Cơ thể vật nuôi thay đổi như thế nào khi mang thai (Hình 10.5)
Câu hỏi 9 trang 60 Công nghệ lớp 7: Cơ thể vật nuôi thay đổi như thế nào khi mang thai (Hình 10.5)?
Câu hỏi 9 trang 60 Công nghệ lớp 7: Cơ thể vật nuôi thay đổi như thế nào khi mang thai (Hình 10.5)?
Cơ thể vật nuôi thay đổi khi mang thai (Hình 10.5) là:
- Hình 10.5a: Lợn cái mang thai: thường xuất hiện trạng thái phù thũng ở tứ chi, thành bụng; tuyến vú phát triển to lên, bè ra; lợn yên tĩnh ăn uống tốt và ngủ ngon, bụng phát triển to lên; tình trạng lợn không có biểu hiện động dục lại sau 21 ngày kể từ lúc phối.
- Hình 10.5b: Bò cái mang thai: Bầu bú có sự thay đổi như bầu vú căng, phát triển lớn khi bò có chửa, càng gần đẻ càng lớn. Bầu ví ôm gọn, sờ vào thì săn chắc, các núm vú se nhỏ gọn gàng và không có nếp nhăn. Khi nặn thử có tia sữa non bắn ra. Nếu bò vừa mới mang thai thì sữa non đục trắng, bắn ra thành tia.
- Hình 10.5c: Sau khi lên giống theo dõi đến chu kỳ động dục tiếp theo (21 ngày) nếu không thấy dê cái có biểu hiện động dục thì có thể chúng đã mang thai. Sau một thời gian, chúng sẽ tăng cân, lông mềm mượt hơn. Dê cái có thể tăng khoảng 5kg trong suốt giai đoạn chửa, không để dê quá béo.
Xem thêm lời giải SGK Công nghệ lớp 7 sách Chân trời sáng tạo, chi tiết khác:
Bài 8: Nghề chăn nuôi ở Việt Nam
Bài 9: Một số phương thức chăn nuôi ở Việt Nam
Bài 10: Kĩ thuật nuôi dưỡng, chăm sóc vật nuôi
Bài 11: Kĩ thuật chăn nuôi gà thịt thả vườn
Dự án 2: Kế hoạch nuôi dưỡng, chăm sóc vật nuôi trong gia đình