90 bài tập về đại cương về dòng điện xoay chiều (2024) có đáp án chi tiết nhất

1900.edu.vn xin giới thiệu: Tổng hợp các dạng bài tập về đại cương về dòng điện xoay chiều Vật lí 12. Đây sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích, giúp các bạn học sinh ôn tập và củng cố kiến thức đã học, tự luyện tập nhằm học tốt môn Vật lí 12, giải bài tập Vật lí 12 tốt hơn. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết bài viết dưới đây.

Dòng điện xoay chiều

Kiến thức cần nhớ

1. Khái niệm về dòng điện xoay chiều

Dòng điện xoay chiều là dòng điện có cường độ là hàm số sin hay côsin của thời gian:  i=I0cosωt+φi

Trong đó: I0 > 0 được gọi là giá trị cực đại của dòng điện tức thời;

ω > 0 được gọi là tần số góc;

T=2π/ω được gọi là chu kì của i;

f = 1/T gọi là tần số của i;

ωt+φi gọi là pha của i;

Điện áp xoay chiều là điện áp biến thiên theo hàm số sin hay côsin của thời gian:  u=U0cosωt+φu.

Độ lệch pha giữa điện áp so với dòng điện qua mạch: φ=φuφi. Độ lệch pha này phụ thuộc vào tính chất của mạch điện.

2. Nguyên tắc tạo ra dòng điện xoay chiều

Cho một cuộn dây dẫn dẹt kín hình tròn, quay đều với tốc độ góc  quanh một trục định đồng phẳng với cuộn dây đặt trong một từ trường đều B có phương vuông góc với trục quay. Khi đó trong cuộn dây sẽ xuất hiện một dòng điện xoay chiều.

Giả sử tại thời điểm ban đầu, pháp tuyến của mặt khung và từ trường hợp với nhau một góc , đến thời điểm t, góc hợp bởi giữa chúng là ωt+α  từ thông qua mạch là:  Φ=NBScosωt+α

Theo định luật Faraday ta có:

   e=dΦdt=NωBSsinωt+α.

Nếu vòng dây kín và có điện trở R thì dòng điện cưỡng bức trong mạch:  i=NωBSRsinωt+α

Đặt I0=NωBSR.  Ta được  i=I0sinωt+α

Trong một chu kì T dòng điện xoay chiều đổi chiều 2 lần, trong mỗi giây dòng điện xoay chiều đổi chiều 2f lần.

3. Giá trị hiệu dụng

Giả sử cho dòng điện i=I0cosωt  qua điện trở thì công suất tức thời:  ω=Ri2=RI02cos2ωt

Công suất trung bình trong 1 chu kì:  P=p¯=RI02cos2ωT¯=RI02.12=R.I022

Ta có thể đưa về dạng dòng điện không đổi:  P=RI2

Vậy I=I02  gọi là dòng điện hiệu dụng.

Cường độ hiệu dụng của dòng điện xoay chiều bằng cường độ của một dòng điện không đổi, sao cho khi đi qua cùng một điện trở R thì công suất tiêu thụ trong R bởi hai dòng điện đó là như nhau.

Cường độ hiệu dụng và điện áp hiệu dụng:  I=I02;U=U02.

Ampe kế và vôn kế đo cường độ dòng điện và điện áp xoay chiều dựa vào tác dụng nhiệt của dòng điện nên gọi là ampe kế nhiệt và vôn kế nhiệt, số chỉ của chúng là cường độ hiệu dụng và điện áp hiệu dụng của dòng điện xoay chiều.

Khi tính toán, đo lường, ... các mạch điện xoay chiều, chủ yếu sử dụng các giá trị hiệu dụng.

Các dạng bài tập về đại cương về dòng điện xoay chiều

Dạng 1: Bài toán liên quan đến đại cương về dòng điện xoay chiều

Phương pháp:

* Biểu thức điện áp và dòng điện:  u=U0cosωt+φui=I0cosωt+φiφ=φuφi    ω=2πfU0=U2I0=I2

* Khi đặt điện áp xoay chiều vào R thì công suất tỏa nhiệt và nhiệt lượng tỏa ra sau thời gian t:

 P=I2R=U2R=I02R2=U022RQ=Pt=I02Rt2=I2Rt=U02t2R=U2tR

* Khi đặt điện áp xoay chiều vào RLC thì công suất tỏa nhiệt và nhiệt lượng tỏa ra sau thời gian t: P=I2RQ=Pt  với I=UZ    Z=R2+ZLZC2=R2+ωL1ωC2

Dạng 2: Bài toán liên quan đến thời gian

1. Thời gian gian thiết bị hoạt động

Một thiết bị điện được đặt dưới điện áp xoay chiều u = U0coscot(V). Thiết bị chỉ hoạt động khi điện áp tức thời có độ lớn không nhỏ hơn b. Vậy thiết bị chỉ hoạt động khi u nằm ngoài khoảng (−b, b) (xem hình vẽ)

Thời gian hoat động trong một nửa chu kì:  2t1=2.1ωarccosbU0.

Thời gian hoạt động trong một chu kỳ: tT=4t1=4.1ωarccosbU0

Thời gian hoạt động trong 1s:  ftT=f.4.1ωarccosbU0

Thời gian hoạt động trong ts:  t.ftT=t.f.4.1ωarccosbU0

2. Thời điểm để dòng hoặc điện áp nhận một giá trị nhất định

Để xác định các thời điểm có thể dùng giải phương trình lượng giác hoặc dùng vòng tròn lượng giác.

3. Các giá trị tức thời ở các thời

Nếu biết giá trị tức thời ở thời điểm này tìm giá trị ở thời điểm khác ta có thể giải phương trình lượng giác hoặc dùng vòng tròn lượng giác.

Dạng 3: Bài toán liên quan đến điện lượng. Giá trị hiệu dụng

1. Điện lượng chuyển qua tiết diện thẳng dây dẫn

Theo định nghĩa:  i=dqdtdq=idt.

Điện lượng chuyển qua tiết diện thẳng của dây dẫn tính từ thời điểm t1 đến t2:  Q=t1t2idt.

 i=I0sinωt+φQ=I0ωcosωt+φt2t1=I0ωcosωt+φcosωt1+φi=I0cosωt+φQ=I0ωsinωt+φt1t2=I0ωsinωt2+φsinωt1+φ

2. Thể tích khí thoát ra khi điện phân dung dịch axit H2SO4

+ Điện lượng qua tiết diện thẳng của dây dẫn trong 1/2 chu kỳ: Q1/2=2I0/ω.

+ Thể tích khí H2 và O2 ở ĐKTC thoát ra ở mỗi điện cực trong nửa chu kì lần lượt là:

I1'=Q1/296500=11,2l   I2'=Q1/296500=5,6l.

Thể tích khí H: và O2 ở ĐKTC thoát ra ở mỗi điện cực trong thời gian t lần lượt là:

VH2=tTV1   VO2=tTV2.

+ Tổng thể tích khí H2 và O2 ở ĐKTC thoát ra ở mỗi điện cực trong thời gian t là:

V=VH2+VO2=tTV1+V2=tTQ1/296500.16,8lit

3. Giá trị hiệu dụng. Giá trị trung bình

Nếu h(t) là hàm tuần hoàn xác định trong đoạn t1;t2  thi giá trị hiệu đụng được tính theo  H=1t2t1t1t2h2dt

Dòng điện biến thiên điều hòa theo thời gian i=I0cosωt+φ  thì giá trị hiệu dụng của nó:  I=I02

Dòng điện biến thiên tuần hoàn theo thời gian i=a+I01cosω1t+φ1 +I02cosω2t+φ1+I03cosω3t+φ3+.... thì giá trị hiệu dụng của nó:

 I=a2+I0122+I0222+I0322+....

Nếu dòng điện biến thiên theo đồ thị sau thì giá trị hiệu dụng của nó được tính theo cách:  Q=Q1+Q2+Q3

                  I2Rt=I12Rt1+I22Rt2+I32t3I=I12.t1t+I22t2t+I32t3t

Nếu h(t) tuần hoàn với chu kì T thì giá trị trung bình của nó trong 1 chu kì: H¯=1T0Thdt

Bài tập tự luyện 

Bài 1: Đặt vào hai đầu đoạn mạch chỉ có cuộn cảm thuần một điện áp xoay chiều có biểu thức u = U0cos(ωt - π/6)(V) thì cường độ dòng điện trong mạch là i = I0cos(ωt + φ)A. Giá trị của φ là:

Bài tập trắc nghiệm Vật Lí 12 | Câu hỏi trắc nghiệm Vật Lí 12

- Đoạn mạch chỉ chứa cuộn cảm thuần thì dòng điện trễ pha π/2 so với điện áp.Bài tập trắc nghiệm Vật Lí 12 | Câu hỏi trắc nghiệm Vật Lí 12Chọn đáp án A

Bài 2: Trong một đoạn mạch điện xoay chiều chỉ có tụ điện thì điện áp ở hai đầu mạch:

A. sớm pha 0,5π so với cường độ dòng điện.

B. sớm pha 0,25π so với cường độ dòng điện.

C. trễ pha 0,5π so với cường độ dòng điện.

D. cùng pha với cường độ dòng điện.

- Trong mạch điện chỉ chứa tụ điện thì điện áp trễ pha so với cường độ dòng điện trong mạch.Chọn đáp án C

Bài 3: Đặt điện áp xoay chiều u = U cos(ωt)V vào hai đầu một điện trở thuần R = 100 Ω thì cường độ dòng điện cực đại qua điện trở có giá trị 2 A. Giá trị của U bằng:

Bài tập trắc nghiệm Vật Lí 12 | Câu hỏi trắc nghiệm Vật Lí 12

- Ta có:Bài tập trắc nghiệm Vật Lí 12 | Câu hỏi trắc nghiệm Vật Lí 12Chọn đáp án C

Bài 4: Trên đoạn mạch xoay chiều tần số 50 Hz chỉ có điện trở thuần:

A. pha của cường độ dòng điện bằng 0.

B. cường độ dòng điện trong mỗi giây có 200 lần đạt độ lớn bằng một nửa giá trị cực đại.

C. cường độ dòng điện tức thời không tỉ lệ với điện áp tức thời.

D. cường độ dòng điện hiệu dụng có giá trị bằng một nửa cường độ dòng điện cực đại.

- Ta có: Bài tập trắc nghiệm Vật Lí 12 | Câu hỏi trắc nghiệm Vật Lí 12- Suy ra trong 1 chu kỳ có 4 thời điểm i thỏa mãn yêu cầu. Vậy trong 1s (50 chu kỳ) có 200 lần i đạt độ lớn bằng một nửa giá trị cực đại.Chọn đáp án B

Bài 5: Cho dòng điện xoay chiều có cường độ tức thời là i = 40sin(100πt + π/6) (mA) qua điện trở R = 50 Hz. Nhiệt lượng tỏa ra trên R trong 2 s đầu là:

A. 80 J       B. 0,08 J.

C. 0,8 J      D. 0,16 J

- Ta có:Bài tập trắc nghiệm Vật Lí 12 | Câu hỏi trắc nghiệm Vật Lí 12Chọn đáp án B

Bài 6: Tác dụng cản trở dòng điện của cuộn cảm đối với dòng điện xoay chiều đúng với trường hợp nào nêu dưới đây?

