Giải SGK Hóa học 10 (Kết nối tri thức) Bài 14: Ôn tập chương 3

1900.edu.vn xin giới thiệu giải bài tập Hóa học lớp 10 Bài 14: Ôn tập chương 3 sách Kết nối tri thức hay nhất, chi tiết giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Hóa học 10 Bài 14. Mời các bạn đón xem:

Giải Hóa học 10 Bài 14: Ôn tập chương 3

I. Hệ thống hóa kiến thức

Hoàn thành sơ đồ hệ thống hóa kiến thức trang 68 Hóa học 10:

Liên kết hóa học gồm:

- Liên kết cộng hóa trị

+ Khái niệm: là liên kết hóa học được hình thành giữa hai nguyên tử bằng một hay nhiều cặp electron chung.

+ Kiểu liên kết: liên kết đơn (-); liên kết đôi (=) và liên kết ba (≡)

• Không phân cực: cặp electron dùng chung nằm chính giữa hai nguyên tử.

Ví dụ: Cl2, Br2, …

• Có phân cực: cặp electron dùng chung lệch về nguyên tử có độ âm điện lớn hơn.

Ví dụ: H2O, CO, NH3, …

• Cho nhận: cặp electron dùng chung là do một nguyên tử đóng góp.

Ví dụ: SO2, HNO3, …

- Liên kết ion

+ Khái niệm: là liên kết hóa học được hình thành giữa hai ion mang điện tích trái dấu (tồn tại trong khối tinh thể)

Ví dụ: NaCl, NaF, CaCl2, …

+ Tinh thể ion: Các ion âm  dương sắp xếp tại các nút của mạng tinh thể theo trật tự luân phiên, liên kết bằng lực hút tĩnh điện của chúng.

Dãy các chất nào dưới đây mà tất cả các phân tử đều có liên kết ion?

- Liên kết hydrogen và tương tác van der waals

+ Khái niệm: đều là liên kết giữa các phân tử (hay nguyên tử) trung hòa hút nhau bởi bản chất tĩnh điện giữa các lưỡng cực δ+ và δ-.

+ Liên kết hydrogen: Dãy các chất nào dưới đây mà tất cả các phân tử đều có liên kết ion?

+ Tương tác Van der waals: Dãy các chất nào dưới đây mà tất cả các phân tử đều có liên kết ion?

+ Ảnh hưởng: đều làm tăng nhiệt độ sôi, nhiệt độ nóng chảy của các chất.

II. Luyện tập (trang 69)

Câu 1 trang 69 Hóa học 10: Dãy các chất nào dưới đây mà tất cả các phân tử đều có liên kết ion?

A. Cl2, Br2, I2, HCl.                      

B. Na2O, KCl, BaCl2, Al2O3.

C. HCl, H2S, NaCl, N2O.              

D. MgO, H2SO4, H3PO4, HCl.

Lời giải:

Đáp án B

Các hợp chất ion thường được tạo bởi các kim loại điển hình (IA, IIA) với phi kim điển hình (O, VIIA).

⇒ Na2O, KCl, BaCl2, Al2O3 là các hợp chất ion.

Câu 2 trang 69 Hóa học 10: Dãy các chất nào dưới đây mà tất cả các phân tử đều có liên kết cộng hoá trị không phân cực?

A N2, CO2, Cl2, H2.                       

B. N2, Cl2, H2, HCl.

C. N2, Hl, Cl2, CH4.                      

D. Cl2, O2, N2, F2.

Lời giải:

Đáp án D

Liên kết cộng hóa trị không phân cực là loại liên kết trong các đơn chất.

Câu 3 trang 69 Hóa học 10: Viết công thức cấu tạo và công thức Lewis của các phân tử sau PH3, H2O, C2H6. Trong phân tử nào có liên kết phân cực mạnh nhất.

Lời giải:

 

Công thức cấu tạo

Công thức Lewis

PH3

Viết công thức cấu tạo và công thức Lewis của các phân tử sau

Viết công thức cấu tạo và công thức Lewis của các phân tử sau

H2O

H – O – H

Viết công thức cấu tạo và công thức Lewis của các phân tử sau

C2H6

Viết công thức cấu tạo và công thức Lewis của các phân tử sau

Viết công thức cấu tạo và công thức Lewis của các phân tử sau

- Các nguyên tử O, P, N đều tạo liên kết phân cực với H, trong đó nguyên tử O có độ âm điện lớn hơn cả nên liên kết O – H sẽ phân cực nhất.

⇒ Phân tử H2O có liên kết phân cực mạnh nhất.

Câu 4 trang 69 Hóa học 10: Dựa vào giá trị đó âm điện của các nguyên tử trong Bảng 6.2, xác định loại liên kết trong phân tử các chất CH4, CaCl2, HBr, NH3.

Lời giải:

Trong phân tử CH4, hiệu độ âm điện của C và H: 2,55 – 2,2 = 0,35

⇒ Liên kết giữa C và H là liên kết cộng hóa trị không phân cực.

