Em đồng tình hay không đồng tình với ý kiến nào dưới đây? Vì sao? A. Toàn bộ hoạt động
250
21/04/2023
Luyện tập 1 trang 70 KTPL 10: Em đồng tình hay không đồng tình với ý kiến nào dưới đây? Vì sao?
A. Toàn bộ hoạt động của hệ thống chính trị đặt dưới sự lãnh đạo thống nhất của một đảng duy nhất cầm quyền là Đảng Cộng sản Việt Nam.
B. Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là một tổ chức trong hệ thống chính trị có tính chất, vị trí, vai trò, chức năng riêng.
C. Trong hệ thống chính trị Việt Nam, Nhà nước là đội tiên phong của giai cấp công nhân Việt Nam, đại diện cho lợi ích của giai cấp công nhân.
D. Tất cả các tổ chức trong hệ thống chính trị Việt Nam đều hướng tới bảo đảm và tôn trọng quyền làm chủ của nhân dân.
E. Công dân Việt Nam thể hiện tâm tư, nguyện vọng, chính kiến của mình thông qua Mặt trận và các đoàn thể nhân dân trong Hệ thống chính trị.
Trả lời
- Ý kiến A. Đồng tình. Vì: Đảng Cộng sản Việt Nam là Đảng duy nhất lãnh đạo và cầm quyền toàn bộ hệ thống chính trị Việt Nam.
- Ý kiến B. Đồng tình. Vì: trong hệ thống chính trị Việt Nam cùng với Đảng Cộng sản Việt Nam, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội khác thì Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là một tổ chức chính trị trong hệ thống chính trị ấy có tính chất, vị trí, vai trò và chức năng riêng.
- Ý kiến C. Không đồng tình. Vì: Đảng Cộng sản Việt Nam mới là đội tiên phong của giai cấp công nhân Việt Nam, đại diện cho lợi ích của giai cấp công nhân và nhân dân lao động.
- Ý kiến D. Đồng tình. Vì: hệ thống chính trị ở Việt Nam hoạt động theo nguyên tắc nhân dân lao động làm chủ. Tức là, quyền làm chủ là làm chủ chính quyền nhà nước, quyền tham gia vào các công việc của nhà nước, quyết định các vấn đề trọng đại của đất nước, nhân dân làm chủ vận mệnh của bản thân, làm chủ vận mệnh của đất nước Vì vậy, tất cả các tổ chức đều phải hướng tới bảo đảm và tôn trọng quyền làm chủ của nhân dân.
- Ý kiến E. Không đồng tình. Vì: nhân dân có thể thể hiện tâm tư, nguyện vọng, chính kiến của mình thông qua mọi các tổ chức, cơ quan trong hệ thống chính trị.
Xem thêm lời giải bài tập SGK Kinh tế Pháp Luật 10 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Bài 9: Dịch vụ tín dụng
Bài 10: Lập kế hoạch tài chính cá nhân
Bài 11: Công dân với hệ thống chính trị nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Bài 12: Bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Bài 13: Chính quyền địa phương
Bài 14: Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam