Giải SGK Kinh tế Pháp luật 11 (Kết nối tri thức) Bài 14: Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân về bầu cử và ứng cử

1900.edu.vn xin giới thiệu giải bài tập Giáo dục Kinh tế và Pháp luật lớp 11 Bài 14: Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân về bầu cử và ứng cử sách Kết nối tri thức hay nhất, ngắn gọn giúp học sinh dễ dàng làm bài tập KTPL 11 Bài 14. Mời các bạn đón xem:

Giải Kinh tế Pháp luật 11 Bài 14: Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân về bầu cử và ứng cử

Mở đầu trang 87 KTPL 11: Em hãy quan sát hình ảnh dưới đây và cho biết vì sao nói ngày bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp là ngày hội toàn dân?

Em hãy quan sát hình ảnh dưới đây và cho biết vì sao nói ngày bầu cử

Lời giải:

(*) Tham khảo: ngày bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp là ngày hội toàn dân, vì:

+ Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp là bầu ra người đại diện, thay mặt toàn thể Nhân dân xây dựng Hiến pháp, Pháp luật, giám sát các cơ quan chính quyền và quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước và của các địa phương sao cho phù hợp nhất với tâm tư, nguyện vọng của Nhân dân, để bộ máy Nhà nước thực sự là của Nhân dân, do Nhân dân và vì Nhân dân.Bầu chọn đúng người có tâm, có đức với Tổ quốc, với Nhân dân thì đất nước phồn vinh, Nhân dân ấm no, hạnh phúc, mỗi nhà, mỗi người đều được an khang, thịnh vượng.

Mỗi cử tri đi bỏ phiếu, không chỉ là bầu chọn người đại diện cho chính mình mà còn là chọn người đại diện cho Nhân dân cả nước (nếu là bầu Đại biểu Quốc hội), bầu người đại diện cho nhân dân cả tỉnh, thành phố, địa phương của mình (nếu là bầu cử Đại biểu HĐND các cấp).

Quyết định bầu chọn của mỗi cử tri là quyết định tương lai, vận mệnh của đất nước và của chính gia đình mình, cá nhân mình. Không ai có thể thay và không ai có quyền thay công dân để thực hiện việc bầu chọn đó.

1. Một số quy định cơ bản của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân về bầu cử và ứng cử

Câu hỏi 1 trang 88 KTPL 11: Em hãy cho biết, các chủ thể trong trường hợp 3 và 4 đã thực hiện quyền bầu cử như thế nào?

Lời giải:

- Trong trường hợp 3, anh A đã thực hiện tốt quyền của công dân về bầu cử qua việc tìm hiểu và nghiên cứu thông tin về các ứng viên để lựa chọn bỏ phiếu cho người phù hợp, đủ năng lực và điều kiện để hoàn thành tốt nhiệm vụ, quyền hạn của đại biểu Hội đồng

nhân dân.

- Trong thông tin 4, các hội viên Chi hội Phụ nữ ở huyện Phú Xuyên (Hà Nội) đã thực hiện quyền của công dân về bầu cử bằng việc tham dự Hội nghị tuyên truyền phổ biến Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân do Hội Liên hiệp Phụ nữ thành phố Hà Nội phối hợp với Sở Tư pháp thành phố Hà Nội tổ chức; tiếp cận với một số nội dung cơ bản của Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân năm 2015 như: nguyên tắc bầu cử, tiêu chuẩn đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân; quyền và nghĩa vụ của cử tri trong bầu cử; các quy định về trình tự bầu cử và thể thức bầu cử;... Hội Liên hiệp Phụ nữ thành phố Hà Nội và Sở Tư pháp thành phố Hà Nội đã thực hiện tốt việc tạo điều kiện để công dân thực hiện quyền bầu cử.

Câu hỏi 2 trang 88 KTPL 11: Theo em, công dân có những quyền gì về bầu cử? Nêu ví dụ minh hoạ về việc thực hiện tốt những quyền đó trong cuộc sống.

Lời giải:

- Công dân có các quyền về bầu cử như: tiếp cận các thông tin về bầu cử theo quy định của pháp luật; tổ cáo các hành vi vi phạm pháp luật về bầu cử; khiếu nại, khởi kiện những hành vi sai sót về bầu cử gây ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của bản thân; tham gia hội, họp, tự do ngôn luận, báo chí về bầu cử theo quy định của pháp luật;...

