70 Bài tập về Kính thiên văn (2024) có đáp án chi tiết nhất

1900.edu.vn xin giới thiệu: Tổng hợp các dạng bài tập Kính thiên văn Vật lí 11. Đây sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích, giúp các bạn học sinh ôn tập và củng cố kiến thức đã học, tự luyện tập nhằm học tốt môn Vật lí 11, giải bài tập Vật lí 11 tốt hơn. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết bài viết dưới đây.

Bài tập về Kính thiên văn

Kiến thức cần nhớ

1. Công dụng và cấu tạo của kính thiên văn

- Kính thiên văn là dụng cụ quang bổ trợ cho mắt, có tác dụng tạo ảnh có góc trông lớn đối với những vật ở rất xa (các thiên thể).

Lý thuyết Kính thiên văn | Vật lí lớp 11 (ảnh 1)

Lý thuyết Kính thiên văn | Vật lí lớp 11 (ảnh 1)

- Kính thiên văn gồm hai bộ phận chính:

+ Vật kính là thấu kính hội tụ có tiêu cự lớn (có thể đến hàng chục mét).

+ Thị kính là một kính lúp để quan sát ảnh tạo bởi vật kính.

Lý thuyết Kính thiên văn | Vật lí lớp 11 (ảnh 1)

- Vật kính và thị kính được lắp đồng trục, có thể thay đổi được khoảng cách.

2. Sự tạo ảnh bởi kính thiên văn

- Vật kính tạo ảnh thật của vật (ở vô cực) tại tiêu diện ảnh. Thị kính giúp mắt quan sát ảnh này.

- Ảnh của thiên thể tạo bởi kính thiên văn là ảnh ảo, ngược chiều với vật, có góc trông lớn hơn nhiều lần so với góc trông trực tiếp vật.

- Khi sử dụng kính thiên văn, mắt người quan sát được đặt sát thị kính. Phải điều chỉnh kính bằng cách dời thị kính sao cho ảnh sau cùng nằm trong khoảng nhìn rõ của mắt.

- Để có thể quan sát trong khoảng thời gian dài mà không bị mỏi mắt, ta đưa ảnh sau cùng ra vô cực: ngắm chừng ở vô cực (nếu mắt không có tật).

Lý thuyết Kính thiên văn | Vật lí lớp 11 (ảnh 1)

3. Số bội giác của kính thiên văn

- Xét trường hợp ngắm chừng ở vô cực:

Ta có: G=αα0tanαtanα0

tanα=A1'B1'f2tanα0=A1'B1'f1

G=f1f2

- Số bội giác của kính thiên văn trong điều kiện này không phụ thuộc vị trí đặt mắt sau thị kính.

 

Bài tập tự luyện có hướng dẫn

Bài 1. Người ta dùng kính thiên văn để quan sát những

A. vật rất nhỏ ở rất xa

B. vật nhỏ ở ngang trước vật kính

C. thiên thể ở xa

D. ngôi nhà cao tầng

Đáp án: C

Kính thiên văn là dụng cụ quang học bổ trợ cho mắt lam tăng góc trông ảnh của các vật ở rất xa. Do đó người ta dùng kính thiên văn để quan sát những thiên thể ở xa .

Bài 2. Khi nói về cách sử dụng kính thiên văn, phát biểu nào sau đây đúng?

A. Điều chỉnh khoảng cách giữa vật và vật kính sao cho ảnh của vật qua kính nằm trong khoảng nhìn rõ của mắt

B. Điều chỉnh khoảng cách giữa vật kính và thị kính sao cho ảnh của vật qua kính nằm trong khoảng nhìn rõ của mắt

C. Giữ nguyên khoảng cách giữa vật kính và thị kính, thay đổi khoảng cách giữa kính với vật sao cho ảnh của vật qua kính nằm trong khoảng nhìn rõ của mắt

D. Giữ nguyên khoảng cách giữa vật kính và thị kính, thay đổi khoảng cách giữa mắt và thị kính sao cho ảnh của vật qua kính nằm trong khoảng nhìn rõ của mắt

Đáp án: B

Kính thiên văn là để quan sát các vật ở rất xa, vì vậy khoảng cách d1 giữa vật với vật kính được coi là vô cực. Vì vậy, ta không cần phải điều chỉnh khoảng cách này. Tức là không cần chỉnh vật kính.

Để quan sát được ảnh của vật bằng kính thiên văn ta văn ta phải điều chỉnh thị kính để ảnh qua thị kính A2B2 là ảnh ảo, nằm trong giới hạn thấy rõ CcCv của mắt.

Bài 3. Khi nói về cấu tạo của lăng kính thiên văn, phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Vật kính là thấu kính phân kì có tiêu cự rất ngắn, thị kính là thấu kính hội tụ có tiêu cự ngắn

B. Vật kính là thấu kính hội tụ có tiêu cự rất ngắn, thị kính là thấu kính phân kì có tiêu cự ngắn

C. Vật kính là thấu kính hội tụ có tiêu cự dài, thị kính là thấu kính hội tụ có tiêu cự ngắn

D. Vật kính là thấu kính phân kì có tiêu cự dài, thị kính là thấu kính phân kì có tiêu cự ngắn

Đáp án: C

Cấu tạo của kính thiên văn: Bộ phận chính: 2 thấu kính hội tụ

Vật kính là một thấu kính hội tụ có tiêu cực dài (cỡ dm, m); Thị kính là thấu kính hội tụ có tiêu cự ngắn (cỡ cm).

Bài 4. Người ta điều chỉnh kính thiên văn theo cách nào sau đây?

A. Thay đổi khoảng cách giữa vật kính và thị kính bằng cách giữ nguyên vật kính, dịch chuyển thị kính sao cho nhìn thấy ảnh của vật to và rõ nhất

B. Thay đổi khoảng cách giữa vật kính và thị kính bằng cách dịch chuyển thị kính sao cho nhìn thấy ảnh của vật to và rõ nhất

C. Thay đổi khoảng cách giữa vật kính và thị kính bằng cách giữ nguyên thị kính, dịch chuyển thị kính sao cho nhìn thấy ảnh của vật to và rõ nhất

D. Dịch chuyển thích hợp cả vật kính và thị kính sao cho nhìn thấy ảnh của vật to và rõ nhất

Đáp án: A

Để quan sát được ảnh của vật bằng kính thiên văn ta văn ta phải điều chỉnh thị kính để ảnh qua thị kính A2B2 là ảnh ảo, nằm trong giới hạn thấy rõ CcCv của mắt.

Bài 5. Dùng kính thiên văn gồm vật kính và thị kính là thấu kính hội tụ có tiêu cự tương ứng là f1 và f2. Một người sử dụng kính này ngắm chừng ở vô cực thì khoảng cách giữa vật kính và thị kính là

B. f1 - f2

D. f1 + f2

Đáp án: D

Khi ngắm chừng ở vô cực:

Bài 6. Dùng kính thiên văn gồm vật kính và thị kính là thấu kính hội tụ có tiêu cự tương ứng là f1 và f2. Khoảng cách giữa hai tiêu điểm chính gần nhất của hai thấu kính là ẟ. Người sử dụng kính có điểm cực cận cách mắt đoạn OCc = Đ. Ảnh của vật qua vật kính có số phóng đại K1. Số bội giác của kính này khi ngắm chừng ở vô cực được tính theo công thức:

Khi ngắm chừng ở vô cực:

Bài 7. Một kính thiên văn gồm vật kính có tiêu cự 120cm và thị kính tiêu cự 5cm. Khoảng cách giữa hai thấu kính khi người mắt tốt quan sát Mặt Trăng trong trạng thái không điều tiết là

A. 125cm

B. 124cm

C. 120cm

D. 115cm

Đáp án: A

Khi quan sát ở vô cực, khoảng cách giữa vật kính và thị kính là:

O1O2 = f1 + f2 = 125cm

Bài 8. Một kính thiên văn gồm vật kính có tiêu cự 100cm và thị kính có tiêu cự 4cm. Số bội giác của kính khi người mắt tốt quan sát Mặt Trăng trong trạng thái không điều tiết là

A. 20

B. 24

C. 25

D. 30

Đáp án: C

Khi quan sát ở trạng thái mắt không điều tiết tức ngắm chừng ở vô cực.

