70 Bài tập về Công suất (2024) có đáp án chi tiết nhất

1900.edu.vn xin giới thiệu: Tổng hợp các dạng bài tập Công suất Vật lí 9. Đây sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích, giúp các bạn học sinh ôn tập và củng cố kiến thức đã học, tự luyện tập nhằm học tốt môn Vật lí 9, giải bài tập Vật lí 9 tốt hơn. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết bài viết dưới đây. Mời các bạn đón xem.

Công suất

Kiến thức cần nhớ

1. Công suất định mức của các dụng cụ điện

a. Số vôn và số oat trên các dụng cụ điện

- Trên mỗi dụng cụ điện thường có các thông số vôn – oat:

+ Số vôn là hiệu điện thế định mức, dụng cụ cần được cắm vào nguồn điện có hiệu điện thế như số chỉ để hoạt động được bình thường.

+ Khi số oat của dụng cụ càng lớn thì công suất của nó càng lớn.

- Ví dụ: Bóng đèn LED có ghi 220 V - 9W thể hiện khi bóng được sử dụng với hiệu điện thế 220V thì tiêu thụ công suất điện là 9W.

Lý thuyết Vật lí 9 Bài 12: Công suất điện (ảnh 1)

b. Ý nghĩa của số oat ghi trên mỗi dụng cụ điện

Số oát (W) ghi trên mỗi dụng cụ dùng điện cho biết công suất định mức của dụng cụ đó, nghĩa là công suất điện của dụng cụ này khi nó hoạt động bình thường.

Như vậy thông số trên mỗi dụng cụ điện thường có ghi: giá trị hiệu điện thế định mức và công suất định mức.

2. Công thức tính công suất điện

- Công suất điện của một đoạn mạch bằng tích của hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch và cường độ dòng điện qua đoạn mạch đó:

P  = U.I = I2.R=U2R

Trong đó:

+ P  là công suất (W)

+ U là hiệu điện thế (V)

+ I là cường độ dòng điện (A)

- Đổi đơn vị:

+ 1 kW = 1000 W

+ 1 MW = 1000000 W

Bài tập tự luyện có hướng dẫn

Bài 1 : Công thức nào dưới đây không phải là công thức tính công suất tiêu thụ điện năng P của đoạn mạch được mắc vào hiệu điện thế U, dòng điện chạy qua có cường độ I và điện trở nó là R?

A. P = U.I

B. P=UI

C. P=U2R

D. P=I2.R

Lời giải:

A – đúng

B – sai,

C – đúng

D – đúng

Chọn đáp án B

Bài 2 : Trên một bóng đèn có ghi 12V – 6W.

a) Cho biết ý nghĩa của các số ghi này.

b) Tính cường độ định mức của dòng điện chạy qua đèn.

c) Tính điện trở của đèn khi đó.

Lời giải:

a) Trên một bóng đèn có ghi 12V – 6W, ý nghĩa của các số là:

- Số 12V cho biết hiệu điện thế định mức cần đặt vào hai đầu bóng đèn để đèn sáng bình thường.

- Số 6W cho biết công suất định mức của đèn.

b) Cường độ định mức của dòng điện chạy qua đèn là:

Ta có: P = U . I

⇒ I = P  : U = 6 : 12 = 0.5A

c) Điện trở của đèn khi đó là:

R=U2P=1226=24Ω

Bài 3 : Có trường hợp, khi bóng đèn bị đứt dây tóc, ta có thể lắc cho hai đầu dây tóc ở chỗ bị đứt dính lại với nhau và có thể sử dụng bóng đèn này thêm một thời gian nữa. Hỏi khi đó công suất và độ sáng của bóng đèn lớn hơn hay nhỏ hơn so với trước khi dây tóc bị đứt? Vì sao?

Lời giải:

Khi bị đứt và được nối dính lại thì dây tóc của bóng đèn ngắn hơn trước nên điện trở của dây tóc nhỏ hơn trước. Trong khi đó, hiệu điện thế giữa hai đầu dây tóc vẫn như trước nên công suất P=U2R sẽ lớn hơn. Do vậy đèn sẽ sáng hơn so với trước.

Bài 4 : Trên hai bóng đèn có ghi 220V – 60W và 220V – 75W. Biết rằng dây tóc của hai bóng đèn này đều bằng vonfam và có tiết diện bằng nhau. Dây tóc của đèn nào có độ dài lớn hơn và lớn hơn bao nhiêu lần?

Lời giải:

Ta có: R=ρlS cho nên khi hai dây tóc làm cùng một vật liệu và có tiết diện bằng nhau thì dây nào có điện trở lớn hơn thì sẽ dài hơn.

Mặt khác công suất tiêu thụ trên điện trở R là: P=U2R

Cho nên khi hai đèn hoạt động cùng hiệu điện thế định mức thì đèn nào có công suất lớn hơn sẽ có điện trở nhỏ hơn.

Vậy, đèn 2 có điện trở nhỏ hơn nên dây tóc đèn 2 nhỏ hơn dây tóc đèn 1

Ta có: l1l2=R1R2=U12P1.P2U22

=P2P1=7560=1,25

(vì U1 = U2 = 220V)

Vậy dây tóc của bòng đèn 60W sẽ dài hơn và dài hơn 1,25 lần.

Bài 5 : Trên một nồi cơm điện có ghi 220V – 528W

a) Tính cường độ định mức của dòng điện chạy qua dây nung của nồi.

b) Tính điện trở dây nung của nồi khi nồi đang hoạt động bình thường.

Lời giải:

a) Cường độ định mức của dòng điện chạy qua dây nung của nồi là:

Ta có: P  = UI

⇒ I = P  : U = 528 : 220 = 2,4A

b) Điện trở của dây nung khi nồi đang hoạt động bình thường là:

R = U : I = 220 : 2,4 = 91,7Ω

Bài 6 : Mắc một bóng đèn dây tóc có ghi 220V – 60W vào ổ lấy điện có hiệu điện thế 110V. Cho rằng điện trở của dây tóc bóng đèn không phụ thuộc vào nhiệt độ, tính công suất của bóng đèn khi đó?

Lời giải:

Công thức tính công suất: P=U2Rd

⇒ Rđèn = U2 : P  = 2202 : 60 = 806,67 Ω

Vì điện trở R của đèn không đổi, nên khi mắc đèn vào hiệu điện thế 110V thì đèn chạy với công suất:

P = U2 : Rđèn = 1102 : 806,67 = 15W

Cách 2:

- Công thức tính công suất:

P  = U2 : Rđèn ⇒ P  tỉ lệ thuận với U2

- Theo đề bài: đèn có công suất 60W khi mắc đèn vào hiệu điện thế 220V và công suất của đèn không thay đổi.

Do đó khi mắc đèn vào hiệu điện thế 110V (ta thấy hiệu điện thế giảm 220 : 110 = 2 lần) nên công suất đèn sẽ giảm 22 = 4 lần.

⇒ Công suất của đèn là:

P  = 60 : 4 = 15W

Bài 7 : Ở công trường xây dựng có sử dụng một máy nâng để nâng khối vật liệu có trọng lượng 2 000N lên tới độ cao 15m trong thời gian 40 giây. Phải dùng động cơ điện có công suất nào dưới đây là thích hợp cho máy nâng này?

A. 120kW

B. 0,8kW

C. 75W

D. 7,5kW

Tóm tắt:

Trọng lượng P = 2 000N;

h = 15m; t = 40s

Công suất P = ?

Lời giải:

Công suất của máy nâng là:

P=At=P.ht=2000.1540=750W=0,75kW

Nếu bỏ qua công suất hao phí, để nâng được vật trên thì phải dùng động cơ điện có công suất P  ≥ 0,75kW

=> Công suất phù hợp cho máy nâng là: P  = 0,8kW

Chọn đáp án B

Bài 8 :Công suất điện của một đoạn mạch có ý nghĩa gì ?

A. Là năng lượng của dòng điện chạy qua đoạn mạch đó.

B. Là điện năng mà đoạn mạch đó tiêu thụ trong một đơn vị thời gian.

C. Là mức độ mạnh yếu của dòng điện chạy qua đoạn mạch đó.

D. Là các loại tác dụng mà dòng điện gây ra ở đoạn mạch.

Lời giải:

Công suất điện của một đoạn mạch là điện năng mà đoạn mạch đó tiêu thụ trong một đơn vị thời gian.

Chọn đáp án B

Bài 9: Một bếp điện có điện trở R được mắc vào hiệu điện thế U thì dòng điện chạy qua nó có cường độ I. Khi đó công suất của bếp là P. Công thức tính P  nào dưới đây không đúng?

A. P  = U2R

B. P=U2R

C. P = I2 R

D. P = UI

Lời giải:

A – không đúng

B – đúng

C – đúng

D – đúng

Chọn đáp án A

Bài 10 : Có hai điện trở R1 và R2 = 2R1 được mắc song song vào một hiệu điện thế không đổi. Công suất điện P1, P2 tương ứng hai điện trở này có mối quan hệ nào dưới đây?

A. P= P2 

B. P2 = 2P1

C. P1 = 2P2

D. P1 = 4P2

Lời giải:

Ta có:

Công suất điện trên điện trở R1 là:

P1=U2R1

Công suất điện trên điện trở R2 là:

P2=U2R2

Ta có tỉ lệ: P1P2=2P1=2P2

Chọn đáp án C

Bài 11 : Trên nhiều dụng cụ điện trong gia đình thường có ghi 220V và số oát (W). Số oát này có ý nghĩa là

A. công suất tiêu thụ điện của dụng cụ khi nó được sử dụng với những hiệu điện thế nhỏ hơn 220V.

B. công suất tiêu thụ điện của dụng cụ khi nó được sử dụng với đúng hiệu điện thế 220V.

C. công mà dòng điện thực hiện trong một phút khi dụng cụ này sử dụng với đúng hiệu điện thế 220V.

D. điện năng mà dụng cụ tiêu thụ trong một giờ khi nó sử dụng đúng với hiệu điện thế 220V.

Lời giải:

Công suất tiêu thụ điện của dụng cụ khi nó được sử dụng với đúng hiệu điện thế.

Chọn đáp án B

Bài 12 : Trên bóng đèn có ghi 6V – 3W. Khi đèn sáng bình thường thì dòng điện chạy qua đèn có cường độ là bao nhiêu ?

A. 18A

B. 3A

C. 2A

D. 0,5A

Lời giải:

Khi đèn sáng bình thường thì dòng điện chạy qua đèn có cường độ là:

I=PU=36=0,5A

Chọn đáp án D

Bài 13 : Trên một bàn là có ghi 220V – 1100W. Khi bàn là này hoạt động bình thường thì nó có điện trở là bao nhiêu?

A. 0,2Ω

B. 5Ω

C. 44Ω

D. 5500Ω

Tóm tắt:

U = 220V; P = 1100W; R = ?

Lời giải:

Áp dụng công thức: P=U2R

Khi bàn là này hoạt động bình thường thì nó có điện trở là:

R=U2P=22021100=44Ω

Chọn đáp án C

Bài 13: Trên một bàn là có ghi 220V – 1100W. Khi bàn là này hoạt động bình thường thì nó có điện trở là bao nhiêu?

A. 0,2Ω

B. 5Ω

C. 44Ω

D. 5500Ω

Tóm tắt:

U = 220V; P = 1100W; R = ?

Lời giải:

Áp dụng công thức: P=U2R

Khi bàn là này hoạt động bình thường thì nó có điện trở là:

R=U2P=22021100=44Ω

Chọn đáp án C

Bài 14 : Trên bóng đèn Đ1 có ghi 220V – 100W, trên bóng đèn, Đ2 có ghi 220V – 25W. Khi sáng bình thường, điện trở tương ứng R1 và R2 của dây tóc bóng đèn này có mối quan hệ như thế nào dưới đây?