Trong phân tử CaCl2, hiệu độ âm điện của Ca và Cl: 3,16 – 1 = 2,16

⇒ Liên kết giữa Ca và Cl là liên kết ion.

Trong phân tử HBr, hiệu độ âm điện của H và Br: 2,96 – 2,2 = 0,76

⇒ Liên kết giữa H và Br là liên kết cộng hóa trị phân cực.

Trong phân tử NH3, hiệu độ âm điện của N và H: 3,04 – 2,2 = 0,84

⇒ Liên kết giữa N và H là liên kết cộng hóa trị phân cực.

Câu 5 trang 69 Hóa học 10: Cho dãy các oxide sau Na2O, MgO, Al2O3, SiO2, P2O5, SO3, Cl2O7.

a) Độ phân cực của các liên kết trong dãy các oxide trên thay đổi thế nào?

b) Dựa vào giá trị độ âm điện của các nguyên tố trong Bảng 6.2, cho biết loại liên kết (ion, cộng hoá trị phân cực, cộng hóa trị không phân cực) trong từng phân tử oxide.

Lời giải:

a)  Độ phân cực trong dãy oxide giảm dần theo chiều từ trái sang phải:

Na2O, MgO, Al2O3, SiO2, P2O5, SO3, Cl2O7

Do hiệu độ âm điện giảm dần.

b) Hiệu độ âm điện của nguyên tố kim loại với oxi là:

Na2O: |∆χNa - O| = 2,51  Liên kết giữa Na và O là liên kết ion.

MgO: |∆χMg - O| = 2,13  Liên kết giữa Mg và O là liên kết ion.

Al2O3: |∆χAl - O| = 1,83  Liên kết giữa Al và O là liên kết ion.

SiO2: |∆χSi - O| = 1,54  Liên kết giữa Si và O là liên kết cộng hóa trị có cực

P2O5: |∆χP - O| = 1,25  Liên kết giữa P và O là liên kết cộng hóa trị có cực

SO3: |∆χS - O| = 0,86  Liên kết giữa S và O là liên kết cộng hóa trị có cực

Cl2O7: |∆χCl - O| = 0,28  Liên kết giữa Cl và O là liên kết cộng hóa trị không cực

Câu 6 trang 69 Hóa học 10: a) Cho dãy các phân tử C2H6, CH3OH, NH3. Phân tử nào trong dãy có thể tạo liên kết hydrogen? Vì sao?

b) Vẽ sơ đồ biểu diễn liên kết hydrogen giữa các phân tử đó.

 

Lời giải:

a) Phân tử CH3OH và NH3 có thể tạo liên kết hydrogen vì trong phân tử chứa nguyên tử có độ âm điện lớn (O và N) có cặp electron chưa liên kết và nguyên tử H linh động (có một phần điện tích dương (δ+) đủ lớn để hút cặp electron chưa liên kết của các nguyên tử O, N).

b) Sơ đồ biểu diễn liên kết hydrogen:

a) Cho dãy các phân tử C2H6, CH3OH, NH3. Phân tử nào trong dãy có thể tạo

Câu hỏi liên quan

Đường kính là hợp chất hữu cơ nên có nhiệt độ nóng chảy thấp, kém bền với nhiệt do đó khi đun nóng đến nhiệt độ thích hợp, đường kính (màu trắng) bị phân huỷ chuyển thành màu nâu rồi màu đen.
Xem thêm
a. Người ta đã ứng dụng nhân tố ánh sáng để chi phối sự ra hoa của cây. b. Người ta có thể làm chậm quá trình ra hoa ở cây cúc dựa trên cơ sở của hiện tượng quang chu kì. Do hoa cúc thuộc nhóm cây đêm dài (ngày ngắn), ra hoa trong điều kiện đêm dài hơn thời gian tối tới hạn; không ra hoa nếu đêm ngắn hơn thời gian tối tới hạn hoặc chiếu sáng vào ban đêm làm gián đoạn thời gian tối → Chiếu sáng từ 22 giờ đêm đến 2 giờ sáng, liên tục trong khoảng một tháng sẽ làm cây không phân hóa mầm hoa và không nở sớm.
Xem thêm
a. Việc ức chế sự ra hoa ở cây mía có tác dụng hạn chế ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng của mía. Do khi mía ra hoa sẽ làm hạn chế chiều cao của cây, cây mía bị ruột rỗng làm giảm năng suất và hàm lượng đường, ảnh hưởng tới hiệu quả kinh tế. b. Các biện pháp để ức chế cây mía ra hoa: - Biện pháp thời vụ: Bố trí thời vụ thích hợp để tránh trổ cờ, tùy từng vùng mà bố trí cho thích hợp, ví dụ như vùng Duyên Hải miền Trung, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ: Vụ đông xuân: trồng tháng 11 đến tháng 12, vụ hè thu: trồng tháng 6 đến tháng 7. - Rút nước gây hạn: Thiếu nước vào thời kỳ cảm ứng mầm hoa sẽ không hình thành được, ức chế sự ra hoa. - Tăng hàm lượng phân đạm vừa phải: Bón nhiều đạm có thể ức chế mía ra hoa, do tác dụng kích thích sinh trưởng của đạm. Tuy vậy, nếu kéo dài thời gian bón và với lượng đạm quá dư sẽ làm giảm phẩm chất, hàm lượng đường và độ tinh khiết. Đạm được bón trước cảm ứng mầm hoa ít nhất 10-15 ngày. Tăng đạm kết hợp với gây hạn trước và trong thời kỳ cảm ứng ra hoa và sau đó tưới trở lại để mía tiếp tục sinh trưởng có thể hãm mía ra hoa mà không ảnh hưởng tới sản lượng. - Cắt lá ngọn: phần ngọn và lá xanh trên ngọn là bộ phận cảm ứng mạnh với chu kỳ ánh sáng, kích thích hình thành mầm hoa. Chính vì thế, chặt bớt lá ngọn và lá xanh vào giữa tháng 8 và tháng 9 cũng làm giảm trổ cờ. - …
Xem thêm
Đáp án B
Xem thêm
a. Nếu cắt bỏ tuyến giáp ở nòng nọc thì nòng nọc sẽ không xảy ra quá trình biến thái. Do cắt bỏ tuyến giáp làm hormone thyroxine không được sản xuất, dẫn đến quá trình biến thái không xảy ra. b. Khi nuôi nòng nọc trong môi trường có chứa iodine có thể kích thích biến thái ở nòng nọc. Vì iodine là thành phần cấu tạo của hormone thyroxine, do đó cung cấp nguyên liệu để sản xuất hormone → Kích thích biến thái ở nòng nọc thuận lợi. Tuy nhiên, nếu môi trường có nồng độ iodine ở mức cao sẽ ức chế sự phát triển của nòng nọc. c. Nếu nòng nọc được cho ăn các mảnh mô của tuyến giáp thì không ảnh hưởng tới quá trình biến thái của nòng nọc. Vì hormone là những hợp chất được tạo thành trong cơ thể, do tế bào hoặc tuyến của một bộ phận tiết ra. Do đó, tuyến giáp có chứa hormone thyroxine, tuy nhiên chúng không được hấp thụ qua hệ tiêu hóa của nòng nọc → Không tác động đến quá trình biến thái.
Xem thêm
a. Tại Việt Nam, vải thiều được trồng chủ yếu ở các tỉnh miền Bắc vì các tỉnh miền Bắc có điều kiện khí hậu, nhiệt độ thuận lợi cho sự sinh trưởng, phát triển và ra hoa của cây vải thiều. b. Theo em, việc này không khả thi. Vì miền Nam có nhiệt độ cao gần như quanh năm, mùa khô kéo dài, không có mùa đông lạnh. Do đó không phù hợp với sự sinh trưởng và phát triển của cây vải thiều, đặc biệt điều kiện nhiệt độ không phù hợp cho sự ra hoa của cây vải thiều (nhiệt độ thuận lợi cho sự phân hóa mầm hoa ở vải là 11 – 14oC).
Xem thêm
- Hình a – Phát triển qua biến thái không hoàn toàn. - Hình b – Phát triển không qua biến thái. - Hình c – Phát triển qua biến thái hoàn toàn. - Dựa vào đặc điểm hình thái và cấu tạo của ấu trùng hoặc con non nở ra từ trứng hay mới sinh ra so với đặc điểm của con trưởng thành để nhận biết các kiểu biến thái.
Xem thêm
a. Hiện tượng này gọi là dậy thì sớm. Đây là hiện tượng xuất hiện các dấu hiệu chính của tuổi dậy thì trước 8 tuổi ở bé gái và trước 9 tuổi ở bé trai. b. Nguyên nhân của dậy thì sớm: + Do hoạt động quá sớm của trục dưới đồi – tuyến yên – tuyến sinh dục. + Do u buồng trứng, u tinh hoàn hay do mắc các bệnh lí. + Do sự gia tăng tiếp xúc với các hormone giới tính (estrogen, testosterone) qua thức ăn hay kem bôi ngoài. + Do béo phì; chế độ ăn nhiều chất béo. - Hậu quả của dậy thì sớm: + Ảnh hưởng tới tâm lí của trẻ, dễ làm trẻ thiếu tự tin. + Dậy thì sớm có thể làm ảnh hưởng đến chiều cao, làm hạn chế chiều cao của trẻ. + Ảnh hưởng tới các hoạt động vui chơi, chất lượng học tập của trẻ. + Có xu hướng quan hệ tình dục trước tuổi trường thành, gây ra những hậu quả lớn. + Đối với trẻ em gái, do ảnh hưởng rối loạn nội tiết sớm, ảnh hưởng tới khả năng sinh sản. - Cách phòng tránh: + Có chế độ ăn uống hợp lí, lành mạnh. + Rèn luyện thể dục, thể thao, duy trì cân nặng hợp lí. + Hạn chế tiếp xúc với các hormone giới tính có trong chai nhựa, hộp nhựa, thuốc trừ sâu,…
Xem thêm
Đáp án D
Xem thêm
Xem tất cả hỏi đáp với chuyên mục: Ôn tập chương 3
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!