- Ví dụ: Người dân tham gia các hội nghị, các cuộc họp tuyên truyền phổ biến về bầu cử; người dân viết bài chia sẻ cảm nghĩ tích cực của bản thân về bầu cử...

Câu hỏi 1 trang 89 KTPL 11: Em hãy cho biết, các chủ thể trong trường hợp 2 và 3 đã thực hiện quyền của công dân về ứng cử như thế nào?

Lời giải:

- Trong trường hợp 2, chị M đã thực hiện quyền của công dân về ứng cử bằng việc chủ động tìm hiểu các quy định của pháp luật về hồ sơ, thủ tục tham gia ứng cử và một số quy định có liên quan, đồng thời chia sẻ dự định đối với gia đình, bạn bè, đồng nghiệp và bày tỏ mong muốn mọi người tạo điều kiện, hỗ trợ mình đạt được kết quả tốt trong cuộc bầu cử sắp tới.

- Trong thông tin 3, các ứng cử viên đại biểu Quốc hội khoá XV, đơn vị bầu cử số 4, thành phố Hà Nội đã thực hiện quyền của công dân về ứng cử bằng việc tham dự Hội nghị tiếp xúc với cử tri các quận Hoàng Mai, huyện Gia Lâm; trình bày chương trình hành động của mình và tiến hành vận động bầu cử theo luật định.

Câu hỏi 2 trang 89 KTPL 11: Theo em, công dân có những quyền gì về ứng cử? Hãy nêu ví dụ về việc thực hiện tốt quyền của công dân về ứng cử.

Lời giải:

- Công dân có các quyền về ứng cử như: bình đẳng giới về ứng cử; tự do ngôn luận, báo chí, tiếp cận thông tin về ứng cử theo quy định của pháp luật; tố cáo về người ứng cử; khiếu nại, tố cáo, kiến nghị về những sai sót trong việc lập danh sách những người ứng cử; giám sát việc thực hiện pháp luật về bầu cử...

- Ví dụ: Công dân nam, nữ đủ điều kiện theo quy định của pháp luật đều có quyền tham gia ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp; công dân gửi đơn khiếu nại khi phát hiện danh sách người ứng cử sai sót;...

Câu hỏi 1 trang 90 KTPL 11: Trong trường hợp 3 và 4, các chủ thể đã thực hiện nghĩa vụ của công dân về bầu cử và ứng cử như thế nào?

Lời giải:

- Trường hợp 3, hai vợ chồng con trai bà Q đã thực hiện nghĩa vụ của công dân về bầu cử bằng việc sắp xếp công việc để có thể trực tiếp đi bỏ phiếu bầu cử theo đúng quy định của pháp luật.

- Trường hợp 4, anh K đã thực hiện nghĩa vụ của công dân về ứng củ bằng việc thực hiện các hoạt động vận động bầu cử một cách dân chủ, công khai, bình đẳng, đúng pháp luật, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội.

Câu hỏi 2 trang 90 KTPL 11: Theo em, công dân có nghĩa vụ gì về bầu cử và ứng cử? Nêu ví dụ minh hoạ về việc thực hiện tốt nghĩa vụ đó.

Lời giải:

- Công dân có các nghĩa vụ về bầu cử, ứng cử như: tuân thủ các quy định của Hiến pháp và pháp luật về bầu cử và ứng cử; tôn trọng quyền của người khác về bầu cử và ứng cử; không lợi dụng quyền bầu cử, ứng cử để xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác; tham gia bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội và chấp hành những quy tắc sinh hoạt công cộng

- Ví dụ: Khi tham gia bỏ phiếu bầu cử, công dân không được gây rối trật tự công cộng, không được phép ngăn cản người khác bỏ phiếu...; khi thực hiện quyền ứng cử, công dân không được sử dụng thủ đoạn xấu để làm giảm uy tín của những ứng viên khác...