A. R1 = 4R2

B. 4R1 = R2

C. R1 = 16R2

D. 16R1 = R2

Tóm tắt:

U = U1 = U2 = 220V; P1 = 100W;

P2 = 25W; R1 = ? R2

Lời giải:

Áp dụng công thức: P=U2R

Khi đèn sáng bình thường thì điện trở của hai đèn lần lượt là:

R1=U2P1;     R2=U2P2

Ta có tỷ lệ:  

R2R1=P1P2=10025=4R2=4R1

Chọn đáp án B

Bài 15: Trên hai bóng đèn dây tóc Đ1 và Đ2 có ghi số tương ứng là 3V – 1,2W và 6V – 6W. Cần mắc hai đèn này cùng với một biến trở vào hiệu điện thế U = 9V để hai bóng đèn này sáng bình thường.

a) Vẽ sơ đồ mạch điện thỏa mãn yêu cầu nói trên và giải thích tại sao khi đó hai bóng đèn có thể sáng bình thường.

b) Tính điện trở của mỗi bóng đèn và của biến trở khi đó.

c) Tính công suất điện của biến trở khi đó.

Tóm tắt:

Đèn 1: Uđm1 = U1 = 3V; Pđm1 = P1 = 1,2W;

Đèn 2: Uđm2 = U2 = 6V, Pđm2 = P2 = 6W;

U = 9V

a)Vẽ sơ đồ mạch điện; giải thích?

b) R1 = ? R2 = ?

c) Pbếp = Pb = ?

Lời giải:

a) Vì Uđm1 + Uđm2 = 3 + 6 = 9V = U nên mắc bóng đèn Đ1 nối tiếp với đèn Đ2

Mặt khác cường độ dòng điện định mức qua hai đèn lần lượt là:

I1=P1U1=1,23=0,4AI2=P2U2=66=1A

Ta thấy I2 > I1 nên để hai đèn sáng bình thường thì phải mắc Rb song song với đèn Đ1 như hình vẽ.

Trên hai bóng đèn dây tóc Đ1 và Đ2 (ảnh 1)

b) Vì đèn 1 song song với biến trở nên

U1 = Ub = 3V và I1 + Ib = I2 = I

=> Ib = I2 – I1 = 1 – 0,4 = 0,6A

Điện trở của mỗi đèn và biến trở khi đó:

R1=U1I1=30,4=7,5ΩR2=U2I2=61=6ΩRb=UbIb=30,6=5Ω

c) Công suất của biến trở khí đó:

Pb = Ub .Ib = 3.0,6 = 1,8W

Bài 16 trang 37 SBT Vật Lí 9: Chứng minh rằng đối với đoạn mạch gồm các dụng cụ điện mắc nối tiếp hay mắc song song thì công suất điện của đoạn mạch bằng tổng công suất điện của các dụng cụ mắc trong mạch.

Lời giải:

Trường hợp 1: các dụng cụ mắc nối tiếp

Giả sử có n dụng cụ mắc nối tiếp với nhau vào nguồn điện U. Khi đó cường độ dòng điện qua mạch là I.

Hiệu điện thế giữa hai đầu mỗi dụng cụ lần lượt là: U1, U2, ..., Un

Cường độ dòng điện chạy trong mỗi dụng cụ lần lượt là: I1, I2, ..., In

Vì các dụng cụ ghép nối tiếp nên ta có:

U = U1 + U2 + ...+ Un 

và I = I1 = I2 =... = In

Công suất toàn mạch là:

P = U.I = (U1 + U2 + ...+ Un).I

= I.U1 + I.U2 + ...+ I.Un (1)

Công suất trên mỗi dụng cụ điện lần lượt là:

P1 = U1.I1; P2 = U2.I2; ...; Pn = Un.In

Vì I = I1 = I2 =... = In nên

P1 = U1.I; P2 = U2.I; ...; Pn = Un.I (2)

Từ (1) và (2) ta được:

P = P1 + P2 + ...+ Pn (đpcm)

Trường hợp 2: các dụng cụ mắc song song

Giả sử có n dụng cụ mắc song song với nhau vào nguồn điện U. Khi đó cường độ dòng điện qua mạch là I.

Hiệu điện thế giữa hai đầu mỗi dụng cụ lần lượt là: U1, U2, ..., Un

Cường độ dòng điện chạy trong mỗi dụng cụ lần lượt là: I1, I2, ..., In

Vì các dụng cụ ghép song song nên ta có:

U = U1 = U2 = ...= Un 

và I = I1 + I2 +... + In

Công suất toàn mạch là:

P = U.I = U.( I1 + I2 +... + In)

= U.I1 + U.I2 + ...+ U.In (3)

Công suất trên mỗi dụng cụ điện lần lượt là:

P1 = U1.I1; P2 = U2.I2; ...; Pn = Un.In

Vì U = U1 = U2 =... = Un 

nên P1 = U.I1; P2 = U.I2; ...; Pn = U.In (4)

Từ (3) và (4) ta được:

P = P1 + P2 + ...+ Pn (đpcm)

Bài 17: Trên bóng đèn dây tóc Đ1 có ghi 220V – 100W, trên bóng đèn dây tóc Đ2 có ghi 220V – 75W.

a) Mắc song song hai bóng đèn này vào hiệu điện thế 220V. Tính công suất của đoạn mạch song song này và cường độ dòng điện mạch chính.

b) Mắc hai đèn trên dây nối tiếp với nhau rồi mắc đoạn mạch này vào hiệu điện thế 220V. Tính hiệu điện thế giữa hai đầu mỗi đèn và công suất điện của đoạn mạch nối tiếp này cho rằng điện trở của mỗi đèn khi đó bằng 50% điện trở của đèn đó khi sáng bình thường.

Tóm tắt:

Đèn 1: Uđm1 = U1 = 220V;

Pđm1 = P1 = 100W;

Đèn 2: Uđm2 = U2 = 220V,

Pđm2 = P2 = 75W;

a) Đ1 mắc // Đ2; U = 220V;

Psongsong = Pss = ?; I = ?

b) Đ1 mắc /nt Đ2; U = 220V;

R’1 = 50%R1; R’2 = 50%R2;

U’1 = ?; U’2 = ?; Pnt = ?

Lời giải:

a) Điện trở của dây tóc bóng đèn Đ1 và Đ2:

R1=U2P1=2202100=484Ω;R2=U2P2=220275=645,33Ω

Cường độ dòng điện chạy trong mỗi đèn lần lượt là:

I1=P1U1=100220=511AI2=P2U2=75220=1544A

Cường độ dòng điện mạch chính:

I=I1+I2=511+1544=0,795A

Công suất điện của đoạn mạch song song:

P = P 1 + P 2 = 100 + 75 = 175W

Lưu ý: Ta có thể tìm I nhanh hơn bằng cách tính P toàn mạch trước:

P  = P 1 + P 2 = 100 + 75 = 175W

Vì P  = U.I nên

I = P  : U = 175 : 220 = 0,795A

b) Đ1 mắc /nt Đ2, khi đó điện trở của mỗi đèn là:

R’1 = 50%R1 = 0,5.484 = 242Ω;

R’2 = 50%R2 = 0,5.645,33 = 322,67Ω

Điện trở tương đương của đoạn mạch nối tiếp:

R’ = R’1 + R’2 = 242 + 322,67 = 564,67Ω

Cường độ dòng điện qua mạch:

I’ = U / R’ = 220 / 564,67 ≈ 0,39A

⇒ I’ = I’1 = I’2 = 0,39A.

Hiệu điện thế giữa hai đầu đèn Đ1 và Đ2:

U’1 = I’ . R’1 = 0,39.242 = 94,38V.

U’2 = I’ . R’2 = 0,39.322,67 = 125,84V.

Công suất điện của đoạn mạch:

nt = U’.I’ = 220.0,39 = 85,8W

Xem thêm các bài tập và câu hỏi liên quan khác

70 Bài tập về Màu sắc các vật dưới ánh sáng trắng và ánh sáng màu (có đáp án năm 2023)

70 Bài tập Các tác dụng của ánh sáng (có đáp án năm 2023)

70 Bài tập về Sự trộn các ánh sáng màu (có đáp án năm 2023)

70 Bài tập về quang hình học (có đáp án năm 2023)

70 Bài tập về Kính lúp (có đáp án năm 2023)

Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!