Bài tập về Đoạn mạch song song
Lý thuyết
1. Cường độ dòng điện và hiệu điện thế trong đoạn mạch song song
- Đoạn mạch gồm n điện trở mắc song song được biểu diễn như hình vẽ:
Trong đó: R1, R2,...,Rn là các điện trở
UAB là hiệu điện thế hai đầu đoạn mạch
I1, I2,...,In lần lượt là cường độ dòng điện qua mỗi điện trở
IAB là cường độ dòng điện qua mạch chính
+ Cường độ dòng điện chạy trong mạch chính bằng tổng cường độ dòng điện chạy trong các đoạn mạch rẽ:
IAB = I1 + I2 +...+ In
+ Hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch gồm các điện trở mắc song song bằng hiệu điện thế giữa hai đầu mỗi đoạn mạch rẽ:
UAB = U1 = U2 = ... = Un
- Trong đoạn mạch gồm hai điện trở mắc song song, cường độ dòng điện chạy qua mỗi điện trở tỉ lệ nghịch với điện trở đó.
2. Điện trở tương đương của đoạn mạch song song
Đối với đoạn mạch gồm hai điện trở mắc song song thì nghịch đảo của điện trở tương đương bằng tổng các nghịch đảo của từng điện trở thành phần:
Mở rộng với đoạn mạch gồm n điện trở mắc song song:
3. Liên hệ thực tế
Những đường dây điện trung thế, cao thế chạy ngoài trời thường không có vỏ bọc cách điện. Chim chóc khi bay thường hay đậu lên những đường dây điện này mà không bị điện giật chết ⇒ Khi chim đậu lên đường dây điện, cơ thể chim tạo thành một điện trở mắc song song với đoạn dây điện giữa hai chân chim. Do điện trở Rc của cơ thể chim lớn hơn rất nhiều so với điện trở Rđ của đoạn dây dẫn giữa hai chân chim nên cường độ dòng điện qua cơ thể chim rất nhỏ và không gây tác hại đến chim.
Bài tập tự luyện
Câu 1: Một đoạn mạch gồm hai điện trở R1 = 6 Ω , R2 = 3 Ω mắc song song với nhau vào hai điểm có hiệu điện thế 6V. Điện trở tương đương và cường độ dòng điện qua mạch chính là:
A. R = 9 Ω , I = 0,6A
B. R = 9 Ω , I = 1A
C. R = 2 Ω , I = 1A
D. R = 2 Ω , I = 3A
Điện trở mắc song song nên
Cường độ dòng điện:
→ Đáp án D
Câu 2: Cho hai điện trở, R1 = 15 chịu được dòng điện có cường độ tối đa 2A và R2 = 10 chịu được dòng điện có cường độ tối đa 1A. Hiệu điện thế tối đa có thể đặt vào hai đầu đoạn mạch gồm R1 và R2 mắc song song là:
A. 40V
B. 10V
C. 30V
D. 25V
Vì R2 = 10 chịu được dòng điện có cường độ tối đa 1A nên I2 = 1A
Hiệu điện thế tối đa có thể đặt vào hai đầu đoạn mạch gồm R1 và R2 mắc song song là: U = U1 = U2 = R2.I2 = 10.1 = 10V
→ Đáp án B
Câu 3: Ba điện trở R1, R2, R3 được mắc song song vào hai điểm A và B. Biết cường độ dòng điện qua R2 là 0,6A và R1 = 20 Ω , R2 = 30 Ω , R3 = 60 Ω . Tính cường độ dòng điện qua R1, R3 và qua mạch chính.
Điện trở tương đương của đoạn mạch:
Hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch và mỗi điện trở:
Cường độ dòng điện qua mạch chính:
Mặt khác:
Từ (1) và (2)
Câu 4: Cho sơ đồ mạch điện như hình vẽ. Biết R1 = 2.R2 = 3R3, hiệu điện thế giữa hai đầu AB là 48V. Tính R1, R2, R3 biết ampe kế chỉ 1,6A.
Câu 5: Một đoạn dây dẫn có điện trở 100 Ω , đặt vào hai đầu dây dẫn một hiệu điện thế có giá trị không đổi U = 36V.
a) Tính cường độ dòng điện qua đoạn dây.
b) Muốn cường độ dòng điện chạy trong mạch là 1,5A thì ta có thể làm:
- Cắt đoạn dây trên bỏ bớt đi một phần và tính điện trở của phần cắt bớt bỏ đó.
- Cắt đoạn dây dẫn trên thành hai đoạn, mỗi đoạn có điện trở là R1 và R2 (R1 > R2), sau đó ghép chúng lại song song với nhau rồi đặt chúng vào hiệu điện thế nói trên. Tính R1 và R2.
a) Cường độ dòng điện qua đoạn dây:
b) Khi cường độ dòng điện là 1,5A thì điện trở của mạch khi đó là:
Điện trở phần đoạn dây bị cắt bỏ là:
Vì mắc song song nên điện trở tương đương của mạch là:
Ta có hệ phương trình:
Câu 6: Cho đoạn mạch gồm điện trở R1 mắc nối tiếp với điện trở R2 mắc vào mạch điện. Gọi U, U1, U2 lần lượt là hiệu điện thế của toàn mạch, hiệu điện thế qua R1, R2. Biểu thức nào sau đây đúng?
A. U = U1 = U2
B. U = U1 + U2
C. U ≠ U1 = U2
D. U1 ≠ U2
Hiệu điện thế hai đầu đoạn mạch song song bằng hiệu điện thế hai đầu mỗi đoạn mạch rẽ
→ Đáp án A
Câu 7: Phát biểu nào dưới đây không đúng đối với đoạn mạch gồm các điện trở mắc song song?
A. Cường độ dòng điện trong mạch chính bằng tổng cường độ dòng điện trong các mạch rẽ.
B. Hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch bằng tổng các hiệu điện thế giữa hai đầu mỗi điện trở mắc trong đoạn mạch.
C. Hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch bằng hiệu điện thế giữa hai đầu mỗi điện trở mắc trong đoạn mạch.
D. Hiệu điện thế giữa hai đầu mỗi điện trở mắc trong đoạn mạch tỉ lệ thuận với điện trở đó.
Hiệu điện thế hai đầu đoạn mạch song song bằng hiệu điện thế hai đầu mỗi đoạn mạch rẽ
→ Đáp án B
Câu 8: Biểu thức nào sau đây xác định điện trở tương đương của đoạn mạch có hai điện trở R1, R2 mắc song song?
Biểu thức xác định điện trở tương đương của đoạn mạch có hai điện trở R1, R2 mắc song song:
→ Đáp án A
Câu 9: Đặt một hiệu điện thế UAB vào hai đầu đoạn mạch gồm hai điện trở R1 và R2 mắc song song. Hiệu điện thế giữa hai đầu mỗi điện trở tương ứng là U1, U2. Hệ thức nào sau đây là đúng?
A. RAB = R1 + R2
B. IAB = I1 = I2
C.
D. UAB = U1 + U2
→ Đáp án C
Câu 10: Hai điện trở R1 và R2 được mắc song song với nhau, trong đó R1 = 6 , dòng điện mạch chính có cường độ I = 1,2A và dòng điện đi qua điện trở R2 có cường độ I2 = 0,4A. Tính R2.
A. 10 Ω
B. 12 Ω
C. 15 Ω
D. 13 Ω
Ta có:
→ Đáp án B
Bài 11: Cho mạch điện có sơ đồ như hình bên . Hiệu điện thế U = 48V. Biết rằng:- Khi khóa K1 đóng, khóa K2 mở thì ampe kế chỉ 2,4A - Khi khóa K1 mở, khóa K2 đóng thì ampe kế chỉ 5A
Tính điện trở R1, R2?
Lời giải
- Khi khóa K1 đóng , khóa K2 mở thì ampe kế chỉ 2,4A
thì dòng điện chỉ đi qua điện trở R1
Cho nên điện trở R1 là
Đáp án: C
Bài 12: Cho mạch điện có sơ đồ như hình bên . Hiệu điện thế UAB = 48V. Biết R1 = 16 , R2 = 24 . Khi mắc thêm điện trở R3 vào hai điểm C và D thì ampe kế chỉ 6A. Hãy tính điện trở R3?
A. R3 = 16Ω
B. R3 = 48Ω
C. R3 = 24Ω
D. R4 = 32Ω
Lời giải
Cường độ dòng điện qua mỗi điện trở là:
Số chỉ của ampe kế là
Khi mắc thêm điện trở R3 vào hai đầu đoạn mạch CD thì các điện trở R1, R2, R3 mắc song song , cho nên cường độ dòng điện qua điện trở R3 là
Giá trị của điện trở R3 là
Đáp án: B
Bài 13: Một đoạn mạch gồm ba điện trở R1 = 9 , R2 = 18 và R3 = 24 được mắc vào hiệu điện thế U = 3,6V như sơ đồ bên
Số chỉ của ampe kế A và A1 là:
A. 0,5A và 0,4A
B. 0,6A và 0,35A
C. 0,75A và 0,6A
D. 0,07A và 0,13A
Lời giải
+ Điện trở tương đương của đoạn mạch gồm R1 và R2 mắc song song là
Điện trở tương đương của đoạn mạch là
+ Số chỉ của ampe kế A là
Số chỉ của ampe kế A1 là
Đáp án: C
Bài 14: Cho một hiệu điện thế U = 1,8V và hai điện trở R1, R2. Nếu mắc nối tiếp hai điện trở vào hiệu điện thế U thì dòng điện đi qua chúng có cường độ I1 = 0,2A; nếu mắc song song hai điện trở vào hiệu điện thế U thì dòng điện mạch chính có cường độ I2 = 0,9A. Tính R1, R2?
