Cho các nguyên tố sau: K (Z = 19), N (Z = 7), Si (Z = 14), Mg (Z = 12)

Bài 6.11 trang 16 SBT Hóa học 10Cho các nguyên tố sau: K (Z = 19), N (Z = 7), Si (Z = 14), Mg (Z = 12).

Dãy gồm các nguyên tố được sắp xếp theo chiều giảm dần bán kính nguyên tử từ trái sang phải là

A. N, Si, Mg, K

B. Mg, K, Si, N

C. K, Mg, N, Si

D. K, Mg, Si, N

Trả lời

Đáp án đúng là: D

Chú ý:

Trong một chu kì theo chiều tăng dần điện tích hạt nhân nguyên tử, bán kính nguyên tử giảm dần.

Trong một nhóm, theo chiều tăng dần điện tích hạt nhân nguyên tử, bán kính nguyên tử tăng dần.

Cho các nguyên tố sau: K (Z = 19), N (Z = 7), Si (Z = 14), Mg (Z = 12)

N và P thuộc cùng một nhóm ⇒ Bán kính nguyên tử: P > N

Si và P thuộc cùng một chu kì ⇒ Bán kính nguyên tử: Si > P

⇒ Bán kính nguyên tử Si > N (1)

Cho các nguyên tố sau: K (Z = 19), N (Z = 7), Si (Z = 14), Mg (Z = 12)

Mg và Si thuộc cùng một chu kì ⇒ Bán kính nguyên tử: Mg > Si (2)

Cho các nguyên tố sau: K (Z = 19), N (Z = 7), Si (Z = 14), Mg (Z = 12)

Mg và Ca thuộc cùng một nhóm ⇒ Bán kính nguyên tử: Ca > Mg

K và Ca thuộc cùng một chu kì ⇒ Bán kính nguyên tử: K > Ca

⇒ Bán kính nguyên tử: K > Mg (3)

Kết hợp (1), (2) và (3). Dãy gồm các nguyên tố được sắp xếp theo chiều giảm dần bán kính nguyên tử từ trái sang phải là K, Mg, Si, N

Xem thêm các bài giải sách bài tập Vật Lí lớp 10 sách Kết nối tri thức với cuộc sống hay, chi tiết khác:

Bài 4: Ôn tập chương 1

Bài 5: Cấu tạo của bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học

Bài 6: Xu hướng biến đổi một số tính chất của nguyên tử các nguyên tố trong một nhóm

Bài 7: Xu hướng biến đổi thành phần và một số tính chất của hợp chất trong một chu kì

Bài 8: Định luật tuần hoàn. Ý nghĩa của bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học

Bài 9: Ôn tập chương 2

Câu hỏi cùng chủ đề

Xem tất cả