A. Đối với dòng điện có tần số càng lớn thì tác dụng cản trở càng lớn.

B. Đối với dòng điện có tần số càng lớn thì tác dụng cản trở càng nhỏ.

C. Cuộn cảm có độ tự cảm càng nhỏ thì tác dụng cản trở càng lớn.

D. Tác dụng cản trở dòng điện không phụ thuộc vào tần số của dòng điện.

- Cuộn cảm thuần cho dòng điện xoay chiều đi qua nhưng cản trở dòng xoay chiều, đại lượng đặc trưng cho mức cản trở của cuộn dây với dòng xoay chiều gọi là cảm kháng:   ZL = ω.L = L.2πf (Ω). (ZL tỉ lệ thuận với f )- ZL chỉ phụ thuộc vào cấu tạo cuộn dây và tần số dòng xoay chiều, dòng điện có tần số càng lớn càng bị cuộn dây cản trở nhiều và ngược lại.Chọn đáp án C

Bài 7: Đặt điện áp u = U0cosωt vào hai đầu cuộn cảm thuần có độ tự cảm L. Tại thời điểm điện áp giữa hai đầu cuộn cảm có độ lớn cực đại thì cường độ dòng điện qua cuộn cảm bằng:

Bài tập trắc nghiệm Vật Lí 12 | Câu hỏi trắc nghiệm Vật Lí 12

- Với đoạn mạch chỉ chứa L thì điện áp hiệu dụng hai đầu vuông pha với dòng điện→ khi u cực đại thì i = 0.Chọn đáp án B

Bài 8: Đặt điện áp u = 200√2 cos(100πt)(V) vào hai đầu đoạn mạch chỉ chứa điện trở thuần R = 100Ω thì cường độ dòng điện hiệu dụng của mạch là:

Bài tập trắc nghiệm Vật Lí 12 | Câu hỏi trắc nghiệm Vật Lí 12

- Cường độ dòng điện hiệu dụng trong mạch:Bài tập trắc nghiệm Vật Lí 12 | Câu hỏi trắc nghiệm Vật Lí 12Chọn đáp án C

Bài 9: Đặt điện áp xoay chiều vào hai đầu đoạn mạch chỉ có điện trở thuần R = 10 Ω thì trong mạch xuất hiện dòng điện xoay chiều. Biết nhiệt lượng tỏa ra trong 30 phút là 900 kJ. Cường độ dòng điện cực đại trong mạch là:

Bài tập trắc nghiệm Vật Lí 12 | Câu hỏi trắc nghiệm Vật Lí 12

- Nhiệt lượng tỏa ra trên điện trở:Bài tập trắc nghiệm Vật Lí 12 | Câu hỏi trắc nghiệm Vật Lí 12Chọn đáp án A

Bài 10: Đặt điện áp u = U0 cos(100πt + π/3)(V) vào hai đầu một cuộn cảm thuần có độ tự cảm L = 1/2π H . Ở thời điểm điện áp giữa hai đầu cuộn ảm là 100√2 V thì cường độ dòng điện qua cuộn cảm là 2A. Biểu thức của cường độ dòng điện qua cuộn cảm này là:

Bài tập trắc nghiệm Vật Lí 12 | Câu hỏi trắc nghiệm Vật Lí 12 Bài tập trắc nghiệm Vật Lí 12 | Câu hỏi trắc nghiệm Vật Lí 12

- Cảm kháng của cuộn dây:Bài tập trắc nghiệm Vật Lí 12 | Câu hỏi trắc nghiệm Vật Lí 12→ Đoạn mạch chỉ chứa cuộn dây thì điện áp luôn sớm pha so với dòng điện một góc π/2 . Ta có:Bài tập trắc nghiệm Vật Lí 12 | Câu hỏi trắc nghiệm Vật Lí 12Chọn đáp án C
 

Bài 11: Một tụ điện có điện dung Bài tập trắc nghiệm Vật Lí 12 | Câu hỏi trắc nghiệm Vật Lí 12 mắc vào nguồn xoay chiều có điện áp Bài tập trắc nghiệm Vật Lí 12 | Câu hỏi trắc nghiệm Vật Lí 12

