Cho một hệ cơ học đặt trên mặt phẳng ngang không ma sát như hình vẽ. Hai lò xo lý tưởng có độ cứng lần lượt là k1 = 20 N/m, k2 = 30 N/m
33
27/11/2024
Cho một hệ cơ học đặt trên mặt phẳng ngang không ma sát như hình vẽ. Hai lò xo lý tưởng có độ cứng lần lượt là k1 = 20 N/m, k2 = 30 N/m. Các vật nhỏ có khối lượng m1 = 200 g, m2 = 300 g; Dây nối 2 vật nhẹ, không giãn. Ban đầu hệ cân bằng, các vật nằm yên thì tổng độ giãn của 2 lò xo là 20 cm và khoảng cách giữa hai vật là 5 cm. Cắt dây nối hai vật để 2 vật dao động điều hòa. Kể từ lúc cắt dây đến khi tốc độ tương đối của hai vật bằng 100 cm/s lần thứ nhất thì khoảng cách giữa chúng gần với giá trị nào sau đây nhất?

A. 7,68 cm
B. 15 cm
C. 5,89 cm
D. 35 cm
Trả lời
+ Tần số góc của 2 con lắc bằng nhau: ω1=ω2=√km=10 rad/s.
+ Khi 2 vật cân bằng còn dây nối: {k1Δl01=k2Δl02Δl01+Δl02=20 cm⇒{Δl01=12 cmΔl02=8 cm
+ Vật nhỏ mỗi con lắc dao động điều hòa quanh vị trí lò xo tương ứng không biến dạng

+ Chiều dương như hình vẽ, gốc thời gian lúc cắt dây thì:
Phương trình tọa độ vật m1( xét quanh O1):

Phương trình tọa độ vật m2( xét quanh O2):

+ Vận tốc tương đối của vật 1 đối với vật 2:
v12=v1−san+vsan−2⇒v12=v1−v2=−120sin(10t)−80sin(10t)=−200sin(10t)hay v12=200cos(10t+π2)cm/s.
Độ lớn vận tốc tương đối (tốc độ) đạt 100 cm/s khi t=T12 , lúc này x1=12cos(10.T12)=6√3 cm; x2=8cos(10.T12+π)=−4√3 cm (tọa độ tính với các gốc riêng là vị trí lò xo không biến dạng tương ứng). Từ đây ta được khoảng cách giữa 2 vật khi đó là d=20+5−(6√3+4√3)=7,68 cm.
Chọn A