A. R1 = 3Ω , R2 = 6Ω
B. R1 = 2Ω , R2 = 4Ω
C. R1 = 2Ω , R2 = 9Ω
D. R1 = 3Ω , R2 = 9Ω
Lời giải
+ Khi R1, R2 mắc nối tiếp nên
+ Khi R1, R2 mắc song song nên
Cho nên (2)
Giả sử R1 < R2 nên R1 < 5
Từ (1) ta có
R2 = 9 − R1 thay vào (2) ta có :
R1 < 5, nên R1 = 3, do đó R2 = 6
Vậy
Đáp án: A
Bài 15: Cho đoạn mạch gồm điện trở R1 mắc song song với điện trở R2 mắc vào mạch điện. Gọi U, U1, U2 lần lượt là hiệu điện thế qua R1, R2. Biểu thức nào sau đây đúng?
A. U = U1 = U2 B. U = U1 + U2
C. U ≠ U1 = U2 D. U1 ≠ U2
Lời giải
Ta có, trong đoạn mạch mắc song song thì:
Hiệu điện thế hai đầu đoạn mạch song song bằng hiệu điện thế hai đầu mỗi đoạn mạch rẽ.
U = U1 = U2 = … = Un
Đáp án: A
Bài 16: Phát biểu nào dưới đây không đúng đối với đoạn mạch gồm các điện trở mắc song song?
A. Cường độ dòng điện trong mạch chính bằng tổng cường độ dòng điện trong các mạch rẽ.
B. Hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch bằng tổng các hiệu điện thế giữa hai đầu mỗi điện trở mắc trong đoạn mạch.
C. Hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch bằng hiệu điện thế giữa hai đầu mỗi điện trở mắc trong đoạn mạch
D. Hiệu điện thế giữa hai đầu mỗi điện trở mắc trong đoạn mạch tỉ lệ thuận với điện trở đó.
Lời giải
A, C, D - đúng
B - sai vì: Hiệu điện thế hai đầu đoạn mạch song song bằng hiệu điện thế hai đầu mỗi đoạn mạch rẽ:
U = U1 = U2 = … = Un
Đáp án: B
Bài 17: Biểu thức nào sau đây xác định điện trở tương đương của đoạn mạch có hai điện trở R1, R2 mắc song song?
Lời giải
Ta có:
Nghịch đảo điện trở tương đương của đoạn mạch song song bằng tổng các nghịch đảo điện trở các đoạn mạch rẽ:
Đáp án: A
Bài 18: Đặt một hiệu điện thế UAB vào hai đầu đoạn mạch gồm hai điện trở R1 và R2 mắc song song. Hiệu điện thế giữa hai đầu mỗi điện trở tương ứng là U1, U2. Hệ thức nào sau đây là đúng?
Lời giải
A - sai vì:
B - sai vì:
C – đúng
D – sai vì
Đáp án: c
Bài 19: Cho hai điện trở R1 = R2 = 20Ω . Được mắc như sơ đồ
Điện trở tương đương của đoạn mạch AC có giá trị là:
A. 20Ω
B. 40Ω
C. 10Ω
D. 80Ω
Lời giải
Điện trở tương đương của đoạn mạch được tính theo công thức
Đáp án: C
Bài 20: Cho mạch điện có sơ đồ như hình bên trong đó điện trở R1 = 18Ω , R2 = 12Ω . Vôn kế chỉ 36V
Số chỉ của ampe kế A1 là:
A. 1,2A
B. 3A
C. 5A
D. 2A
Lời giải
+ Hiệu điện thế của hai đầu đoạn mạch bằng hiệu điện thế giữa các đoạn mạch
U = U1 = U2
+ Số chỉ của ampe kế A1 là cường độ dòng điện đi qua điện trở R1
Vậy số chỉ của ampe kế A1 là:
Đáp án: D
Xem thêm các dạng câu hỏi và bài tập liên quan khác
30 Bài tập về Đoạn mạch nối tiếp (2024) có đáp án chi tiết nhất
70 Bài tập về Đoạn mạch nối tiếp - Đoạn mạch song song (2024) có đáp án chi tiết nhất
30 Bài tập về Bài tập vận dụng định luật Ôm (2024) có đáp án chi tiết nhất
70 Bài tập về Dòng điện xoay chiều (2024) có đáp án chi tiết nhất