2. Hậu quả của hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân về bầu cử và ứng cử

Câu hỏi 1 trang 91 KTPL 11: Các thông tin, trường hợp trên đề cập đến những hậu quả gì của hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân về bầu cử và ứng cử?u

Lời giải:

- Thông tin 1, 2 đề cập đến hậu quả pháp lí của các hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ bầu cử và ứng cử của công dân. Cụ thể, các hành vi như: dùng thủ đoạn lừa gạt, mua chuộc hoặc cưỡng ép làm trở ngại việc bầu cử, ứng cử của công dân; vi phạm các quy định về vận động bầu cử; giả mạo giấy tờ, gian lận phiếu bầu hoặc dùng thủ đoạn khác để làm sai lệch kết quả bầu cử hoặc vi phạm các quy định khác của pháp luật về bầu cử thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lí kỉ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

- Trường hợp 3, hành vi gian lận của ông T đã khiến ông bị kỉ luật, buộc thôi việc và khởi tố theo quy định của pháp luật. Đồng thời, hành vi đó cũng làm sai lệch kết quả bầu cử, khiến địa phương phải tổ chức lại hoạt động bầu cử gây lãng phí ngân sách nhà nước, gây khó khăn cho nhiều cử tri trong việc sắp xếp thời gian, công việc để thực hiện quyền công dân của mình.

Câu hỏi 2 trang 91 KTPL 11: Ngoài những hậu quả trên, hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân về bầu cử, ứng cử còn có thể dẫn đến những hậu quả nào khác? Giải thích và nêu ví dụ minh hoạ.

Lời giải:

- Hành vi vi phạm quyền bầu cử và ứng cử của công dân gây ra những hậu quả tiêu cực khác như: ảnh hưởng đến tính tôn nghiêm của pháp luật và trật tự quản lí nhà nước; gây mất an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội; hoãn ngày bầu cử; xâm phạm quyền bầu cử, ứng cử của công dân, cá biệt làm ảnh hưởng đến sức khoẻ, tính mạng, danh dự, uy tín, kinh tế, công việc của công dân;...

- Ví dụ: Hành vi tung tin đồn vu khống sai sự thật về người ứng cử sẽ khiến người ứng cử bị hiểu nhầm, uy tín, danh dự sụt giảm, mất lòng tin của cử tri; Hành vi dùng tiền bạc để mua chuộc cử tri sẽ khiến người thực hiện hành vi bị xử phạt theo quy định của pháp luật...

Câu hỏi 3 trang 91 KTPL 11: Em hãy chia sẻ về một trường hợp vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân về bầu cử hoặc ứng cử mà em biết và rút ra bài học cho bản thân.

Lời giải:

- Trường hợp: Ông B là thành viên tổ bầu cử đại biểu HĐND cấp xã. Khi thấy chị H và các nhân viên của mình viết phiếu bầu, ông B đã đề nghị chị H và các nhân viên bầu cho anh T là cháu trai của mình.

- Bài học: Nghiêm túc thực hiện quyền và nghĩa vụ của công dân về bầu cử và ứng cử

Luyện tập

Luyện tập 1 trang 92 KTPL 11: Em hãy cho biết các ý kiến sau đúng hay sai? Vì sao?

a. Tất cả người dân từ đủ 18 tuổi trở lên đang sống trên lãnh thổ Việt Nam đều có quyền bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp. 

b. Công dân thực hiện tốt quyền bầu cử là gián 7 bầu cử là gián tiếp xã hội. KE tiếp tham gia quản lí nhà nước và tham gi

c. Học sinh chưa đủ 18 tuổi không có trách nhiệm trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của công dân về bầu cử, ứng cử.

d. Thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ của công dân về bầu cử và ứng cử là góp phần xây dựng, phát triển bộ máy nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong sạch, vững mạnh.

Lời giải:

- Ý kiến a.  Sai, vì chỉ có những công dân Việt Nam đáp ứng đủ điều kiện về độ tuổi, năng lực dân sự, phẩm chất đạo đức, năng lực pháp lí,... theo quy định của pháp luật mới có quyền bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp. Công dân các nước khác đang sống trên lãnh thổ Việt Nam không được thực hiện quyền này.

