Bệnh dịch tả lợn châu Phi có nguy hiểm không? Biện pháp phòng bệnh?

Bệnh dịch tả lợn châu Phi hiện đã xuất hiện tại Việt Nam và lây lan nhanh, gây ảnh hưởng tới ngành chăn nuôi, gây hoang mang cho người tiêu dùng. Bệnh hiện chưa có biện pháp phòng chống đặc hiệu. Bệnh không gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người, tuy nhiên có thẻ gián tiếp gây ảnh hưởng thông qua các bệnh khác. Thực tế, việc phòng bệnh bằng các biện pháp sinh học, đảm bảo vệ sinh, an toàn thực phẩm, tìm hiểu các thông tin về bệnh dịch luôn là điều cần thiết để đảm bảo sức khỏe cho bạn và gia đình.

Bệnh tả lợn châu Phi gây tác động tới sức khỏe của con người như thế nào? Làm thế nào để nhận biết thịt lợn nhiễm bệnh? Cách phòng bệnh? Bài viết sẽ cung cấp cho bạn thông tin cần thiết.

Bệnh dịch tả lợn châu Phi là bệnh gì? 

Bệnh dịch tả lợn Châu Phi (ASF) là một bệnh do virus thuộc họ Asfarviridae gây ra, loại virus rất dễ lây lan ở lợn nhà và lợn rừng, gây thiệt hại nghiêm trọng về kinh tế và sản xuất. Bệnh động vật xuyên biên giới (TAD) này có thể lây lan qua lợn sống hoặc lợn chết, lợn nuôi hoặc lợn hoang dã và các sản phẩm từ thịt lợn; hơn nữa, sự lây truyền cũng có thể xảy ra qua thức ăn bị ô nhiễm và đồ vật do tính kháng môi trường cao của virus ASF. Hiện tại không có vắc xin phòng bệnh dịch tả lợn châu Phi. 

Video dịch tả lợn châu Phi: Triệu chứng và cách chữa trị

Virus gây bệnh dịch tả lợn châu Phi có sức đề kháng cao trong môi trường nhiệt độ thấp, có thể tồn tại trong thịt lợn sống hoặc ngoài môi trường từ 3-6 tháng, nhưng bị tiêu diệt ở 70oC trở lên. Do đó, cần thực hiện các biện pháp phòng bệnh sinh học để tiêu diệt mầm bệnh, tránh lây lan.

Trong thời gian bùng phát và ở các nước bị ảnh hưởng, các biện pháp vệ sinh cổ điển có thể được áp dụng bao gồm phát hiện sớm và tiêu hủy động vật theo quy trình xử lý. Kể từ năm 2007, căn bệnh này đã được báo cáo ở nhiều quốc gia trên khắp châu Phi, châu Á và châu Âu, ở cả lợn nhà và lợn rừng.

Đường lây truyền của dịch tả lợn châu Phi

  • Tiếp xúc trực tiếp với lợn nhà hoặc lợn rừng bị nhiễm bệnh
  • Tiếp xúc gián tiếp, thông qua việc ăn phải vật liệu bị ô nhiễm (ví dụ như chất thải thực phẩm, thức ăn chăn nuôi hoặc rác thải)
  • Mối mọt nhiễm mầm bệnh, hoặc vật trung gian truyền bệnh (bọ ve mềm thuộc giống Ornithodoros) nếu có.

Biểu hiện lợn nhiễm bệnh dịch tả lợn châu Phi

Lợn bị nhiễm bệnh dịch tả châu Phi. Nguồn: pig333.com

Lợn bị nhiễm bệnh dịch tả châu Phi. 

Các dấu hiệu lâm sàng và tỷ lệ tử vong có thể thay đổi tùy theo độc lực của vi rút và loài lợn:

  • Các dạng ASF cấp tính ở lợn được đặc trưng bởi sốt cao, suy nhược, chán ăn và bỏ ăn, xuất huyết trên da (đỏ da trên tai, bụng và chân), sẩy thai ở lợn nái đang mang thai, tím tái, nôn mửa, tiêu chảy và chết trong vòng 6-13 ngày (hoặc lên đến 20 ngày). Tỷ lệ tử vong có thể cao tới 100%.
  • Các dạng bán cấp và mãn tính là do virut có độc lực trung bình hoặc thấp gây ra, chúng tạo ra các dấu hiệu lâm sàng ít dữ dội hơn có thể biểu hiện trong thời gian dài hơn nhiều. Tỷ lệ tử vong thấp hơn, nhưng vẫn có thể dao động từ 30-70%. Các triệu chứng bệnh mãn tính bao gồm sụt cân, sốt từng cơn, các dấu hiệu về đường hô hấp, loét da mãn tính và viêm khớp.
  • Các loại lợn khác nhau có thể có tính nhạy cảm khác nhau đối với nhiễm virus ASF. 

Dịch tả lợn châu Phi ảnh hưởng tới con người như thế nào?

Bệnh dịch tả lợn Châu Phi không lây lan sang người, không có mối đe dọa trực tiếp đến sức khỏe con người. Nhưng lợn mắc bệnh dịch tả Châu Phi có nguy cơ cao mắc các bệnh khác như tai xanh, cúm, thương hàn...

Những bệnh như tai xanh, cúm, thương hàn... mới gây nguy hiểm cho con người, gây ra rối loạn tiêu hóa khi người ăn phải tiết canh hay thịt lợn bệnh chưa được nấu chín.

Đặc biệt khi bị bệnh tai xanh, vi khuẩn liên cầu trú ngụ trong miệng, mũi của lợn sẽ phát triển, nếu người có vết thương hở tiếp xúc với lợn sẽ bị vi khuẩn xâm nhập và gây bệnh. Khi bị nhiễm khuẩn người bệnh có biểu hiện sốt cao, đau đầu, buồn nôn, xuất huyết một số nơi trên cơ thể, ngoài ra có một số trường hợp xuất hiện các triệu chứng nhiễm độc đường tiêu hóa, nặng hơn có thể bị viêm màng não.

Phòng bệnh dịch tả lợn châu Phi

Việc phòng ngừa ở các quốc gia không có dịch bệnh phụ thuộc vào việc thực hiện các chính sách nhập khẩu thích hợp và các biện pháp an toàn sinh học, đảm bảo rằng lợn sống hoặc các sản phẩm thịt lợn bị nhiễm bệnh phải tiêu hủy. 

Các biện pháp vệ sinh cổ điển bao gồm: 

  • Phát hiện sớm và tiêu hủy động vật theo luật
  • Xử lý thùng xe và chất thải đúng cách; làm sạch và khử trùng kỹ lưỡng vật dụng liên quan chăn nuôi và vận chuyển
  • Phân vùng/ khoanh vùng và kiểm soát sự lây lan dịch bệnh; giám sát và điều tra dịch tễ học chi tiết; 
  • Các biện pháp an toàn sinh học nghiêm ngặt tại các trang trại.
  • Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, ăn chín uống sôi
  • Không tiêu thụ thực phẩm không rõ nguồn gốc. 
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!