BÁO CÁO THỰC HÀNH CHỨNG MINH THÂN VẬN CHUYỂN NƯỚC VÀ LÁ THOÁT HƠI NƯỚC
BÁO CÁO THỰC HÀNH
CHỨNG MINH THÂN VẬN CHUYỂN NƯỚC VÀ LÁ THOÁT HƠI NƯỚC
Nội dung thực hành: Chứng minh thân vận chuyển nước và lá thoát hơi nước.
Họ và tên: ………………………………………………………………………………
Học sinh lớp:…………………….Trường:…………………………………….............
1. Câu hỏi nghiên cứu:
- Nước được vận chuyển trong cơ thể thực vật như thế nào?
- Sự thoát hơi nước của cây có diễn ra ở lá không?
2. Giả thuyết nghiên cứu (hoặc dự đoán):
- Nước được vận chuyển từ rễ lên thân và lá.
- Ở lá có sự thoát hơi nước.
3. Kế hoạch thực hiện:
3.1. Tiến hành thí nghiệm 1: Chứng minh thân vận chuyển nước.
Tùy từng nhóm học sinh, có thể thiết kế bản thực hiện và theo dõi thực hành theo gợi ý sau:
Nhóm:………………………………………………………………………………….. Thí nghiệm: Chứng minh thân vận chuyển nước |
|
Trước buổi thực hành |
Chuẩn bị dụng cụ, mẫu vật thí nghiệm - Dụng cụ: Cốc thủy tinh, dao mổ, kính lúp. - Hóa chất: Nước cất, màu thực phẩm hay mực viết màu tím. - Mẫu vật: Cành hoa (huệ, hồng trắng, cúc trắng,…) |
Phân công nhiệm vụ - Hs A: Chuẩn bị cành hoa, màu thực phẩm. - Hs B + C: Tiến hành bước 1, 2 của thí nghiệm (thực hiện trước buổi thí nghiệm) - Hs D + E: Tiến hành bước 3 của thí nghiệm (thực hiện trong buổi thí nghiệm) - Cả nhóm: Trả lời các câu hỏi thí nghiệm, viết báo cáo (thực hiện trong buổi thí nghiệm) |
|
Cách tiến hành thí nghiệm - Bước 1: Cho nước vào hai cốc thủy tinh có đánh số 1 và 2. Sau đó, cho màu thực phẩm (hay mực viết) vào cả hai cốc, khuấy đều để tạo thành dung dịch màu. - Bước 2: Cắm vào mỗi cốc dung dịch màu 1 – 2 cành hoa (đã được cắt chéo, ngắn khoảng 10 – 15 cm). Để hai cốc vào chỗ thoáng khoảng 60 – 90 phút. - Bước 3: + Cốc 1: Cắt dần cành hoa từ trên xuống bằng dao mổ, dùng kính lúp để quan sát lát cắt và xác định vị trí của dung dịch màu. + Cốc 2: Quan sát sự thay đổi màu sắc của cánh hoa. |
|
Theo dõi, kiểm tra mẫu thí nghiệm |
|
Trong buổi thực hành |
- Kiểm chứng kết quả thí nghiệm (Tiến hành bước 3 của thí nghiệm) - Trả lời các câu hỏi thí nghiệm. - Viết báo cáo. |
3.2. Tiến hành thí nghiệm 2: Chứng minh lá thoát hơi nước
Nhóm:………………………………………………………………………………….. Thí nghiệm: Chứng minh lá thoát hơi nước |
|
Trước buổi thực hành |
Chuẩn bị dụng cụ, mẫu vật thí nghiệm - Dụng cụ: Giấy thấm, băng keo trong, máy sấy, đồng hồ bấm giờ, đũa thủy tinh, đĩa petri, kính lúp. - Hóa chất: Nước cất, cobalt chloride 5% (CoCl2), lọ calcium chloride (CaCl2) khô. - Mẫu vật: Một cây bất kì còn nguyên lá. |
Phân công nhiệm vụ - Hs A: Chuẩn cây còn nguyên lá - Hs B + C: Tiến hành bước 1 của thí nghiệm (thực hiện trước buổi thí nghiệm) - Hs D + E: Tiến hành bước 2, 3 của thí nghiệm (thực hiện trong buổi thí nghiệm) - Cả nhóm: Trả lời các câu hỏi thí nghiệm, viết báo cáo (thực hiện trong buổi thí nghiệm) |
|
Cách tiến hành thí nghiệm - Bước 1: Chuẩn bị giấy tẩm dung dịch CoCl2. + Dùng kéo cắt giấy thấm thành những miếng nhỏ hình chữ nhật có kích thước 1 cm × 2 cm. + Ngâm các mảnh giấy thấm trong dung dịch CoCl2 khoảng 25 – 30 phút cho mảnh giấy thấm đều CoCl2, lúc này giấy có màu hồng. + Sấy các mảnh giấy thấm bằng máy sấy đến lúc khô, lúc này giấy sẽ chuyển màu xanh da trời. Sau đó, cho các mảnh giấy này vào lọ CaCl2. - Bước 2: Đặt vào mỗi mặt lá một mảnh giấy tẩm đã tẩm dung dịch CoCl2 theo hết chiều ngang của lá và dùng băng keo trong dán đè lên mảnh giấy để tạo một hệ thống kín. Lưu ý: Khi kẹp giấy thấm nên cùng làm trên một lá hoặc các lá có độ tuổi tương đương để đảm bảo tính chính xác. - Bước 3: Quan sát và giải thích sự chuyển màu của giấy thấm sau 20 phút. |
|
Theo dõi, kiểm tra mẫu thí nghiệm |
|
Trong buổi thực hành |
- Kiểm chứng kết quả thí nghiệm (Tiến hành bước 2, 3 của thí nghiệm) - Trả lời các câu hỏi thí nghiệm. - Viết báo cáo. |