- Ý kiến b. Đúng, vì thông qua bầu cử, công dân trực tiếp bỏ phiếu bầu người đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của mình, thay mặt mình thực hiện quyền lực nhà nước, góp phần thiết lập bộ máy nhà nước để tiến hành các hoạt động quản lí xã hội.

- Ý kiến c. Sai, vì HS chưa đủ 18 tuổi vẫn phải có trách nhiệm thực hiện các quyền và nghĩa vụ của công dân về bầu củ, ứng cử như: được tiếp cận thông tin về bầu cử, ứng cử theo quy định; tuân thủ quy định Hiến pháp và pháp luật về bầu cử, ứng cử,...

- Ý kiến d. Đúng, vì thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ của công dân về bầu cử, úng củ sẽ lựa chọn được những đại biểu có năng lực, có phẩm chất đạo đức vào các cơ quan quyền lực của Nhà nước (Quốc hội, Hội đồng nhân dân); ngăn chặn, hạn chế các hành vi tiêu cực; loại bỏ những ứng viên không xứng đáng, góp phần xây dựng, phát triển bộ máy nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong sạch, vững mạnh.

Luyện tập 2 trang 92 KTPL 11: Các chủ thể dưới đây thực hiện đúng hay vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân bầu cử và ứng cử? Vì sao?

a. Anh A tự ý viết và bỏ phiếu bầu cử thay cho người thân bị bệnh nặng.

b. Chị X đăng thông tin sai sự thật về ứng viên ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân xã lên mạng xã hội.

c. Chú M chủ động liên hệ cán bộ Tổ bầu cử nhờ hướng dẫn, giải đáp những thông tin về bầu cử chưa nắm rõ.

d. Ông P yêu cầu người thân không bỏ phiếu bầu cử cho người có mâu thuẫn với mình.

e. Bà Q vận động mọi người bỏ phiếu bầu cho chồng mình và hứa sẽ tặng quà cảm ơn.

Lời giải:

- Trường hợp a. Anh A đã vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân về bầu cử. Việc tự ý viết và bỏ phiếu thay cho người khác là vi phạm quy định của pháp luật về nguyên tắc bỏ phiếu bầu cử, khiến người khác mất cơ hội thực hiện quyền của mình.

- Trường hợp b. Chị X đã vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân về bầu cử, ứng cử. Hành vi của chị X đã vi phạm quy định của pháp luật, xâm phạm quyền công dân, có thể gây ảnh hưởng xấu đến danh dự, uy tín, công việc của người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân xã.

- Trường hợp c. Chú M đã thực hiện đúng quyền và nghĩa vụ của công dân về bầu cử. Hành vi của chú M đã thực hiện quyền tiếp cận thông tin về bầu cử, ứng cử của công dân. Hành vi này giúp chú hiểu rõ hơn những quy định về bầu cử và có thể thực hiện tốt quyền bầu cử của mình.

- Trường hợp d. Ông P đã vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân về bầu cử. Hành vi của ông P đã xâm phạm đến quyền bầu cử của người khác, vi phạm quy định của pháp luật. Hành vi này có thể khiến người thân ông P không được tự do lựa chọn bỏ phiếu cho người xứng đáng. gây ảnh hưởng đến kết quả bầu cử.

- Trường hợp e. Bà Q đã vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân về bầu cử. Hành vi của bà Q là mua chuộc củ tri, gây ảnh hưởng tiêu cực đến kết quả bầu cử, vi phạm quy định của pháp luật.

Luyện tập 3 trang 93 KTPL 11: Em hãy xử lí tình huống sau:

Tình huống. Ngày bầu cử đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp trùng với ngày cưới của chị gái M nên một số thành viên trong nhà dự định sẽ không đi bỏ phiếu, dành thời gian tập trung lo công việc gia đình. Anh họ của M còn nói rằng bầu cử là việc chung của cả nước, thiếu một vài lá phiếu cũng không ảnh hưởng gì nhiều, mọi người không đi bỏ phiếu cũng không ai biết.

Nếu là M, trong tình huống này, em sẽ làm gì để mọi người trong gia đình thực hiện đúng quyền và nghĩa vụ của công dân về bầu cử, ứng cử? 

