Các vị trí tiêm insulin tốt nhất: Thời gian hấp thu và chu kỳ tiêm

Một số người mắc bệnh đái tháo đường cần dùng insulin mỗi ngày. Insulin là một loại hormone giúp cơ thể kiểm soát lượng đường trong máu khi một người tiêm nó. Vùng da bị tiêm có thể thay đổi ảnh hưởng của thuốc.

Không thể dùng insulin dưới dạng thuốc viên hoặc thuốc uống vì các enzym trong dạ dày sẽ phá vỡ insulin trước khi vào máu. Nên kết hợp giữa việc tiêm insulin để kiểm soát bệnh đái tháo đường cùng với việc thay đổi chế độ ăn uống, lối sống và dùng thuốc uống.

Video Hướng dẫn sử dụng bút tiêm Insulin điều trị tiểu đường

Đối với những người cần tiêm insulin, có nhiều loại insulin khác nhau. Hãy đọc bài viết dưới đây để tìm hiểu về cách dùng và vị trí tiêm insulin tốt nhất.

Các vị trí tiêm insulin thông thường

Nguồn ảnh: medicalnewstoday.comNguồn ảnh: medicalnewstoday.com

Insulin cần được tiêm vào lớp mỡ trực tiếp dưới da, được gọi là mô dưới da, bằng một cây kim nhỏ hoặc một thiết bị trông giống như một cây bút.

Một số vị trí khác nhau có thể hỗ trợ việc tiêm insulin.

Bụng

Bụng là vị trí tiêm insulin thường được nhiều người bệnh đái tháo đường lựa chọn. Tiêm ở bụng dễ dàng tiếp cận và thường ít đau hơn các vị trí khác do được bảo vệ bởi lớp mỡ, diện tích bề mặt lớn hơn và ít cơ hơn.

Để tiêm vào bụng, dùng ngón tay véo một phần mô mỡ ở bụng.Vị trí tiêm nên nằm giữa eo và xương hông, cách rốn khoảng 5cm. Tránh tiêm gần bất kỳ vết sẹo nào trên bụng.

Cánh tay trên

Cánh tay trên là một vị trí được lựa chọn tốt có thể tiêm insulin. Đặt kim vào vùng cơ tam đầu (cơ bắp tay sau) ở phía sau của cánh tay, khoảng giữa khuỷu tay và vai.

Nhược điểm của vị trí tiêm vào cánh tay này là khó tiêm đủ được lượng thuốc, có thể cần sự hỗ trợ khi tiêm vào bắp tay. Khi tiêm bạn nên tiêm vào cánh tay không thuận để có thể cảm thấy thoải mái hơn.

Bắp đùi

Đùi là vị trí đơn giản để tự tiêm được. Khi chọn đùi làm vị trí tiêm, hãy đâm kim vào mặt trước ngoài của đùi, giữa đầu gối và hông, phải hơi lệch tâm về phía bên ngoài của chân.

Tiêm thuốc tại vị trí khoảng 10cm (hoặc khoảng bằng chiều rộng của bàn tay), trên đầu gối. Tránh tiêm vào đùi trong do mạng lưới mạch máu ở khu vực đó dày đặc hơn. Tiêm thuốc vào nếp véo da ít nhất 2,5 – 5cm.

Mặc dù vị trí này tiêm dễ dàng nhưng nếu tiêm thuốc thường xuyên vào đùi đôi khi có thể gây khó chịu khi đi bộ hoặc chạy sau khi tiêm.

Vùng lưng dưới, hông hoặc mông

Vị trí cuối cùng để thực hiện tiêm insulin là lưng dưới hoặc hông. Để thực hiện một mũi tiêm ở đây, hãy vẽ một đường tưởng tượng qua đỉnh của mông giữa hông. Đặt kim phía trên đường này nhưng dưới thắt lưng, khoảng nửa giữa cột sống và đường nách giữa.

Vị trí này rất khó để tự tiêm và có thể phải cần người giúp đỡ. Khi tiêm vào mông, tránh phần dưới.

Sự hấp thu insulin với các vị trí tiêm

Những người mắc bệnh đái tháo đường thường tiêm insulin vào bụng (nguồn ảnh: medicalnewstoday.com)Những người mắc bệnh đái tháo đường thường tiêm insulin vào bụng (nguồn ảnh: medicalnewstoday.com)Cơ thể hấp thu insulin với tốc độ khác nhau từ mỗi vị trí. Thông tin này có thể hữu ích khi lập kế hoạch tiêm insulin:
  • Bụng: Insulin đi vào máu nhanh nhất sau khi tiêm vào bụng.
  • Cánh tay trên: Cơ thể hấp thu insulin với tốc độ vừa phải nhưng chậm hơn so với tiêm vào bụng.
  • Vùng lưng dưới và đùi: Insulin đi vào máu chậm nhất từ những vị trí này.
  • Tiêm insulin loại tác dụng nhanh vào bụng ngay sau bữa ăn để có kết quả nhanh nhất.

