Lấy ví dụ minh họa các bước trong tiến trình tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ vật lí
Luyện tập 2 trang 9 Vật Lí 10: Lấy ví dụ minh họa các bước trong tiến trình tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ vật lí
Luyện tập 2 trang 9 Vật Lí 10: Lấy ví dụ minh họa các bước trong tiến trình tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ vật lí
- Bước 1: Quan sát, suy luận
Từ quan sát thu được: Ở cùng một độ cao một hòn đá sẽ rơi nhanh xuống đất hơn một chiếc lá.
Bước 2: Đề xuất vấn đề
Câu hỏi đặt ra từ việc quan sát trên: Nguyên nhân gây ra hiện tượng trên có phải là do trọng lực mà Trái Đất tác dụng lên hòn đá lớn hơn trọng lực mà Trái Đất tác dụng lên chiếc lá.
- Bước 3: Hình thành giả thuyết
Giả thuyết đưa ra: Các vật có hình dạng khác nhau rơi trong không khí sẽ chịu độ lớn của lực cản không khí khác nhau. Nếu loại bỏ được lực cản đó, thì chúng sẽ rơi nhanh như nhau.
- Bước 4: Kiểm tra giả thuyết
Các nhà khoa học đã kiểm tra giả thuyết bằng việc thực hiện các thí nghiệm.
+ Nhà Vật lí người Anh Newton làm thí nghiệm với một ống thủy tinh kín trong có chứa một hòn bi chì và một cái lông chim như sau: Cho hai vật nói trên rơi ở trong ống còn đầy không khí thì hòn bi chì rơi nhanh hơn cái lông chim. Hút hết không khí ở trong ống ra, rồi cho hai vật nói trên rơi ở trong ống thì thấy chúng rơi nhanh như nhau.
+ Nhà Vật lí người I-ta-li-a Galilei đã làm thí nghiệm sau: Ông thả những quả tạ nặng khác nhau rơi đồng thời từ tầng cao của tòa tháp nghiêng Pi-da và nhận thấy chúng rơi đến mặt đất gần như cùng một lúc. (có thể bỏ qua sức cản của không khí trong trường hợp này vì trọng lượng của các quả tạ nặng rất lớn so với sức cản của không khí tác dụng lên chúng).
- Bước 5: Rút ra kết luận
Kết luận: Nếu loại bỏ được ảnh hưởng của không khí thì mọi vật sẽ rơi nhanh như nhau.
Xem thêm lời giải bài tập SGK Vật lí lớp 10 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Bài mở đầu : Giới thiệu mục đích học tập môn Vật lí
Bài 1: Tốc độ độ dịch chuyển và vận tốc
Bài 2: Đồ thị độ dịch chuyển theo thời gian. Độ dịch chuyển tổng hợp và vận tốc tổng hợp