Cho dãy các oxide sau Na2O, MgO, Al2O3, SiO2, P2O5, SO3, Cl2O7
273
11/05/2023
Câu 5 trang 69 Hóa học 10: Cho dãy các oxide sau Na2O, MgO, Al2O3, SiO2, P2O5, SO3, Cl2O7.
a) Độ phân cực của các liên kết trong dãy các oxide trên thay đổi thế nào?
b) Dựa vào giá trị độ âm điện của các nguyên tố trong Bảng 6.2, cho biết loại liên kết (ion, cộng hoá trị phân cực, cộng hóa trị không phân cực) trong từng phân tử oxide.
Trả lời
a) Độ phân cực trong dãy oxide giảm dần theo chiều từ trái sang phải:
Na2O, MgO, Al2O3, SiO2, P2O5, SO3, Cl2O7
Do hiệu độ âm điện giảm dần.
b) Hiệu độ âm điện của nguyên tố kim loại với oxi là:
Na2O: |∆χNa - O| = 2,51 ⇒ Liên kết giữa Na và O là liên kết ion.
MgO: |∆χMg - O| = 2,13 ⇒ Liên kết giữa Mg và O là liên kết ion.
Al2O3: |∆χAl - O| = 1,83 ⇒ Liên kết giữa Al và O là liên kết ion.
SiO2: |∆χSi - O| = 1,54 ⇒ Liên kết giữa Si và O là liên kết cộng hóa trị có cực
P2O5: |∆χP - O| = 1,25 ⇒ Liên kết giữa P và O là liên kết cộng hóa trị có cực
SO3: |∆χS - O| = 0,86 ⇒ Liên kết giữa S và O là liên kết cộng hóa trị có cực
Cl2O7: |∆χCl - O| = 0,28 ⇒ Liên kết giữa Cl và O là liên kết cộng hóa trị không cực
Xem thêm lời giải bài tập Hóa học lớp 10 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Bài 12: Liên kết cộng hóa trị
Bài 13: Liên kết hydrogen và tương tác van der Wales
Bài 14: Ôn tập chương 3
Bài 15: Phản ứng oxi hóa - khử
Bài 16: Ôn tập chương 4
Bài 17: Biến thiên enthalpy trong các phản ứng hóa học