CÁCH NHẬN BIẾT CHẤT ĐIỆN LI
I. Lý thuyết
1. Sự điện li
- Sự điện li: là quá trình phân li các chất trong nước ra ion.
- Chất điện li: là những chất tan trong nước phân li ra được ion.
Dung dịch trong nước của các chất điện li sẽ dẫn điện được.
- Phương trình điện li:
AXIT → CATION H+ + ANION GỐC AXIT
BAZƠ → CATION KIM LOẠI + ANION OH-
MUỐI → CATION KIM LOẠI (hoặc NH4+) + ANION GỐC AXIT.
- Các hệ quả:
+ Trong một dung dịch, tổng ion dương = tổng ion âm.
+ Tổng số gam các ion sẽ bằng tổng số gam các chất tan có trong dung dịch đó.
2. Phân loại các chất điện li
- Độ điện li: ( α )
α = n/no.
ĐK: 0 < 1.
n: số phân tử hoà tan; no: số phân tử ban đầu.
- Chất điện li mạnh và chất điện li yếu:
+ Chất điện li mạnh: Là những chất khi tan trong nước, các phân tử hoà tan đều phân li ra ion ( α = 1, phương trình biểu diễn → ).
Axit mạnh: HCl, HNO3, HClO4, H2SO4, HBr, HI, ...
Bazơ mạnh: KOH, NaOH, Ba(OH)2, ...
Muối: Hầu hết các muối (trừ HgCl2, Hg(CN)2 ).
+ Chất điện li yếu: Là những chất khi tan trong nước, chỉ có một phần số phân tử hoà tan phân li ra ion (0 < 1, phương trình biểu diễn ⇌ ).
Axit yếu: CH3COOH, HClO, H2S, HF, H2SO3, H2CO3,
Bazơ yếu: Mg(OH)2, Al(OH)3, NH3, ...
+ Cân bằng điện li:
VD: HF ⇌ H+ + F-
+ Ảnh hưởng của sự pha trộn đến độ điện li α : Khi pha loãng α tăng.
II. Bài tập vận dụng
Câu 1: Tại sao chất điện li yếu chỉ phân ly một phần nhỏ?
Trả lời:
- Chất điện li yếu chỉ phân ly một phần nhỏ do khả năng phân ly của chúng thường bị hạn chế bởi cân bằng hóa học và các yếu tố khác trong môi trường.
- Sự cân bằng này xuất phát từ sự cân nhắc giữa tổng năng lượng của các phân tử phân ly và tạo thành ion so với năng lượng của chất phân ly ban đầu.
- Những yếu tố khác như sự cản trở từ các phân tử không phân ly và tương tác giữa các ion cũng có thể giảm khả năng phân ly.
Câu 2: Cho các chất dưới đây: HClO4, HClO, HF, HNO3, H2S, H2SO3, NaOH, NaCl, CuSO4, CH3COOH. Số chất thuộc loại chất điện li mạnh là
A. 5.
B. 6.
C. 7.
D. 4.
Hướng dẫn giải:
Đáp án: B
Câu 3: Dãy chất nào dưới đây chỉ gồm những chất điện li mạnh?
A. HNO3, Cu(NO3)2, H3PO4, Ca(NO3)2.
B. CaCl2, CuSO4, H2S, HNO3.
C. H2SO4, NaCl, KNO3, Ba(NO3)2.
D. KCl, H2SO4, HNO2, MgCl2.
Hướng dẫn giải:
Đáp án: C
Câu 4: Hãy cho biết tập hợp các chất nào sau đây đều là chất điện li mạnh?
A. Cu(OH)2, NaCl, C2H5OH, HCl.
B. C6H12O6, Na2SO4, NaNO3, H2SO4.
C. NaOH, NaCl, Na2SO4, HNO3.
D. CH3COOH, NaOH, CH3COONa, Ba(OH)2.
Hướng dẫn giải:
Đáp án: C
Câu 5: Dãy chất nào sau đây, trong nước đều là chất điện li yếu?
A. H2S, H2SO3, H2SO4.
B. H2CO3, H3PO4, CH3COOH, Ba(OH)2.
C. H2S, CH3COOH, HClO.
D. H2CO3, H2SO3, HClO, Al2(SO4)3.
Hướng dẫn giải:
Đáp án: C
Câu 6: Trong dung dịch axit nitric (bỏ qua sự phân li của H2O) có những phần tử nào?
A. H+, NO3-.
B. H+, NO3-, H2O.
C. H+, NO3-, HNO3.
D. H+, NO3-, HNO3, H2O.
Hướng dẫn giải:
Đáp án: B
Xem thêm cách làm một số dạng bài tập hay khác:
30 Bài tập về Sự điện li của nước. pH. Chất chỉ thị axit – bazơ (2024) có đáp án chi tiết nhất
30 Bài tập về Phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li (2024) có đáp án chi tiết nhất