♦ Yêu cầu số 1: Mô tả nét cơ bản về nghệ thuật điêu khắc thời Nguyễn
- Điêu khắc thời Nguyễn nổi bật với nghệ thuật khảm sành, sứ và đắp vữa gắn sành, sứ. Loại hình nghệ thuật này được sử dụng ở hầu hết các công trình kiến trúc trong Đại Nội (Huế) và trong lăng tẩm của các vua nhà Nguyễn, như: điện Thái Hoà, điện Kiến Trung. cung An Định, lăng Minh Mạng, lăng Tự Đức, lăng Khải Định,...
- Nét đặc sắc về nghệ thuật điêu khắc thời Nguyễn còn thể hiện ở việc chạm khắc trên bia đá, tạc tượng (người hoặc con vật), chạm trổ trên gỗ, tạo hoa văn trang trí trên đồng,.. Trong đó, hình tượng “tứ linh” (long, ly, quy, phượng) là phổ biến hơn cả.
- Nghệ thuật điêu khắc tại các ngôi chùa và đình làng thời Nguyễn về cơ bản vẫn tiếp nối phong cách thời Lê trung hưng, gồm có chạm trổ trên gỗ, đá hoặc đúc chuông, đúc tượng Phật,...
♦ Yêu cầu số 2: Giới thiệu một sản phẩm
- Cửu đỉnh được đúc vào năm 1835 và hoàn thành vào năm 1836, dưới thời vua Minh Mạng. Cửu đỉnh được đặt tại sân Thế miếu.
- Cả 9 chiếc đỉnh đồng này đều có kiểu dáng chung, giống nhau (bầu tròn, cổ thắt, miệng loe, trên miệng có hai quai, dưới bầu có ba chân). Trên mỗi chiếc đỉnh có 18 hình khắc, chạm nổi các hình ảnh mô tả cảnh vật, sản vật của đất nước. Tổng cộng có 153 hình ảnh (kèm tên gọi) được khắc trên cửu đỉnh, bao gồm: tinh tú, núi sông, cửa biển, lãnh hải, cửa ải, hoa cỏ, động vật, binh khí,… Công trình này được xem là hình ảnh thu nhỏ của nước Việt Nam.
- Cửu đỉnh vừa là biểu tượng uy quyền của triều đình quân chủ, tượng trưng cho đế nghiệp muôn đời bền vững, vừa thể hiện ước mơ về sự trường tồn của vương triều Nguyễn và sự giàu đẹp của đất nước.
- Năm 2012, Cửu đỉnh được công nhận là Bảo vật quốc gia.