Biện pháp so sánh được sử dụng trong các trường hợp sau có điểm gì khác nhau? a. Cũng như

Câu 4 (trang 50 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1): Biện pháp so sánh được sử dụng trong các trường hợp sau có điểm gì khác nhau?

a. Cũng như người đi câu ngồi trên mỏm đá cao, từ đầu cần câu dài tung xuống biển cái sừng bò hoang đựng mồi cho cá nhỏ rồi quăng lên bờ những con cá câu được, còn giãy đành đạch; các bạn đồng hành của tôi bị lôi vào đá cũng giãy lên như vậy, và Xi-la ăn thịt họ ở cửa hang, trong khi họ đang kêu gào, hoảng hốt giơ tay về phía tôi cầu cứu. Đó chính là cảnh thương tâm nhất mà mắt tôi thấy được trong thời gian lênh đênh trên mặt biển tìm đường. (Trích Gặp Ka-ríp và Xi-la, sử thi Ô-đi-xê)

b. Nhà dài như một hơi chiêng, sàn hiên rộng như một hơi ngựa chạy (Trích sử thi Đăm Săn)

c. Tôi tớ mang của cải về nhiều như ong đi chuyển nước, như vò vẽ đi chuyển hoa, như bầy trai gái đi giếng làng cõng nước. (Trích sử thi Đăm Săn)

Trả lời

a.

- Từ so sánh “cũng như” được đặt ngay đầu câu và “như vậy” được đặt ở gần cuối câu để so sánh những người bạn đồng hành của Ô-đi-xê bị quái thú lôi vào hang cũng giống như cách những con cá bị giật từ nước lên trên bờ.

b.

- Từ so sánh “như” được đặt giữa hai vế (vế so sánh và vế được so sánh) nhằm mô tả độ rộng về kích thước nhà và sàn hiên của ngôi nhà dài người Ể-đê.

c.

- Từ so sánh “như” xuất hiện ba lần trong 1 câu, giữa 2 vế và đứng đầu về so sánh nhằm nhấn mạnh kết quả chiến thắng của Đăm Săn.

Xem thêm các bài soạn văn lớp 10 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Gặp Ka-ríp và Xi-la

Ngôi nhà truyền thống của người Ê-đê

Thực hành tiếng Việt trang 50

Đăm-Săn đi chinh phục nữ thần Mặt Trời

Viết văn bản nghị luận về một vấn đề xã hội

Thuyết trình về một vấn đề xã hội có kết hợp sử dụng phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ

Câu hỏi cùng chủ đề

Xem tất cả