Viết ngẫu nhiên một số tự nhiên có hai chữ số lớn hơn 40. Tìm số phần tử của tập hợp M gồm các kết quả có thể xảy ra đối với số tự nhiên được viế
164
30/12/2023
Bài 25 trang 24 SBT Toán 7 Tập 2:
Viết ngẫu nhiên một số tự nhiên có hai chữ số lớn hơn 40. Tìm số phần tử của tập hợp M gồm các kết quả có thể xảy ra đối với số tự nhiên được viết ra. Sau đó, hãy tính xác suất của mỗi biến cố sau:
a) “Số tự nhiên được viết ra là bội của 9”;
b) “Số tự nhiên được viết ra là ước chung của 200 và 300”;
c) “Số tự nhiên được viết ra có tổng các chữ số hàng chục và hàng đơn vị bằng 9”;
d) “Số tự nhiên được viết ra là tổng của hai số tự nhiên liên tiếp”.
Trả lời
Tập hợp M gồm các kết quả có thể xảy ra đối với số tự nhiên có hai chữ số lớn hơn 40 được viết ra là: M = {41, 42, 43,..., 98, 99}.
Số các phần tử của tập hợp M là 99 – 41 + 1 = 59.
a) Trong các số 41, 42, 43,..., 98, 99, có 7 số là bội của 9 là: 45, 54, 63, 72, 81, 90, 99.
Vậy có 7 kết quả thuận lợi cho biến cố “Số tự nhiên được viết ra là bội của 9” là: 45, 54, 63, 72, 81, 90, 99 (lấy ra từ tập hợp M = {41, 42, 43,..., 98, 99}).
Do đó, xác xuất của biến cố “Số tự nhiên được viết ra là bội của 9” là:
b) Trong các số 41, 42, 43,..., 98, 99, có một số là ước chung của 200 và 300 là: 50.
Vậy có một kết quả thuận lợi cho biến cố “Số tự nhiên được viết ra là ước chung của 200 và 300” là: 50 (lấy ra từ tập hợp M = {41, 42, 43,..., 98, 99}).
Do đó, xác xuất của biến cố “Số tự nhiên được viết ra là ước chung của 200 và 300” là: .
c) Trong các số 41, 42, 43,..., 98, 99, có 6 số có tổng các chữ số hàng chục và hàng đơn vị bằng 9: 45, 54, 63, 72, 81, 90.
Vậy có 6 kết quả thuận lợi cho biến cố “Số tự nhiên được viết ra có tổng các chữ số hàng chục và hàng đơn vị bằng 9” là: 45, 54, 63, 72, 81, 90 (lấy ra từ tập hợp M = {41, 42, 43,..., 98, 99}).
Do đó, xác xuất của biến cố “Số tự nhiên được viết ra có tổng các chữ số hàng chục và hàng đơn vị bằng 9” là: .
d) Ta có: 20 + 21 = 41; 21 + 22 = 43; 22 + 23 = 45; …; 44 + 45 = 99.
Do đó, các kết quả thuận lợi cho biến cố “Số tự nhiên được viết ra là tổng của hai số tự nhiên liên tiếp” là: 41; 43; 45; …; 99.
Số các kết quả thuận lợi của biến cố đó là:
(99 – 41) : 2 + 1 = 30 (kết quả).
Vì thế xác suất của biến cố đó là: .
Xem thêm lời giải bài tập Toán lớp 7 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Bài 4: Biểu đồ quạt tròn
Bài 5: Biến cố trong một số trò chơi đơn giản
Bài 6: Xác suất của biến cố ngẫu nhiên trong một số trò chơi đơn giản
Bài tập cuối chương 5
Bài 1. Biểu thức số. Biểu thức đại số
Bài 2. Đa thức một biến. Nghiệm của đa thức một biến