Chất độc có trong củ sắn (khoai mì) thuộc nhóm glucoside, khi gặp men tiêu hoá, acid hoặc nước sẽ thuỷ phân tạo

Bài 7 trang 73 Chuyên đề Sinh học 11: Chất độc có trong củ sắn (khoai mì) thuộc nhóm glucoside, khi gặp men tiêu hoá, acid hoặc nước sẽ thuỷ phân tạo cyanhydric acid có khả năng gây độc. Người bị ngộ độc bởi cyanhydric acid sẽ có triệu chứng đau đầu, buồn nôn, chóng mặt, mệt mỏi, khô họng và có thể tử vong nếu hàm lượng cyanhydric acid quá cao. Độc tố có nhiều ở lớp vỏ dày phía trong, hai đầu củ và lõi sắn. Cyanhydric acid có thể kết hợp với đường tạo chất không độc.

a. Khi sử dụng sắn, không nên ăn những bộ phận nào của củ sắn?

b. Vì sao khi bóc vỏ sắn xong, người ta thường cạo lớp vỏ trong và ngâm trong nước khoảng 12 – 24 giờ trước khi chế biến?

c. Vì sao người ta thường ăn sắn với đường?

Trả lời

a. Khi sử dụng sắn, không nên ăn những bộ phận vỏ, lõi và hai đầu của củ sắn.

b. Vì chất độc có trong củ sắn (cyanhydric acid) rất dễ bay hơi và dễ dàng hoà tan trong môi trường nước.

c. Vì chất độc trong củ sắn khi kết hợp với đường thì chuyển thành chất không độc.

Xem thêm các bài giải Chuyên đề Sinh học lớp 11 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Câu hỏi cùng chủ đề

Xem tất cả