70 Bài tập về Sự trộn các ánh sáng màu (2024) có đáp án chi tiết nhất

1900.edu.vn xin giới thiệu: Tổng hợp các dạng bài tập Sự trộn các ánh sáng màu Vật lí 9. Đây sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích, giúp các bạn học sinh ôn tập và củng cố kiến thức đã học, tự luyện tập nhằm học tốt môn Vật lí 9, giải bài tập Vật lí 9 tốt hơn. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết bài viết dưới đây.

Bài tập về Sự trộn các ánh sáng màu

Kiến thức cần nhớ

1. Thế nào là trộn các ánh sáng màu với nhau

- Có thể trộn hai hay nhiều ánh sáng màu với nhau bằng cách chiếu đồng thời các chùm ánh sáng đó vào cùng một chỗ trên một màn ảnh màu trắng hoặc chiếu đồng thời các chùm sáng đó trực tiếp vào mắt (các chùm sáng này phải rất yếu). Màu của màn ảnh ở chỗ đó hay trên màng lưới của mắt là màu mà ta thu được khi trộn các ánh sáng màu nói trên với nhau.

2. Trộn hai ánh sáng màu với nhau

Khi trộn hai ánh sáng màu với nhau ta được ánh sáng màu khác. Khi hoàn toàn không có ánh sáng thì ta thấy tối, tức là thấy màu đen.

Ví dụ:

+ Khi trộn ánh sáng màu đỏ với ánh sáng màu lục thì được ánh sáng màu vàng.

+ Khi trộn ánh sáng màu đỏ với ánh sáng màu lam thì được ánh sáng màu tím.

+ Khi trộn ánh sáng màu lục với ánh sáng màu lam thì được ánh sáng màu xanh da trời.

3. Trộn ba ánh sáng màu với nhau để được ánh sáng trắng

- Trộn các ánh sáng đỏ, lục và lam với nhau một cách thích hợp để được ánh sáng trắng. Hay trộn ánh sáng màu đỏ cánh sen, màu vàng và màu lam ta cũng được ánh sáng trắng. Tuy nhiên, các ánh sáng trắng nói trên có khác nhau chút ít và khác với ánh sáng trắng của các ngọn đèn hoặc Mặt Trời phát ra.

Trộn các ánh sáng có màu từ đỏ đến tím với nhau cũng sẽ được ánh sáng trắng.

 

Bài tập tự luyện có hướng dẫn

Bài 1: Trộn ánh sáng đỏ với ánh sáng vàng sẽ được ánh sáng màu nào dưới đây?

A. Đỏ

B. Vàng

C. Da cam

D. Lục

Lời giải

Trộn ánh sáng đỏ với ánh sáng vàng sẽ được ánh sáng màu da cam

Đáp án: C

Bài 2: Làm một vòng tròn nhỏ bằng bìa cứng, trên dán giấy trắng ở giữa có trục quay, chia vòng tròn thành ba phần bằng nhau và tô màu lần lượt là: đỏ, lục và lam. Cho vòng tròn quay thật nhanh nhìn mặt giấy ta nhận thấy có màu

A. kẻ sọc đỏ và lục

B. kẻ sọc đỏ và lam

C. kẻ sọc lục và lam

D. trắng

Lời giải

Khi đó, do sự lưu ảnh của mắt, các màu đỏ, lục và lam được trộn lại với nhau => màu trắng

Đáp án: D

Bài 3: Chiếu ánh sáng đỏ với ánh sáng xanh lục ta thu được vệt sáng màu:

A. màu đỏ

B. màu vàng

C. màu lục

D. màu lam

Lời giải

Khi trộn các ánh sáng đỏ với ánh sáng xanh lục ta được màu vàng

Đáp án: B

Bài 4: Tại một điểm trên màn hình tivi màu có ba hạt, phát ra ba thứ ánh sáng khác nhau: đỏ, lục và lam. Nếu ba hạt này được kích thích phát sáng mạnh, yếu khác nhau thì sẽ tạo ra được những màu khác nhau tại điểm đó. Nếu ba màu này được kích thích sáng mạnh thì tại điểm đó sẽ có ánh sáng màu gì?

A. Màu vàng

B. Màu xanh da trời

C. Màu hồng

D. Màu trắng         

Lời giải

Nếu cả ba màu này được kích thích phát sáng mạnh thì tại điểm đó sẽ có ánh sáng màu trắng

Đáp án: D

Bài 5: Chọn phương án sai.

