C2H2 + Br2 → C2H2Br2 | Axetilen + Br2

Bài viết dưới đây, xin giới thiệu phương trình C2H2 + Br2 → C2H2Br2 gồm điều kiện phản ứng, cách thực hiện, hiện tượng phản ứng và một số bài tập liên quan giúp các em củng cố toàn bộ kiến thức và rèn luyện kĩ năng làm bài tập về phương trình phản ứng hóa học. Mời các bạn đón xem:

C2H2 + Br2 → C2H2Br2

1. Phản ứng hóa học:

    C2H2 + Br2 → C2H2Br2

2. Cách thực hiện phản ứng

- Dẫn từ từ khí axetilen qua dung dịch nước brom (tỉ lệ 1:1).

3. Điều kiện phản ứng

- Không có

4. Hiện tượng nhận biết phản ứng

- Ankin phản ứng làm mất màu dung dịch nước brom ( phản ứng vừa đủ ).

5. Mở rộng tính chất hóa học của C2Hvà Br2

5.1. Tính chất hóa học của C2H2

a. Phản ứng cộng

Phản ứng cộng halogen (phản ứng halogen hóa)

  • Cộng brom

CH ≡ CH + Br - Br → Br-CH = CH - Br

Sản phẩm sinh ra có liên kết đôi trong phân tử nên có thể cộng tiếp với môt phân tử brom nữa:

Br-CH = CH - Br + Br - Br → Br2CH-CH-Br2

  • Cộng clo

C2H2+ Cl2 → C2H2Cl2

  • Phản ứng cộng hiđro (phản ứng hiđro hóa)

C2H2 + H2→ C2H6

Điều kiện phản ứng xảy ra C2H2 và H2: Nhiệt độ, xúc tác Niken

Lưu ý: Ngoài ra khi cho C2H2 tác dụng với H2 ở điều kiện nhiệt độ chất xúc tác khác nhau cho sản phẩm khác nhau

C2H2 + H2 → C2H4

  • Phản ứng cộng axit

C2H2 + HCl → C2H3Cl (Nhiệt độ và xúc tác HgCl2)

  • Phản ứng cộng nước (phản ứng hiđrat hóa

C2H2 + H2O → CH3CHO (Nhiệt độ: 80 độ C Xúc tác: Hg2+ Dung môi: H2SO4)

b. Phản ứng đime hóa và trime hóa

Hai phân tử axetilen có thể cộng hợp với nhau tạo thành vinylaxetilen

Đime hóa:

2CH≡CH → CH2=CH−C≡CH  (Nhiệt độ xúc tác)

(Vinyl axetilen)

Trime hóa:

3CH≡CH  →  C6H6

c. Phản ứng oxi hóa

Phản ứng oxi hóa

Axetilen là hiđrocacbon, vì vậy khi đốt, axetilen sẽ cháy tạo ra cacbon Đioxit và nước, tương tự metan và etilen.

Axetilen cháy trong không khí với ngọn lửa sáng, tỏa nhiều nhiệt.

C2H2 + 5/2O2 → 2CO2 + H2O

5.2. Tính chất hóa học của Br2

a. Tác dụng với kim loại

    Sản phẩm tạo muối tương ứng

Hóa học lớp 10 | Lý thuyết và Bài tập Hóa học 10 có đáp án

    b. Tác dụng với hidro

Hóa học lớp 10 | Lý thuyết và Bài tập Hóa học 10 có đáp án

    Độ hoạt động giảm dần từ Cl → Br → I

    Các khí HBr, HI tan vào nước tạo dung dịch axit.

Hóa học lớp 10 | Lý thuyết và Bài tập Hóa học 10 có đáp án

    Về độ mạnh axit thì lại tăng dần từ HCl < HBr < HI.

    c. Tính khử của Br2, HBr

    - Brom thể hiện tính khử khi gặp chất oxi hóa mạnh (như nước clo, …)

Br2 + 5Cl2 + 6H2O → 2HBrO3 (Axit bromic) + 10HCl

    - Tính khử của HBr (ở trạng thái khí cũng như trong dd) mạnh hơn HCl. HBr khử được H2SO4 đặc thành SO2.

2HBr + H2SO → Br2 + SO2 + 2H2O

    - Dd HBr không màu, để lâu trong không khí trở nên có màu vàng nâu vì bị oxi hóa (dd HF và HCl không có phản ứng này):

4HBr + O2 → 2H2O + 2Br2

6. Bạn có biết

- Phản ứng trên gọi là phản ứng cộng brom.

- Phản ứng xảy ra qua hai giai đoạn. Muốn dừng lại ở giai đoạn nào thì cần thực hiện phản ứng ở nhiệt độ thích hợp.

- Khối lượng dung dịch brom tăng bằng lượng ankin đã tham gia phản ứng.

7. Bài tập liên quan (có đáp án)

Câu 1: Axetilen phản ứng với dung dịch nước brom theo mấy giai đoạn?

 A. 1 giai đoạn

 B. 2 giai đoạn

 C. 3 giai đoạn

 D. 4 giai đoạn

Hướng dẫn: Axetilen phản ứng với dung dịch nước brom theo 2 giai đoạn.

  C2H2 + Br2 → C2H2Br2

  C2H2 + 2 Br2 → C2H2Br4

Đáp án: B.

Câu 2: Ở nhiệt độ -20°C thì phản ứng với dung dịch nước brom của axetilen thu được sản phẩm là gì?