Lời giải:

- Nếu là M, em sẽ: 

+ Nhẹ nhàng bày tỏ thái độ không đồng tình với ý kiến của anh họ, giải thích cho các thành viên trong gia đình hiểu bầu cử là quyền của mỗi công dân, việc thực hiện quyền này thể hiện trách nhiệm của mỗi công dân đối với đất nước và là hình thức để công dân tham gia vào việc quản lí nhà nước và xã hội. Nếu mọi người không đi bỏ phiếu thì sẽ đánh mất cơ hội tự lựa chọn đại biểu xứng đáng để tham gia vào các cơ quan quyền lực của Nhà nước. 

+ Động viên, khuyến khích mọi người sắp xếp thời gian để đi bỏ phiếu, thực hiện tốt quyền công dân của mình.

Luyện tập 4 trang 93 KTPL 11: Em hãy tư vấn để giúp các chủ thể dưới đây thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ bầu cử

a. Gần đến ngày bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp, anh K cảm thấy rất lo lắng. Anh không biết chữ nên không biết phải làm sao để có thể tham gia bỏ phiếu bầu cử như mọi người.

b. Chị P (20 tuổi) không may bị khuyết tật vận động bẩm sinh nên luôn phải nhờ người thân giúp đỡ trong sinh hoạt hằng ngày. Gần đây, chị P nghe nhiều người bàn luận về việc tham gia bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kì mới nên rất băn khoăn. Chị không biết mình có được tham gia bỏ phiếu hay không và nếu được tham gia thì phải làm  để thực hiện đúng quy định của pháp luật.

c. Ngày mai sẽ diễn ra cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhưng cụ X (hơn 90 tuổi) cảm thấy không vui. Cụ sợ mình già yếu, đi lại không thuận tiện nên không thể tham gia bỏ phiếu bầu như mọi người.

Lời giải:

- Trường hợp a. Em tư vấn cho anh K hiểu rằng anh có thể nhờ người khác đọc thông tin người ứng cử để tự lựa chọn ứng cử viên phù hợp, sau đó nhờ người viết phiếu bầu hộ theo sự lựa chọn của mình rồi tự mình bỏ phiếu bầu vào hòm phiếu.

- Trường hợp b. Em tư vấn cho chị P hiểu rằng theo quy định của pháp luật chị có quyền tham gia bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp. Chị có thể nhờ người thân hỗ trợ di chuyển đến địa điểm bầu cử, viết phiếu bầu cử, bỏ phiếu hộ nếu không thể tự thực hiện. Hoặc trong trường hợp chị không thể di chuyển đến nơi bỏ phiếu được thì Tổ Bầu cử sẽ mang hòm phiếu phụ và phiếu bầu cử đến nơi ở của chị để chị nhận phiếu bầu và thực hiện bầu cử theo đúng quy định của pháp luật.

- Trường hợp c. Em tư vấn cho cụ X hiểu rằng pháp luật có quy định trong trường hợp cử tri già yếu không thể di chuyển đến nơi bỏ phiếu được thì Tổ Bầu cử sẽ mang hòm phiếu phụ và phiếu bầu cử đến nơi ở của người đó để họ thực hiện bầu cử theo đúng quy định. Do đó, mặc dù không thể đi tới địa điểm bầu cử nhưng cụ vẫn sẽ được hỗ trợ để thực hiện tốt quyền công dân của mình.

Luyện tập 5 trang 93 KTPL 11: Hãy kể những việc em cùng người thân đã làm để thực hiện tốt các quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân về bầu cử, ứng cử.

Lời giải:

(*) Tham khảo: Một số việc làm của em và người thân thực hiện đúng quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân về bầu cử, ứng cử:

- Tìm hiểu kĩ thông tin về ứng viên trước khi bỏ phiếu bầu cử đại biểu HĐND hoặc đại biểu Quốc hội.

- Tham gia bầu cử hoặc ứng cử đại biểu Quốc hội hoặc đại biểu HĐND khi đủ tuổi theo quy định của pháp luật.

- Nghiêm túc thực hiện các quy định của pháp luật về bầu cử và ứng cử.

- Phê phán các hành vi vi phạm pháp luật về bầu cử và ứng cử.