Số bội giác của kính là:

Bài 9. Một kính thiên văn học sinh gồm vật kính có tiêu cự 1,2m, thị kính. Khi ngắm chừng ở vô cực, số bội giác của kính là 30. Khoảng cách giữa vật kính và thị kính là

A. 120cm

B. 4cm

C. 124cm

D. 5,2m

Đáp án: C

Theo bài ra:

Khi ngắm chừng ở vô cực, khoảng cách giữa vật kính và thị kính là:

O1O2 = f1 + f2 = 1,24m = 124cm.

Bài 10. Một người mắt bình thường khi quan sát vật ở xa bằng kính thiên văn, trong trường hợp ngắm chừng ở vô cực thấy khoảng cách giữa vật kính và thị kính là 62cm, số bội giác là 30. Tiêu cự của vật kính và thị kính lần lượt là

A. 2cm và 60cm

B. 2m và 60m

C. 60cm và 2cm

D. 60m và 2m

Đáp án: C

Theo bài ra: G = 30; O1O2 = 62cm

O1O2 = f1 + f2 = 62cm ⇒ f1 = 60cm; f2 = 2cm.

Bài 11: Kính hiển vi và kính thiên văn có:

A. Vật kính khác nhau, thị kính khác nhau

B. Thị kính và vật kính đều giống nhau

C. Thị kính giống nhau, vật kính khác nhau

D. thị kính và vật kính đều khác nhau

Bài 12: Một người quan sát thiên thể bằng kính thiên văn trong trạng thái không điều tiết, khi đó khoảng cách giữa thị kính và vật kính là 102cm và số bội giác là 50. Tiêu cự thị kính, vật kính lần lượt là

A. f1 = 90cm; f2 = 12cm

B. f1 = 52cm; f2 = 50cm

C. f1 = 99cm; f2 = 3cm

D. f1 = 100cm; f2 = 2cm

Bài 13: Một kính thiên văn có thị kính cho phép nhìn vật cao 1mm đặt trong tiêu diện vật dưới góc là 0,05rad. Tiêu cự của thị kính là

A. f2 = 1cm

B. f2= 2cm

C. f2 = 3cm

D. f2 = 4cm

Bài 15: Một kính thiên văn: vật kính có tiêu cự 1,2m, thị kính có tiêu cự 4cm, người quan sát mắt thường ngắm chừng không điều tiết. Số bội giác lúc này bằng

A. 30

B. 560

C. 40

D. 480

 

Xem thêm các dạng bài tập và câu hỏi liên quan khác:

30 Bài tập về Dao động tắt dần và hiện tượng cộng hưởng (2024) có đáp án chi tiết nhất
70 Bài tập về Kính thiên văn (2024) có đáp án chi tiết nhất (trang 1)
Trang 1
70 Bài tập về Kính thiên văn (2024) có đáp án chi tiết nhất (trang 2)
Trang 2
70 Bài tập về Kính thiên văn (2024) có đáp án chi tiết nhất (trang 3)
Trang 3
70 Bài tập về Kính thiên văn (2024) có đáp án chi tiết nhất (trang 4)
Trang 4
70 Bài tập về Kính thiên văn (2024) có đáp án chi tiết nhất (trang 5)
Trang 5
70 Bài tập về Kính thiên văn (2024) có đáp án chi tiết nhất (trang 6)
Trang 6
70 Bài tập về Kính thiên văn (2024) có đáp án chi tiết nhất (trang 7)
Trang 7
70 Bài tập về Kính thiên văn (2024) có đáp án chi tiết nhất (trang 8)
Trang 8
Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!