Nên tiêm insulin loại tác dụng kéo dài và tác dụng trung bình vào các vị trí khác, vì loại insulin tác dụng nhanh sẽ làm giảm hiệu quả của các loại này. Insulin hoạt động hiệu quả hơn trong toàn bộ thời gian cần thiết vì tốc độ hấp thu chậm hơn.

Tập thể dục có thể làm tăng tỷ lệ hấp thu insulin. Nếu lập kế hoạch tập luyện hoặc hoạt động thể chất, hãy xem xét đến những điều này khi lập kế hoạch tiêm thuốc.

Ví dụ, một vận động viên ném bóng chày nên tránh tiêm thuốc vào cánh tay ném bóng. Các hoạt động thể chất có thể ảnh hưởng đến sự hấp thu insulin vào cơ thể. Nên chờ ít nhất 45 phút sau khi tiêm để vận động một phần cơ thể gần chỗ tiêm.

Các vị trí tiêm insulin đều phải được sử dụng luân chuyển và thay đổi để hạn chế tác dụng phụ

Ở bệnh nhân đái tháo đường có chỉ định tiêm insulin kiểm soát đường máu để hạn chế các biến chứng cần tránh tiêm nhiều lần vào cùng một vị trí vì có thể gây kích ứng da và mô mỡ dưới da.

Nếu bị kích ứng có thể làm tăng sự khó chịu và gây ra các biến chứng khác. Việc chỉ tiêm vào cùng một vị trí có thể dẫn đến hình thành nổi cục cứng hoặc lắng đọng mỡ dưới da. Điều này có thể gây khó chịu và thậm chí làm giảm hiệu quả của cơ thể trong việc hấp thụ thuốc.

Khi luân phiên các mũi tiêm, hãy di chuyển xung quanh vị trí đó để đảm bảo rằng mũi tiêm không phải lúc nào cũng diễn ra chính xác ở cùng một vị trí.

Ví dụ, khi dùng một liều insulin loại tác dụng kéo dài vào ban đêm, có thể luôn cảm thấy thoải mái hơn khi tiêm vào đùi. Tuy nhiên, nên chuyển đổi giữa đùi phải và đùi trái mỗi đêm.

Nếu luôn tiêm một liều insulin loại tác dụng nhanh vào buổi sáng vào bụng, nên tiêm xen kẽ giữa các vùng khác nhau của bụng để tránh tiêm nhiều lần vào cùng một vị trí. 

Theo dõi lượng đường trong máu

Nên theo dõi thường xuyên lượng đường trong máu (nguồn: medgadget.com)Nên theo dõi thường xuyên lượng đường trong máu (nguồn:medgadget.com)

Hãy hỏi bác sĩ bất kỳ thắc mắc nào trước khi tiêm insulin về lựa chọn vị trí và các kỹ thuật tiêm khác. Ngoài ra, những người mắc bệnh đái tháo đường cũng nên theo dõi lượng đường trong máu thường xuyên, theo lời khuyên của bác sĩ.

Nên theo dõi và ghi chép lượng đường trong máu trong một cuốn nhật ký hoặc sổ ghi chép để chia sẻ với bác sĩ. Báo với bác sĩ bất kỳ giá trị bất thường nào để bác sĩ có thể điều chỉnh liều lượng insulin khi cần thiết.

Tổng kết

Các vị trí có thể thực hiện tiêm insulin là bụng, cánh tay trên, đùi, lưng dưới, hông hoặc mông. Tiêm vào một số vị trí có thể gây đau, nên cân nhắc các phương pháp tiêm khác nhau ở mỗi vị trí.

Mỗi vị trí cung cấp insulin đến máu với tốc độ khác nhau, vì vậy hãy cân nhắc những tốc độ này tùy thuộc vào thời gian trong ngày và tốc độ cơ thể cần insulin. Tránh tiêm nhiều lần vào cùng một vị trí. Nên trao đổi với bác sĩ để được tư vấn về việc thay đổi vị trí và tự quản lý.

Đối với những người sợ kim tiêm, có một số lựa chọn thay thế để bổ sung insulin dưới dạng bột hít hoặc dạng xịt mũi. Hãy hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi dùng bất kỳ phương pháp nào.

Xem thêm: 

Chủ đề:
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!