- Cường độ dòng điện hiệu dụng chạy qua tụ có giá trị là:

A. 4 A.      B. 5 A.

C. 7 A.      D. 6 A.

- Cường độ dòng điện qua mạchBài tập trắc nghiệm Vật Lí 12 | Câu hỏi trắc nghiệm Vật Lí 12Chọn đáp án B

Bài 12: Đặt điện áp Bài tập trắc nghiệm Vật Lí 12 | Câu hỏi trắc nghiệm Vật Lí 12 vào hai đầu đoạn mạch chỉ có tụ điện thì cường độ dòng điện trong mạch là i = I0cos(ωt + φ/4)V. Giá trị của φ bằng:

A. -π/2       B. π/2

C. -3π/2      D. 3π/4

- Dòng điện trong mạch chỉ chứa tụ sớm pha hơn điện áp hai đầu mạch một góc 0,5π.⇒ φ = 3π/4.Chọn đáp án D

Bài 13: Đặt điện áp u = U0 cos100πt (V), ( t tính bằng s) vào hai đầu tụ điện có điện dung Bài tập trắc nghiệm Vật Lí 12 | Câu hỏi trắc nghiệm Vật Lí 12

- Dung kháng của tụ điện là:

A. 15 Ω.      B. 10 Ω.

C. 50 Ω.      D. 0,1 Ω.

- Dung kháng của tụ điện:Bài tập trắc nghiệm Vật Lí 12 | Câu hỏi trắc nghiệm Vật Lí 12Chọn đáp án B

Bài 14: Dòng điện xoay chiều chạy qua mạch chỉ có cuộn dây thuần cảm luôn:

A. có pha ban đầu bằng 0.

B. trễ pha hơn điện áp hai đầu mạch góc π/2

C. có pha ban đầu bằng -π/2.

D. sớm pha hơn điện áp hai đầu mạch góc π/2

- Dòng điện xoay chiều chạy qua đoạn mạch chứa cuộn cảm thuần sẽ trễ pha so với điện áp hai đầu mạch một góc 0,5π.Chọn đáp án B

Bài 15: Đoạn mạch gồm điện trở thuần R = 50 Ω mắc nối tiếp với tụ điện C = 10-4/π (F). Mắc hai đầu đoạn mạch này vào mạng điện sinh hoạt của nước ta thì cường độ hiệu dụng trong mạch có giá trị là:

A. 1,97 A.      B. 2,78 A.

C. 2 A.         D. 50√5 A.

- Cường độ dòng điện hiệu dụng trong mạch:Bài tập trắc nghiệm Vật Lí 12 | Câu hỏi trắc nghiệm Vật Lí 12Chọn đáp án A

Bài 16: Cho dòng điện xoay chiều i = 2cos100πt (A) qua điện trở R = 50 Ω trong thời gian 1 phút. Nhiệt lượng tỏa ra trên điện trở là:

A. 6000 J      B. 1000 J

C. 800 J       D. 1200 J

- Nhiệt lượng tỏa ra trên điện trở là:Bài tập trắc nghiệm Vật Lí 12 | Câu hỏi trắc nghiệm Vật Lí 12Chọn đáp án A

Bài 17: Mắc một cuộn cảm vào một điện áp xoay chiều có tần số f, cuộn cảm có cảm kháng là ZL. Nếu giảm độ tự cảm của cuộn cảm đi một nửa và tần số tăng lên 4 lần thì cảm kháng ZL sẽ:

A. tăng 8 lần

B. giảm 8 lần

C. tăng 2 lần

D. giảm 2 lần.

- Ta có:Bài tập trắc nghiệm Vật Lí 12 | Câu hỏi trắc nghiệm Vật Lí 12Chọn đáp án C

