: Tốc độ phản ứng

Bài 20: Ôn tập chương 6

Bài 21: Nhóm halogen

Bài 22: Hydrogen halide. Muối halide

Câu hỏi cùng chủ đề

Xem tất cả