Vận dụng

Vận dụng trang 93 KTPL 11: Em hãy thiết kế một sản phẩm truyền thông (tranh vẽ, khẩu hiệu, clip,...) để tuyên truyền về hoạt động bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân.

Lời giải:

(*) Sản phẩm tham khảo:

- Sản phẩm 1: Infographic với chủ đề “Bầu cử là quyền và nghĩa vụ của công dân”

Em hãy thiết kế một sản phẩm truyền thông (tranh vẽ, khẩu hiệu, clip,...)

- Sản phẩm 2: tranh và khẩu hiệu “Mỗi lá phiếu gửi gắm niềm tin và hi vọng”

Em hãy thiết kế một sản phẩm truyền thông (tranh vẽ, khẩu hiệu, clip,...)

Xem thêm các bài giải SGK Giáo dục Kinh tế và Pháp luật lớp 11 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Câu hỏi liên quan

- Công dân có các quyền về bầu cử như: tiếp cận các thông tin về bầu cử theo quy định của pháp luật; tổ cáo các hành vi vi phạm pháp luật về bầu cử; khiếu nại, khởi kiện những hành vi sai sót về bầu cử gây ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của bản thân; tham gia hội, họp, tự do ngôn luận, báo chí về bầu cử theo quy định của pháp luật;... - Ví dụ: Người dân tham gia các hội nghị, các cuộc họp tuyên truyền phổ biến về bầu cử; người dân viết bài chia sẻ cảm nghĩ tích cực của bản thân về bầu cử...
Xem thêm
(*) Sản phẩm tham khảo: - Sản phẩm 1: Infographic với chủ đề “Bầu cử là quyền và nghĩa vụ của công dân” - Sản phẩm 2: tranh và khẩu hiệu “Mỗi lá phiếu gửi gắm niềm tin và hi vọng”
Xem thêm
- Trường hợp: Ông B là thành viên tổ bầu cử đại biểu HĐND cấp xã. Khi thấy chị H và các nhân viên của mình viết phiếu bầu, ông B đã đề nghị chị H và các nhân viên bầu cho anh T là cháu trai của mình. - Bài học: Nghiêm túc thực hiện quyền và nghĩa vụ của công dân về bầu cử và ứng cử
Xem thêm
- Nếu là M, em sẽ:  + Nhẹ nhàng bày tỏ thái độ không đồng tình với ý kiến của anh họ, giải thích cho các thành viên trong gia đình hiểu bầu cử là quyền của mỗi công dân, việc thực hiện quyền này thể hiện trách nhiệm của mỗi công dân đối với đất nước và là hình thức để công dân tham gia vào việc quản lí nhà nước và xã hội. Nếu mọi người không đi bỏ phiếu thì sẽ đánh mất cơ hội tự lựa chọn đại biểu xứng đáng để tham gia vào các cơ quan quyền lực của Nhà nước.  + Động viên, khuyến khích mọi người sắp xếp thời gian để đi bỏ phiếu, thực hiện tốt quyền công dân của mình.
Xem thêm
- Công dân có các quyền về ứng cử như: bình đẳng giới về ứng cử; tự do ngôn luận, báo chí, tiếp cận thông tin về ứng cử theo quy định của pháp luật; tố cáo về người ứng cử; khiếu nại, tố cáo, kiến nghị về những sai sót trong việc lập danh sách những người ứng cử; giám sát việc thực hiện pháp luật về bầu cử... - Ví dụ: Công dân nam, nữ đủ điều kiện theo quy định của pháp luật đều có quyền tham gia ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp; công dân gửi đơn khiếu nại khi phát hiện danh sách người ứng cử sai sót;...
Xem thêm
- Ý kiến a.  Sai, vì chỉ có những công dân Việt Nam đáp ứng đủ điều kiện về độ tuổi, năng lực dân sự, phẩm chất đạo đức, năng lực pháp lí,... theo quy định của pháp luật mới có quyền bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp. Công dân các nước khác đang sống trên lãnh thổ Việt Nam không được thực hiện quyền này. - Ý kiến b. Đúng, vì thông qua bầu cử, công dân trực tiếp bỏ phiếu bầu người đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của mình, thay mặt mình thực hiện quyền lực nhà nước, góp phần thiết lập bộ máy nhà nước để tiến hành các hoạt động quản lí xã hội. - Ý