♦ Yêu cầu số 1: Những nét cơ bản về nghệ thuật điêu khắc thời Lý
- Dưới thời Lý, các tác phẩm, hiện vật được chạm khắc chủ yếu trên những vật liệu như: đá, gốm, gỗ, đất nung,…
- Hình tượng điêu khắc chủ yếu là: cảnh thiên nhiên (như: mây, nước, hoa sen, hoa cúc, lá đề) và các linh vật (như: rồng, phượng,…).
- Nghệ thuật đúc đồng cũng rất phát triển. Trong bốn tác phẩm nghệ thuật bằng đồng nổi tiếng được xem là “An Nam tứ đại khí” có ba tác phẩm được tạo ra vào thời Lý là: đỉnh tháp Báo Thiên, chuông Quy Điền, tượng Phật Di Lặc chùa Quỳnh Lâm.
=> Nhận xét:
- Nghệ thuật điêu khắc thời Lý phát triển khá phong phú, đa dạng và có sự tiếp thu chọn lọc những yếu tố văn hóa từ Trung Quốc, Ấn Độ, Champa,…
- Đặc điểm chung của điêu khắc thời Lý là sự khắc họa chân thực, đơn giản, uyển chuyển, mềm mại và mang đậm tính bản địa.
♦ Yêu cầu số 2: Miêu tả một tác phẩm điêu khắc thời Lý
(*) Tham khảo: hình tượng Rồng thời Lý
- Hình tượng rồng thời Lý chịu ảnh hưởng của Phật giáo với đặc điểm nổi bật là:
+ Thân hình tròn, da trơn, nhỏ dần về phần đuôi.
+ Đầu rồng ngẩng cao, miệng há rộng hứng viên ngọc. Đầu rồng không có sừng mà có bờm, mào và chòm râu dưới hàm.
+ Thân rồng thường có từ 11 đến 13 khúc, uốn lượn mềm mại, thanh thoát, nhẹ nhàng và có tư thế như đang bay;
+ Chân rồng chỉ có 3 móng; móng vuốt rồng không sắc nhọn.