 A. C2H2Br2

 B. C2H2Br4

 C. C2H4

 D. Không phản ứng

Hướng dẫn:

Ở -20°C thu được C2H2Br2

  C2H2 + Br2 → C2H2Br2

Đáp án: A

Câu 3: Cho các phản ứng sau:

 (1). Fe(OH)2 + HNO3 loãng →

 (2). CrCl3 + NaOH + Br2 

 (3). FeCl2 + AgNO3(dư) →

 (4). CH3CHO + H2 

 (5). Glucozơ + AgNO3 + NH3 + H2O →

 (6). C2H2 + Br2 

 (7). Grixerol + Cu(OH)2 

 (8). Al2O3 + HNO3(đặc, nóng) →

Số phản ứng xảy ra thuộc loại phản ứng oxi hóa khử là:

  A. 6                     B. 5                     C. 7                                 D. 4

Hướng dẫn

(1). 4HNO3 + Fe(OH)2 → 3H2O + NO2 + Fe(NO3)3

(2). 3Br2 + 16NaOH + 2CrCl3 → 8H2O + 6NaCl + 2Na2CrO4 + 6NaBr

(3). 3AgNO3 + FeCl2 → Ag + 2AgCl + Fe(NO3)3

(4). CH3CHO + H2 → CH3CH2OH

(5). C6H12O6 + 2Ag(NH3)2OH → 2Ag + H2O + 3NH3 + CH2OH(CHOH)4COONH4

(6). Br2 + C2H2 → C2H2Br2

Đáp án: A

Câu 4: Hãy cho biết trong các chất sau: C2H4, C3H4, C2H6, C2H2 có bao nhiêu chất làm mất màu dung dịch brom?

A. 1                B. 2                     C. 3                D. 4

Hướng dẫn

Các chất làm mất màu dung dịch brom là: C2H4, C3H4, C2H2.

C2H4 + Br2 → C2H4Br2

C3H4 + 2Br2 → C3H4Br4

C2H2 + 2Br2 → C2H2Br4

Đáp án: C

Câu 5: Khí axetilen không có tính chất hóa học nào sau đây ?

A. Phản ứng cộng với dung dịch brom.

B. Phản ứng cháy với oxi.

C. Phản ứng cộng với hiđro.

D. Phản ứng thế với clo ngoài ánh sáng.

Hướng dẫn

Khí axetilen không có phản ứng thế với clo ngoài ánh sáng.

Đáp án: D

Câu 6:  Dãy các chất nào sau đây đều làm mất màu dung dịch brom?

A. CH4 ; C6H6.

B. C2H4 ; C2H6.

C. CH4 ; C2H4

D. C2H4 ; C2H2.

Hướng dẫn

2 chất đều làm mất màu dung dịch brom là: C2H4 ; C2H2.

Đáp án: D

Câu 7: Cho 0,448 lít (đktc) hỗn hợp khí gồm C2H4, C2H2 tác dụng hết với dung dịch brom dư, khối lượng brom đã tham gia phản ứng là 4,8 gam. Số mol khí C2H4 trong hỗn hợp ban đầu là

A. 0,02.

B. 0,01.

C. 0,015.

D. 0,005.

Hướng dẫn

Trắc nghiệm Hóa học 9 Bài 38 (có đáp án): Axetilen (phần 2)

Đáp án: B

Câu 8: Có 3 bình, mỗi bình chứa 1 trong các khí sau: metan, axetilen, khí cacbonic. Đánh số A, B, C vào các bình này và tiến hành các thí nghiệm với từng chất khí. Kết quả thí nghiệm được ghi ở bảng sau:

Thuốc thử A B C
Dung dịch brom Không hiện tượng Mất màu Không hiện tượng
Dung dịch nước vôi trong Không hiện tượng Không hiện tượng Vẩn đục

Hãy cho biết 3 bình A, B, C chứa lần lượt những khí nào?

A. Bình A chứa axetilen, bình B chứa metan, bình C chứa cacbonic.

B. Bình A chứa metan, bình B chứa axetilen, bình C chứa cacbonic.

C. Bình A chứa axetilen, bình B chứa cacbonic, bình C chứa metan.

D. Bình A chứa cacbonic, bình B chứa metan, bình C chứa axetilen.

Hướng dẫn

Khí làm mất màu dung dịch brom là axetilen ⇒ Bình B chứa axetilen

Khí làm vẩn đục nước vôi trong là cacbonic ⇒ Bình C chứa cacbonic

Khí không phản ứng với cả 2 chất là metan ⇒ Bình A chứa metan

Đáp án: B

Câu 9: Cho 0,56 lít (đktc) hỗn hợp khí metan và axetilen tác dụng với dung dịch brom dư, lượng brom đã tham gia phản ứng là 5,6 gam. Thành phần phần trăm về thể tích của axetilen trong hỗn hợp ban đầu lần lượt là

 A. 20%.

 B. 70%.

 C. 40%.

 D. 60%.

Hướng dẫn

Trắc nghiệm Hóa học 9 Bài 38 (có đáp án): Axetilen

Cho hỗn hợp khí qua dung dịch brom dư chỉ có axetilen phản ứng

Trắc nghiệm Hóa học 9 Bài 38 (có đáp án): Axetilen

Đáp án: B

Xem thêm các phương trình hóa học liên quan khác:

C2H2 + H2 → C2H6 | C2H2 ra C2H6

C2H2 + AgNO3 + NH3 → C2Ag2 + NH4NO3 | C2H2 ra C2Ag2

C + H2 → C2H2 | C ra C2H2

CH2=CH2 + Br2 → CH2Br–CH2Br | C2H4 + Br2 | Etilen + Br2

C6H5-CH=CH2 + Br2 → C6H5-CHBr-CH2Br | C6H5-CH=CH2 ra C6H5-CHBr-CH2Br

 

Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!