Em hãy chia sẻ hiểu biết của bản thân về quyền khiếu nại, quyền tố cáo của công dân
Mở đầu trang 94 KTPL 11: Em hãy chia sẻ hiểu biết của bản thân về quyền khiếu nại, quyền tố cáo của công dân.
Mở đầu trang 94 KTPL 11: Em hãy chia sẻ hiểu biết của bản thân về quyền khiếu nại, quyền tố cáo của công dân.
- Quyền của công dân về khiếu nại bao gồm:
+ Tự mình khiếu nại hoặc uỷ quyền cho người khác thực hiện quyền khiếu nại;
+ Tham gia đối thoại hoặc uỷ quyền cho người đại diện hợp pháp tham gia đối thoại;
+ Được quyền nhận các thông tin liên quan đến quá trình giải quyết khiếu nại trừ những nội dung thuộc bí mật nhà nước;
+ Được yêu cầu người giải quyết khiếu nại áp dụng các biện pháp khẩn cấp để ngăn chặn hậu quả có thể xảy ra do việc thi hành quyết định hành chính bị khiếu nại;
+ Đưa ra chứng cứ về việc khiếu nại và giải trình ý kiến của mình về chứng cứ đó;
+ Nhận văn bản trả lời về việc thụ lí giải quyết khiếu nại, nhận quyết định giải quyết khiếu nại;
+ Được khôi phục quyền, lợi ích hợp pháp đã bị xâm phạm, được bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật,
+ Khiếu nại lần hai hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại Toà án theo quy định của Luật Tố tụng Hành chính;
+ Rút khiếu nại.
- Công dân thực hiện tố cáo có quyền sau:
+ Được bảo đảm bí mật họ tên, địa chỉ, bút tích và thông tin cá nhân khác.
+ Được thông báo về việc thụ lí hoặc không thụ lí tố cáo, chuyển tố cáo đến cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết, gia hạn giải quyết tố cáo, đình chỉ, tạm đình chỉ việc giải quyết tố cáo, tiếp tục giải quyết tố cáo, kết luận nội dung tố cáo.
+ Tố cáo tiếp khi có căn cứ cho rằng việc giải quyết tố cáo của cơ quan, to chức, cá nhân có thẩm quyền không đúng pháp luật hoặc quá thời hạn quy định mà tố cáo chưa được giải quyết;
+ Rút tố cáo.
+ Đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền áp dụng các biện pháp bảo vệ người tố cáo, được khen thưởng, bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.
Xem thêm các bài giải SGK Giáo dục Kinh tế và Pháp luật lớp 11 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác: