Gieo ngẫu nhiên xúc xắc một lần. Tính xác suất của mỗi biến cố sau: a) “Mặt xuất hiện của xúc xắc có số chấm là số lẻ và chia hết
320
30/12/2023
Bài 22 trang 24 SBT Toán 7 Tập 2:
Gieo ngẫu nhiên xúc xắc một lần. Tính xác suất của mỗi biến cố sau:
a) “Mặt xuất hiện của xúc xắc có số chấm là số lẻ và chia hết cho 3”;
b) “Mặt xuất hiện của xúc xắc có số chấm là số chia 5 dư 2”.
Trả lời
Tập hợp các kết quả có thể xảy ra đối với mặt xuất hiện của xúc xắc là:
A = {mặt 1 chấm; mặt 2 chấm; mặt 3 chấm; mặt 4 chấm; mặt 5 chấm; mặt 6 chấm}.
Số phần tử của tập hợp A là 6.
a) Trong các số 1, 2, 3, 4, 5, 6, có một số là số lẻ và chia hết cho 3 là: 3.
Vậy có một kết quả thuận lợi cho biến cố “Mặt xuất hiện của xúc xắc có số chấm là số lẻ và chia hết cho 3” là: mặt 3 chấm (lấy ra từ tập hợp A = {mặt 1 chấm; mặt 2 chấm; mặt 3 chấm; mặt 4 chấm; mặt 5 chấm; mặt 6 chấm}).
Do đó, xác xuất của biến cố “Mặt xuất hiện của xúc xắc có số chấm là số lẻ và chia hết cho 3” là .
b) Trong các số 1, 2, 3, 4, 5, 6, có một số là số chia 5 dư 2 là: 2.
Vậy có một kết quả thuận lợi cho biến cố “Mặt xuất hiện của xúc xắc có số chấm là số chia 5 dư 2” là: mặt 2 chấm (lấy ra từ tập hợp A = {mặt 1 chấm; mặt 2 chấm; mặt 3 chấm; mặt 4 chấm; mặt 5 chấm; mặt 6 chấm}).
Do đó, xác xuất của biến cố “Mặt xuất hiện của xúc xắc có số chấm là số chia 5 dư 2” là
Xem thêm lời giải bài tập Toán lớp 7 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Bài 4: Biểu đồ quạt tròn
Bài 5: Biến cố trong một số trò chơi đơn giản
Bài 6: Xác suất của biến cố ngẫu nhiên trong một số trò chơi đơn giản
Bài tập cuối chương 5
Bài 1. Biểu thức số. Biểu thức đại số
Bài 2. Đa thức một biến. Nghiệm của đa thức một biến