Bài 18: Một đoạn mạch điện gồm điện trở R = 50 Ω mắc nối tiếp với cuộn thuần cảm có 0,5/π H. Đặt vào hai đầu đoạn mạch một điện áp xoay chiều:

Bài tập trắc nghiệm Vật Lí 12 | Câu hỏi trắc nghiệm Vật Lí 12

- Biểu thức của cường độ dòng điện qua đoạn mạch là:

Bài tập trắc nghiệm Vật Lí 12 | Câu hỏi trắc nghiệm Vật Lí 12 Bài tập trắc nghiệm Vật Lí 12 | Câu hỏi trắc nghiệm Vật Lí 12

- Cảm kháng của đoạn mạch ZL = 50Ω.→ Biểu diễn phức cường độ dòng điện trong mạch:Bài tập trắc nghiệm Vật Lí 12 | Câu hỏi trắc nghiệm Vật Lí 12Chọn đáp án A

Bài 19: Cho đoạn mạch điện xoay chiều chỉ có cuộn dây thuần cảm có hệ số tự cảm L với L = 1/2π H. Đặt điện áp xoay chiều có tần số 50 Hz vào hai đầu đoạn mạch. Tại thời điểm mà điện áp hai đầu mạch có giá trị u= 100√3 V thì cường độ dòng điện trong mạch là i = 2 A. Điện áp hiệu dụng hai đầu cuộn cảm có giá trị là:

Bài tập trắc nghiệm Vật Lí 12 | Câu hỏi trắc nghiệm Vật Lí 12

- Cảm kháng của đoạn mạch ZL = 50Ω.- Với đoạn mạch chỉ chứa cuộn cảm thì điện áp hiệu dụng hai đầu đoạn mạch luôn vuông pha với cường độ dòng điện trong mạch:Bài tập trắc nghiệm Vật Lí 12 | Câu hỏi trắc nghiệm Vật Lí 12Chọn đáp án A

Bài 20: Đặt điện áp u = 120√2 cos(100πt + π/3)(V) vào hai đầu điện trở có R = 50 Ω. Biểu thức cường độ dòng điện chạy qua điện trở là:

Bài tập trắc nghiệm Vật Lí 12 | Câu hỏi trắc nghiệm Vật Lí 12 Bài tập trắc nghiệm Vật Lí 12 | Câu hỏi trắc nghiệm Vật Lí 12

- Đoạn mạch chỉ chứa điện trở thuần thì dòng điện luôn cùng pha với điện áp:Bài tập trắc nghiệm Vật Lí 12 | Câu hỏi trắc nghiệm Vật Lí 12Chọn đáp án B

Bài 21: Trong đoạn mạch điện xoay chiều chỉ có cuộn dây thuần cảm có độ tự cảm L, điện áp giữa hai đầu cuộn dây có biểu thức u = U0cos(ωt + φu)V thì cường độ điện chạy qua đoạn mạch có biểu thức i = I√2 cosωt (A) trong đó I và φu được xác định bởi các hệ thức:

Bài tập trắc nghiệm Vật Lí 12 | Câu hỏi trắc nghiệm Vật Lí 12 Bài tập trắc nghiệm Vật Lí 12 | Câu hỏi trắc nghiệm Vật Lí 12

- Mạch chỉ chứa cuộn cảm thuần nên điện áp u sớm pha hơn dòng điện i một góc 0,5π⇒ φu = 0,5π- Cường độ đòng điện hiệu dụng được xác định bằng biểu thức:Bài tập trắc nghiệm Vật Lí 12 | Câu hỏi trắc nghiệm Vật Lí 12Chọn đáp án B

Bài 22: Đặt điện áp u = U0cos(100πt + π/3)(V) vào hai đầu một cuộn cảm thuần có độ tự cảm 1/(2π) H . Ở thời điểm điện áp giữa hai đầu cuộn cảm là 100√2 V thì cường độ dòng điện qua cuộn cảm là 2 A. Biểu thức của cường độ dòng điện qua cuộn cảm này là:

Bài tập trắc nghiệm Vật Lí 12 | Câu hỏi trắc nghiệm Vật Lí 12 Bài tập trắc nghiệm Vật Lí 12 | Câu hỏi trắc nghiệm Vật Lí 12

- Cảm kháng của cuộn dây ZL = 100Ω- Áp dụng hẹ thức độc lập thời gian cho đoạn mạch chỉ chứa cuộn cảm:Bài tập trắc nghiệm Vật Lí 12 | Câu hỏi trắc nghiệm Vật Lí 12- Dòng điện trong mạch trễ pha hơn điện áp một góc 0,5πBài tập trắc nghiệm Vật Lí 12 | Câu hỏi trắc nghiệm Vật Lí 12Chọn đáp án B

Bài 23: Đặt điện áp xoay chiều u = U√2 cos(ωt) (V) vào hai đầu một điện trở thuần R = 110 Ω thì cường độ dòng điện hiệu dụng qua mạch có giá trị 2 A. Giá trị của U bằng:

Bài tập trắc nghiệm Vật Lí 12 | Câu hỏi trắc nghiệm Vật Lí 12

- Điện áp hiệu dụng ở hai đầu đoạn mạch:Bài tập trắc nghiệm Vật Lí 12 | Câu hỏi trắc nghiệm Vật Lí 12Chọn đáp án D

Bài 24: Mạch điện xoay chiều chỉ có tụ điện với điện dung C. Đặt vào hai đầu tụ điện một điện áp xoay chiều có biểu thức u = U0cos(ωt + φ) V. Cường độ dòng điện tức thời của mạch có biểu thức là:

Bài tập trắc nghiệm Vật Lí 12 | Câu hỏi trắc nghiệm Vật Lí 12 Bài tập trắc nghiệm Vật Lí 12 | Câu hỏi trắc nghiệm Vật Lí 12

- Dòng điện tron mạch chỉ chứa tụ luôn nhanh pha hơn so với điện áp một góc 0,5π rad.Bài tập trắc nghiệm Vật Lí 12 | Câu hỏi trắc nghiệm Vật Lí 12Chọn đáp án C

Bài 25: Cho điện áp hai đầu tụ có điện dung C = 10-4/π F là: Bài tập trắc nghiệm Vật Lí 12 | Câu hỏi trắc nghiệm Vật Lí 12

- Biểu thức dòng điện qua mạch là:

Bài tập trắc nghiệm Vật Lí 12 | Câu hỏi trắc nghiệm Vật Lí 12 Bài tập trắc nghiệm Vật Lí 12 | Câu hỏi trắc nghiệm Vật Lí 12

- Dung kháng của tụ điện ZC = 100Ω .→ Biểu diễn phức dòng điện trong mạch:Bài tập trắc nghiệm Vật Lí 12 | Câu hỏi trắc nghiệm Vật Lí 12Chọn đáp án A

Bài 26: Để tăng dung kháng của một tụ phẳng có điện môi là không khí, ta có thể:

A. tăng tần số của điện áp đặt vào hai bản tụ điện.

B. giảm điện áp hiệu dụng giữa hai bản tụ điện.

C. đưa bản điện môi vào trong lòng tụ điện.

D. tăng khoảng cách giữa hai bản tụ điện.

- Điện dung của tụ phẳng:Bài tập trắc nghiệm Vật Lí 12 | Câu hỏi trắc nghiệm Vật Lí 12- Dung kháng của tụ:Bài tập trắc nghiệm Vật Lí 12 | Câu hỏi trắc nghiệm Vật Lí 12- Do vậy để tăng dung kháng của tụ thì ta tăng khoảng cách d giữa hai bản tụ.Chọn đáp án D

Bài 27: Đặt điện áp xoay chiều u = 311cos100πt (V) vào 2 đầu của một cuộn cảm thuần có độ tự cảm L = 1/π(H). Cường độ dòng điện hiệu dụng qua cuộn cảm có giá trị bằng:

A. 3,1 A       B. 2,2 A

C. 0,31 A      D. 0,22 A

- Ta có:Bài tập trắc nghiệm Vật Lí 12 | Câu hỏi trắc nghiệm Vật Lí 12Chọn đáp án B

Bài 28: Cường độ dòng điện chạy qua tụ điện có biểu thức i = 2,5√2 cos100πt (A). Biết tụ điện có điện dung C = 250/π (µF). Điện áp giữa hai bản tụ điện có biểu thức là:

Bài tập trắc nghiệm Vật Lí 12 | Câu hỏi trắc nghiệm Vật Lí 12

- Ta có:Bài tập trắc nghiệm Vật Lí 12 | Câu hỏi trắc nghiệm Vật Lí 12- Từ đó:Bài tập trắc nghiệm Vật Lí 12 | Câu hỏi trắc nghiệm Vật Lí 12- Điện áp ở hai bản tụ điện trễ pha π/2 so với cường độ dòng điện qua mạch nên:Bài tập trắc nghiệm Vật Lí 12 | Câu hỏi trắc nghiệm Vật Lí 12Chọn đáp án C

Bài 29: Một cuộn cảm thuần có độ tự cảm L = 1/π (H). Đặt vào hai đầu cuộn cảm một điện áp xoay chiều:

Bài tập trắc nghiệm Vật Lí 12 | Câu hỏi trắc nghiệm Vật Lí 12

- Cường độ dòng điện trong mạch có biểu thức:

Bài tập trắc nghiệm Vật Lí 12 | Câu hỏi trắc nghiệm Vật Lí 12

- Ta có:Bài tập trắc nghiệm Vật Lí 12 | Câu hỏi trắc nghiệm Vật Lí 12- Cường độ dòng điện qua cuộn cẳm thuần trễ pha π/2 so với điện áp ở hai đầu cuộn cảm nên:Bài tập trắc nghiệm Vật Lí 12 | Câu hỏi trắc nghiệm Vật Lí 12Chọn đáp án A

Bài 30: Một tụ điện có điện dung C = 10-4/(4π) µF được mắc vào một điện áp xoay chiều có biểu thức là u = 200√2 cos(100πt) (V) . Điện trở dây nối không đáng kể. Biểu thức của dòng điện tức thời qua mạch là:

Bài tập trắc nghiệm Vật Lí 12 | Câu hỏi trắc nghiệm Vật Lí 12

- Ta có:Bài tập trắc nghiệm Vật Lí 12 | Câu hỏi trắc nghiệm Vật Lí 12- Suy ra:Bài tập trắc nghiệm Vật Lí 12 | Câu hỏi trắc nghiệm Vật Lí 12Chọn đáp án D
 
 
Xem thêm các dạng bài tập và câu hỏi liên quan khác
 
90 bài tập về đại cương về dòng điện xoay chiều (2024) có đáp án chi tiết nhất (trang 1)
Trang 1
90 bài tập về đại cương về dòng điện xoay chiều (2024) có đáp án chi tiết nhất (trang 2)
Trang 2
90 bài tập về đại cương về dòng điện xoay chiều (2024) có đáp án chi tiết nhất (trang 3)
Trang 3
90 bài tập về đại cương về dòng điện xoay chiều (2024) có đáp án chi tiết nhất (trang 4)
Trang 4
90 bài tập về đại cương về dòng điện xoay chiều (2024) có đáp án chi tiết nhất (trang 5)
Trang 5
90 bài tập về đại cương về dòng điện xoay chiều (2024) có đáp án chi tiết nhất (trang 6)
Trang 6
90 bài tập về đại cương về dòng điện xoay chiều (2024) có đáp án chi tiết nhất (trang 7)
Trang 7
90 bài tập về đại cương về dòng điện xoay chiều (2024) có đáp án chi tiết nhất (trang 8)
Trang 8
Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!