kiến c. Sai, vì HS chưa đủ 18 tuổi vẫn phải có trách nhiệm thực hiện các quyền và nghĩa vụ của công dân về bầu củ, ứng cử như: được tiếp cận thông tin về bầu cử, ứng cử theo quy định; tuân thủ quy định Hiến pháp và pháp luật về bầu cử, ứng cử,... - Ý kiến d. Đúng, vì thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ của công dân về bầu cử, úng củ sẽ lựa chọn được những đại biểu có năng lực, có phẩm chất đạo đức vào các cơ quan quyền lực của Nhà nước (Quốc hội, Hội đồng nhân dân); ngăn chặn, hạn chế các hành vi tiêu cực; loại bỏ những ứng viên không xứng đáng, góp phần xây dựng, phát triển bộ máy nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong sạch, vững mạnh.
Xem thêm
(*) Tham khảo: Một số việc làm của em và người thân thực hiện đúng quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân về bầu cử, ứng cử: - Tìm hiểu kĩ thông tin về ứng viên trước khi bỏ phiếu bầu cử đại biểu HĐND hoặc đại biểu Quốc hội. - Tham gia bầu cử hoặc ứng cử đại biểu Quốc hội hoặc đại biểu HĐND khi đủ tuổi theo quy định của pháp luật. - Nghiêm túc thực hiện các quy định của pháp luật về bầu cử và ứng cử. - Phê phán các hành vi vi phạm pháp luật về bầu cử và ứng cử.
Xem thêm
- Trong trường hợp 2, chị M đã thực hiện quyền của công dân về ứng cử bằng việc chủ động tìm hiểu các quy định của pháp luật về hồ sơ, thủ tục tham gia ứng cử và một số quy định có liên quan, đồng thời chia sẻ dự định đối với gia đình, bạn bè, đồng nghiệp và bày tỏ mong muốn mọi người tạo điều kiện, hỗ trợ mình đạt được kết quả tốt trong cuộc bầu cử sắp tới. - Trong thông tin 3, các ứng cử viên đại biểu Quốc hội khoá XV, đơn vị bầu cử số 4, thành phố Hà Nội đã thực hiện quyền của công dân về ứng cử bằng việc tham dự Hội nghị tiếp xúc với cử tri các quận Hoàng Mai, huyện Gia Lâm; trình bày chương trình hành động của mình và tiến hành vận động bầu cử theo luật định.
Xem thêm
- Trường hợp 3, hai vợ chồng con trai bà Q đã thực hiện nghĩa vụ của công dân về bầu cử bằng việc sắp xếp công việc để có thể trực tiếp đi bỏ phiếu bầu cử theo đúng quy định của pháp luật. - Trường hợp 4, anh K đã thực hiện nghĩa vụ của công dân về ứng củ bằng việc thực hiện các hoạt động vận động bầu cử một cách dân chủ, công khai, bình đẳng, đúng pháp luật, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội.
Xem thêm
- Thông tin 1, 2 đề cập đến hậu quả pháp lí của các hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ bầu cử và ứng cử của công dân. Cụ thể, các hành vi như: dùng thủ đoạn lừa gạt, mua chuộc hoặc cưỡng ép làm trở ngại việc bầu cử, ứng cử của công dân; vi phạm các quy định về vận động bầu cử; giả mạo giấy tờ, gian lận phiếu bầu hoặc dùng thủ đoạn khác để làm sai lệch kết quả bầu cử hoặc vi phạm các quy định khác của pháp luật về bầu cử thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lí kỉ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự. - Trường hợp 3, hành vi gian lận của ông T đã khiến ông bị kỉ luật, buộc thôi việc và khởi tố theo quy định của pháp luật. Đồng thời, hành vi đó cũng làm sai lệch kết quả bầu cử, khiến địa phương phải tổ chức lại hoạt động bầu cử gây lãng phí ngân sách nhà nước, gây khó khăn cho nhiều cử tri trong việc sắp xếp thời gian, công việc để thực hiện quyền công dân của mình.
Xem thêm
Xem tất cả hỏi đáp với chuyên mục: Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân về bầu cử và ứng cử
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!