A. Khi trộn hai ánh sáng màu với nhau ta được ánh sáng màu khác.

B. Khi hoàn toàn không có ánh sáng thì ta thấy ánh sáng trắng.

C. Có thể trộn hai hoặc nhiều ánh sáng màu khác nhau để được màu khác hẳn.

D. Khi trộn các ánh sáng xanh lục với ánh sáng xanh lam ta được màu xanh hòa bình thẫm.

Lời giải

A, C, D - đúng

B - sai vì: Khi hoàn toàn không có ánh sáng thì ta thấy tối, tức là thấy màu đen.

Đáp án: B

Bài 5: Hiện tượng nào sau đây không phải là sự trộn các ánh sáng màu?

A. Chiếu ánh sáng tím với ánh sáng vàng vào cùng một chỗ trên tấm màn màu trắng. Ta thu được ánh sáng có màu khác.

B. Chiếu ánh sáng đỏ, lục, lam với độ mạnh yếu thích hợp lên tấm màn màu trắng. Ta thu được ánh sáng màu trắng.

C. Chiếu ánh sáng trắng lên mặt ghi của đĩa CD  cho tia phản xạ lên tấm màn màu trắng. Ta thu được ánh sáng có nhiều màu khác nhau.

D. Chiếu ánh sáng đỏ, lục, lam với độ mạnh yếu khác nhau lần lượt lên tấm màn màu trắng. Ta lần lượt thu được ánh sáng có nhiều màu khác nhau.

Lời giải

A, B, D - là sự trộn các ánh sáng màu

C - không phải là sự trộn ánh sáng màu mà là sự phân tích ánh sáng trắng

Đáp án: C

Bài 7: Khi trộn các ánh sáng có màu dưới đây. Trường hợp nào không tạo ra được ánh sáng trắng?

A. Trộn ánh sáng đỏ, lục, lam với độ sáng thích hợp.

B. Trộn ánh sáng đỏ tươi, vàng, lục lam với độ sáng thích hợp.

C. Trộn ánh sáng vàng và lam với độ sáng thích hợp.

D. Trộn ánh sáng đỏ, da cam, vàng, lục, lam, chàm, tím với độ sáng thích hợp.

Lời giải

A, B, D - tạo ra ánh sáng trắng

C - không tạo ra ánh sáng trắng

Đáp án: C

Bài 8: Khi chiếu hai ánh sáng đỏ và lục lên một tờ giấy trắng ta thấy trên tờ giấy có ánh sáng màu vàng. Nếu chiếu thêm vào tờ giấy ánh sáng màu lam thích hợp ta sẽ thấy trên tờ giấy có ánh sáng màu

A. đỏ

B. lục

C. trắng

D. lam

Lời giải

Khi trộn các ánh sáng đỏ, xanh lục và xanh lam với nhau =>  ánh sáng trắng.

Đáp án: C

Bài 9: Cách làm nào dưới đây tạo ra sự trộn các ánh sáng màu?

A. Chiếu một chùm ánh sáng đỏ vào một tấm bìa màu vàng

B. Chiếu một chùm sáng đỏ qua một kính lọc màu vàng

C. Chiếu một chùm ánh sáng trắng qua một kính lọc màu đỏ, rồi sau đó qua kính lọc màu vàng

D. Chiếu một chùm sáng đỏ và một chùm sáng vàng vào một tờ giấy trắng

Lời giải

Cách tạo ra rự trộn các ánh sáng màu: Chiếu một chùm sáng đỏ và một chùm sáng vàng vào một tờ giấy

Đáp án: D

Bài 10: Chọn phương án đúng.

A. Chỉ có thể trộn hai ánh sáng màu khác nhau để được màu khác hẳn

B. Ba màu đỏ, vàng, lục là ba màu cơ bản của ánh sáng

C. Khi trộn các ánh sáng có màu từ đỏ đến tím lại với nhau ta thấy màu đen

D. Khi trộn các ánh sáng xanh lục với ánh sáng xanh lam ta được màu xanh hòa bình thẫm

Lời giải

A - sai vì: Có thể trộn hai hoặc nhiều ánh sáng màu khác nhau để được màu khác hẳn.

B - sai vì: Ba màu đỏ, lục và lam là ba màu cơ bản

C - sai vì: Khi trộn các ánh sáng có màu từ đỏ đến tím lại với nhau ta cũng được ánh sáng trắng.

D - đúng

Đáp án: D

 

Xem thêm các dạng bài tập và câu hỏi liên quan khác:

70 Bài tập về Thấu kính hội tụ (có đáp án)

70 Bài tập về Quan hệ giữa góc tới và góc khúc xạ (2024) có đáp án chi tiết nhất

70 Bài tập về Ảnh của một vật tạo bởi thấu kính hội tụ (có đáp án)

70 Bài tập về Thấu kính phân kì (có đáp án)

70 Bài tập về Định luật bảo toàn năng lượng (có đáp án)

Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!