Hydrogen sulfide (H2S) là một chất khí không màu, mùi trứng thối, độc. Theo tài liệu của Cơ quan Quản lí an toàn và sức khỏe nghề nghiệp Hoa Kì
134
30/01/2024
Bài 10.18 trang 36 SBT Hóa học 10: Hydrogen sulfide (H2S) là một chất khí không màu, mùi trứng thối, độc. Theo tài liệu của Cơ quan Quản lí an toàn và sức khỏe nghề nghiệp Hoa Kì, nồng độ H2S khoảng 100 ppm gây kích thích màng phổi. Nồng độ khoảng 400 – 700 ppm, H2S gây nguy hiểm đến tính mạng chỉ trong 30 phút. Nồng độ trên 800 ppm gây mất ý thức và nguy cơ làm tử vong ngay lập tức.
a. Viết công thức Lewis và công thức cấu tạo của H2S.
b. Em hiểu thế nào về nồng độ ppm của H2S trong không khí?
c. Một gian phòng trống (25oC; 1 bar) có kích thước 3m × 4m × 6m bị nhiễm 10 gam khí H2S. Tính nồng độ ppm của H2S trong gian phòng trên. Đánh giá mức độ độc hại của H2S trong trường hợp này. Cho biết 1 mol khí ở 25oC và 1 bar có thể tích 24,79 L.
Trả lời
a) Công thức Lewis và công thức cấu tạo của H2S:
b) Nồng độ ppm (parts per million – thành phần phần triệu) của H2S trong không khí là số lít khí H2S có trong 1 000 000 L không khí.
Ví dụ nếu trong 1000 lít không khí có lẫn 0,1 lít H2S thì trong 1000000 lít không khí có:
lít H2S.
Ta nói nồng độ ppm của H2S trong không khí là 100 ppm.
c) Thể tích không khí = thể tích gian phòng = 3 . 4 . 6 = 72 m3.
Thể tích của 10 gam H2S =
Trong 72 m3 không khí tức 72 000 lít không khí có 7,3 lít H2S nên trong 1000000 lít không khí có lít H2S.
Vậy nồng độ H2S trong gian phòng là 101,38 ppm nên gây kích thích màng phổi.
Xem thêm các bài giải sách bài tập Vật Lí lớp 10 sách Kết nối tri thức với cuộc sống hay, chi tiết khác
Bài 8: Quy tắc octet
Bài 9: Liên kết ion
Bài 10: Liên kết cộng hóa trị
Bài 11: Liên kết hydrogen và tương tác van der waals
Ôn tập chương 3
Bài 12: Phản ứng oxi hóa – khử và ứng dụng trong cuộc sống