70 Bài tập về Tác dụng từ của dòng điện – từ trường (2024) có đáp án chi tiết nhất

1900.edu.vn xin giới thiệu: Tổng hợp các dạng bài tập Tác dụng từ của dòng điện – từ trường Vật lí 9. Đây sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích, giúp các bạn học sinh ôn tập và củng cố kiến thức đã học, tự luyện tập nhằm học tốt môn Vật lí 9, giải bài tập Vật lí 9 tốt hơn. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết bài viết dưới đây.

Bài tập về Tác dụng từ của dòng điện – từ trường

Kiến thức cần nhớ

Lực từ

- Bố trí thí nghiệm như hình, sao cho lúc công tắc K mở, dây dẫn AB song song với kim nam châm đang đứng yên. Đóng công tắc A, thấy kim nam châm quay, khi cân bằng nó không còn song song với dây dẫn nữa.

Lý thuyết Vật lí 9 Bài 22: Tác dụng từ của dòng điện – từ trường (ảnh 1)

- Kết luận: Dòng điện chạy qua dây dẫn thẳng hay dây dẫn có hình dạng bất kì đều gây ra tác dụng lực từ (gọi là lực từ) lên kim nam châm đặt gần nó. Ta nói rằng dòng điện có tác dụng từ.

Từ trường

1. Từ trường là gì?

- Từ trường là không gian xung quanh nam châm, xung quanh dòng điện có khả năng tác dụng lực từ lên kim nam châm đặt gần nó.

Ví dụ: Nam châm hoặc dòng điện đều có khả năng tác dụng lực từ lên kim nam châm đặt gần nó.

Lý thuyết Vật lí 9 Bài 22: Tác dụng từ của dòng điện – từ trường (ảnh 1)

2. Cách nhận biết từ trường

- Ta không thể nhận biết được trực tiếp từ trường của nam châm hoặc của dòng điện bằng giác quan mà phải dùng các dụng cụ để phát hiện từ trường.

- Một dụng cụ thường được sử dụng là kim nam châm.

Lý thuyết Vật lí 9 Bài 22: Tác dụng từ của dòng điện – từ trường (ảnh 1)

 

Bài tập tự luyện

Bài 1 : Trong thí nghiệm phát hiện tác dụng từ của dòng điện, dây dẫn AB được bố trí như thế nào ?

A. Tạo với kim nam châm một góc bất kì.

B. Song song với kim nam châm.

C. Vuông góc với kim nam châm.

D. Tạo với kim nam châm một góc nhọn.

Lời giải:

Trong thí nghiệm phát hiện tác dụng từ của dòng điện (ảnh 1)

Trong thí nghiệm phát hiện tác dụng từ của dòng điện, dây dẫn AB được bố trí song song với kim nam châm.

Chọn đáp án B

Bài 2 : Có một số pin để lâu ngày và một đoạn dây dẫn. Nếu không có bóng đèn pin để thử, có cách nào kiểm tra được pin còn điện hay không khi trong tay bạn có một kim nam châm?

Lời giải:

Có một số pin để lâu ngày và một đoạn dây dẫn (ảnh 1)

Mắc hai đầu dây dẫn vào hai cực của pin cho dòng điện chạy qua dây dẫn. Đưa kim nam châm lại gần dây dẫn. Nếu kim nam châm bị lệch khỏi hướng Nam – Bắc thì pin còn điện.

Bài 3 : Từ trường không tồn tại ở đâu?

A. Xung quanh nam châm

B. Xung quanh dòng điện

C. Xung quanh điện tích đứng yên

D. Xung quanh Trái Đất

Lời giải:

Từ trường không tồn tại xung quanh điện tích đứng yên.

Chọn đáp án C

Bài 4: Giả sử có một dây dẫn chạy qua nhà. Nếu không dùng dụng cụ có cách nào phát hiện được trong dây dẫn có dòng điện chạy qua hay không ?

Lời giải:

Có thể theo hai cách sau:

1. Cuốn dây thành cuộn. Đặt thanh sắt nhỏ trước cuộn dây đó. Nếu trong dây dẫn có dòng điện thì thanh sắt sẽ bị hút.

2. Đưa một đầu thanh nam châm lại gần dây dẫn căng thẳng, nếu có dòng điện chạy trong dây, dây sẽ bị rung (dao động)

Bài 5 : Dựa vào hiện tượng nào dưới đây mà kết luận rằng dòng điện chạy qua dây dẫn thẳng có từ trường?

A. Dây dẫn hút nam chậm lại gần nó.

B. Dây dẫn hút các vụn sắt lại gần nó.

C. Dòng điện làm cho kim nam châm để gần và song song vói nó bị lệch khỏi hướng Bắc Nam ban đầu

D. Dòng diện làm cho kim nam châm luôn luôn cùng hướng với dây dẫn

Lời giải:

Dòng điện làm cho kim nam châm để gần và song song với nó bị lệch khỏi hướng Bắc Nam ban đầu.

Chọn đáp án C

Bài 6 : Làm thế nào để nhận biết được tại một điểm trong không gian có từ trường?

A. Đặt ở điểm đó một sợi dây dẫn, dây bị nóng lên.

B. Đặt ở đó một kim nam châm, kim bị lệch khỏi hướng Bắc Nam.

C. Đặt ở nơi đó các vụn giấy thì chúng bị hút về hai hướng Bắc Nam.

D. Đặt ở đó kim bằng đồng, kim luôn chỉ hướng Bắc Nam.

Lời giải:

Để nhận biết được tại một điểm trong không gian có từ trường hay không thì ta đặt ở đó một kim nam châm => kim bị lệch khỏi hướng Bắc Nam => ở đó có từ trường..

Bài 7 : Người ta dùng dụng cụ nào để nhận biết từ trường?

A. Dùng ampe kế

B. Dùng vôn kế

C. Dùng áp kế.

D. Dùng kim nam châm có trục quay.

Lời giải:

Người ta dùng kim nam châm có trục quay để nhận biết từ trường.

Chọn đáp án D

Bài 8 : Lực do dòng điện tác dụng lên kim nam châm để gần nó được gọi là

A. lực hấp dẫn

B. lực từ.

C. 1ực điện

D. lực điện từ.

Lời giải:

Lực do dòng điện tác dụng lên kim nam châm để gần nó được gọi là lực điện từ.

Chọn đáp án D

Bài 9 : Có thể coi một dây dẫn thẳng dài có dòng điện một chiều chạy qua như một nam châm thẳng được không? Vì sao?

A. Có thể, vì dòng điện tác dụng lực từ lên kim nam châm để gần nó.

B. Có thể, vì dòng điện tác dụng lực từ lên vật bằng sắt để gần nó.

C. Không thể, vì dòng điện trong dây dẫn thẳng không hút các vụn sắt về hai đầu dây như hai cục của nam châm thẳng.

D. Không thể, vì dòng điện trong dây dẫn thẳng dài luôn có tác dụng như nhau lên các vụn sắt ở bất kì điểm nào của dây.

Lời giải:

Không thể coi một dây dẫn thẳng dài có dòng điện một chiều chạy qua như một nam châm thẳng được, vì dòng điện trong dây dẫn thẳng dài luôn có tác dụng như nhau lên các vụn sắt ở bất kì điểm nào của dây.

Chọn đáp án D

 

 

Xem thêm các dạng câu hỏi và bài tập liên quan khác:

30 Bài tập về Đoạn mạch song song (2024) có đáp án chi tiết nhất
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!