Cách nhận biết muối cabonat không tan trong nước
I. Cách nhận biết muối cabonat không tan trong nước
- Một số muối cacbonat không tan thường gặp: CaCO3, MgCO3, BaCO3, ZnCO3.
- Cách nhận biết: Cho tác dụng với axit như HCl, H2SO4 loãng…
- Hiện tượng: Sủi bọt khí CO2.
Ví dụ:
CaCO3 + 2HCl → CaCl2 + CO2↑ + H2O
- Lưu ý: Các muối cacbonat không tan thường gặp trên là chất rắn màu trắng.
II. Mở rộng
- Muối cacbonat không tan dễ bị nhiệt phân hủy:
MgCO3 MgO + CO2↑
- Ứng dụng quan trọng của một số muối cacbonat:
+ CaCO3 là thành phần chính của đá vôi, được dùng để sản xuất vôi, xi măng…
+ ZnCO3 là nguyên liệu dùng trong công nghiệp, nông nghiệp, cao su, xi mạ.
+ Na2CO3 được dùng để nấu xà phòng, sản xuất thủy tinh,..
+ NaHCO3 được dùng làm dược phẩm, hóa chất trong bình cứu hỏa,...
III. Bài tập nhận biết muối cabonat không tan
Bài 1: Bằng phương pháp hóa học, hãy nhận biết các chất rắn sau: CaCO3, Na2CO3, MgO và CaO chứa trong các lọ mất nhãn.
Hướng dẫn giải:
- Nhận thấy các chất đều là chất rắn màu trắng.
- Lấy mẫu thử và đánh số thứ tự tương ứng.
- Cho nước vào các mẫu và khuấy đều.
+ Chất tan hoàn toàn trong nước tạo thành dung dịch: Na2CO3 và CaO. (nhóm 1)
CaO + H2O → Ca(OH)2
+ Chất không tan trong nước: CaCO3 và MgO. (nhóm 2)
- Cho lần lượt các chất rắn trong từng nhóm tác dụng với HCl.
Nhóm 1:
+ Chất rắn tan ra và sủi bọt khí: Na2CO3
Na2CO3 + 2HCl → 2NaCl + H2O + CO2↑
+ Chất rắn tan ra, không có sủi bọt khí: CaO
CaO + 2HCl → CaCl2 + H2O
Nhóm 2:
+ Chất rắn tan ra và sủi bọt khí: CaCO3
CaCO3 + 2HCl → CaCl2 + CO2↑ + H2O
+ Chất rắn tan ra, không có sủi bọt khí: MgO.
MgO + 2HCl → MgCl2 + H2O
- Dán nhãn các chất rắn đã nhận biết.
Bài 2: Hãy trình bày phương pháp hóa học để phân biệt các chất rắn: K2SO4, NaCl, BaCO3 và BaSO4 chứa trong lọ mất nhãn.
Hướng dẫn giải:
- Lấy mẫu thử và đánh số thứ tự tương ứng.
- Lần lượt hòa tan từng mẫu thử vào nước:
+ Chất rắn tan trong nước: NaCl và K2SO4. (Nhóm 1)
+ Chất rắn không tan trong nước: BaSO4 và BaCO3. (Nhóm 2)
- Nhỏ vài giọt dung dịch BaCl2 vào các dung dịch ở nhóm 1:
+ Xuất hiện kết tủa trắng: K2SO4.
Phương trình hóa học:
K2SO4 + BaCl2 → BaSO4↓ + 2KCl
+ Không hiện tượng: NaCl.
- Nhỏ vài giọt dung dịch axit HCl vào các chất ở nhóm 2:
+ Chất rắn không tan: BaSO4.
+ Sủi bọt khí không màu: BaCO3.
Phương trình hóa học:
BaCO3 + 2HCl → BaCl2 + CO2↑ + H2O
- Dán nhãn các chất đã nhận biết.
Xem thêm các bài viết về cách nhận biết các chất hóa học hay và chi tiết khác: