Kẻ bảng dưới đây vào vở, thống kê số lượt lời của các nhân vật và điền số liệu phù hợp vào bảng (trong văn bản truyện, mỗi lượt lời của nhân vật đánh dấu bằng một dấu gạch đầu dòng): Phần vă
10
19/10/2024
Kẻ bảng dưới đây vào vở, thống kê số lượt lời của các nhân vật và điền số liệu phù hợp vào bảng (trong văn bản truyện, mỗi lượt lời của nhân vật đánh dấu bằng một dấu gạch đầu dòng):
Phần văn bản
|
Ranh giới
|
Số lượt lời
của các nhân vật
|
Phần I
|
Từ đầu đến “... nhất là quê hương thứ hai của tôi lại không được huy hoàng rực rỡ!”
|
|
Phần II
|
Từ “Một năm trôi qua... đến hết văn bản
|
|
Từ số liệu trong bảng thống kê trên, cho biết vì sao có sự khác biệt về tỉ trọng giữa lời của người kể chuyện và lời của nhân vật trong văn bản trên và điều đó có tác dụng gì.
Trả lời
Phần văn bản
|
Ranh giới
|
Số lượt lời
của các nhân vật
|
Phần I
|
Từ đầu đến “... nhất là quê hương thứ hai của tôi lại không được huy hoàng rực rỡ!”
|
4
|
Phần II
|
Từ “Một năm trôi qua... đến hết văn bản
|
14
|
* Nhận xét: Số liệu từ bảng trên cho thấy, tuy Phần I và Phần II có độ dài tương đương, nhưng có sự khác biệt rất đáng lưu ý:
- Ở Phần I, tổng số lượt lời của các nhân vật là 4 lượt (còn lại là lời của người kể chuyện).
- Ở Phần II, số lượt lời của nhân vật tăng lên rất cao (nhiều gấp 3,5 lần so với Phần I), còn lời của người kể chuyện giảm xuống đáng kể.
* Tác dụng:
- Tác dụng của việc chủ yếu sử dụng lời của người kể chuyện, kết hợp sử dụng lời của nhân vật một thưa thớt, chọn lọc là: Giúp cho văn bản tập trung vào việc khắc hoạ bối cảnh, các mối quan hệ, nhân vật, thuật lại hàng loạt sự việc buồn, vui tiếp nối; đồng thời, bộc lộ những tâm tình, suy tư, hồn nhiên của người kể chuyện là cậu bé xưng “tôi", ...
- Tác dụng của việc tăng cường và sử dụng khá dày đặc lời thoại của nhân vật là làm nổi bật cuộc gặp gỡ, trò chuyện của “tôi” và em Dìn.