Bài tập Các tác dụng của ánh sáng
Kiến thức cần nhớ
1. Tác dụng nhiệt của ánh sáng
- Ánh sáng chiếu vào các vật sẽ làm chúng nóng lên. Khi đó năng lượng ánh sáng đã bị biến thành nhiệt năng. Đó là tác dụng nhiệt của ánh sáng.
Ví dụ:
+ Ở ngoài trời nắng số chỉ của nhiệt kế tăng, con người cũng cảm thấy nóng bức.
+ Vào mùa hè, băng tan chảy.
- Trong tác dụng nhiệt của ánh sáng, các vật có màu tối hấp thụ năng lượng ánh sáng mạnh hơn các vật có màu sáng.
Ví dụ:
Vào mùa hè, người ta thường mặc quần áo màu sáng để cảm thấy mát hơn vì vật màu sáng hấp thu năng lượng ít hơn vật màu tối.
- Ứng dụng tác dụng nhiệt của ánh sáng: Làm muối, phơi quần áo, phơi thóc, ...
2. Tác dụng sinh học của ánh sáng
- Ánh sáng có thể gây ra một số biến đổi nhất định ở các sinh vật. Đó là tác dụng sinh học của ánh sáng.
- Trong tác dụng này năng lượng ánh sáng đã biến thành một số dạng năng lượng cần thiết cho cơ thể sinh vật.
Ví dụ:
+ Nơi đủ ánh sáng thì cây phát triển tốt, nơi thiếu ánh sáng cây phát triển kém.
+ Trẻ nhỏ có thời gian ở ngoài trời nhiều hơn, có sức khỏe và đề kháng tốt hơn.
3. Tác dụng quang điện của ánh sáng
a. Pin mặt trời
- Pin mặt trời là một nguồn điện có thể phát điện khi có ánh sáng chiếu vào nó.
b. Tác dụng quang điện của ánh sáng
- Trong khoa học, người ta gọi pin mặt trời là pin quang điện. Vì trong pin có sự biến đổi trực tiếp của năng lượng ánh sáng thành năng lượng điện.
- Tác dụng của ánh sáng lên pin quang điện gọi là tác dụng quang điện.
Bài tập tự luyện có hướng dẫn
Bài 1: Công việc nào dưới đây, ta đã sử dụng tác dụng nhiệt của ánh sáng?
A. Đưa một chậu cây cảnh ra ngoài sân phơi cho đỡ cớm
B. Kê bàn học cạnh cửa sổ cho sáng
C. Phơi thóc ngoài sân khi trời nắng to
D. Cho ánh sáng chiếu vào bộ pin mặt trời của máy tính để nó hoạt động
Lời giải
Việc phơi thóc ngoài sân khi trời nắng to là sử dụng tác dụng nhiệt của ánh sáng
Đáp án: C
Bài 2: Hiện tượng nào sau đây biểu hiện tác dụng sinh học của ánh sáng?
A. Ánh sáng mặt trời chiếu vào cơ thể sẽ làm cho cơ thể nóng lên.
B. Ánh sáng chiếu vào một hỗn hợp khí clo và khí hiđro đựng trong một ống nghiệm có thể gây ra sự nổ.
C. Ánh sáng chiếu vào một pin quang điện sẽ làm cho nó phát điện.
D. Ánh sáng mặt trời lúc sáng sớm chiếu vào cơ thể trẻ em sẽ chống được bệnh còi xương.
Lời giải
Hiện tượng: Ánh sáng mặt trời lúc sáng sớm chiếu vào cơ thể trẻ em sẽ chống được bệnh còi xương biểu hiện tác dụng sinh học của ánh sáng.
Đáp án: D
Bài 3: Ánh sáng Mặt Trời chiếu vào cây cối có thể gây ra những tác dụng gì?
A. Nhiệt và sinh học
B. Nhiệt và quang điện
C. Sinh học và quang điện
D. Chỉ gẩy ra tác dụng nhiệt
Lời giải
Ánh sáng Mặt Trời chiếu vào cây cối có thể gây ra tác dụng nhiệt và tác dụng sinh học.
Đáp án: A
Bài 4: Trong tác dụng sinh học của ánh sáng. Năng lượng ánh sáng đã biến thành:
A. Nhiệt năng
B. Quang năng
C. Năng lượng cần thiết
D. Cơ năng
Lời giải
Ánh sáng có thể gây ra một số biến đổi nhất định ở sinh vật. Đó là tác dụng sinh học của ánh sáng.
Trong tác dụng này, năng lượng ánh sáng đã biến thành các dạng năng lượng cần thiết cho cơ thể sinh vật.
Đáp án: C
Bài 5: Trong việc sưởi nắng của người già và việc tắm nắng của trẻ em, người ta đã sử dụng những tác dụng gì của ánh nắng Mặt Trời?
A. Đối với cả người già và trẻ em đều sử dụng tác dụng nhiệt
B. Đối với cả người già và trẻ em đều sử dụng tác dụng sinh học
C. Đối với người già thì sử dụng tác dụng nhiệt, còn đối với trẻ em thì sử dụng tác dụng sinh học
D. Đối với người già thì sử dụng tác sinh học, còn đối với trẻ em thì sử dụng tác dụng nhiệt
Lời giải
Trong việc sưởi nắng của người già và việc tắm nắng của trẻ em thì cả người già và trẻ em đều sử dụng tác dụng sinh học của ánh nắng Mặt Trời
Đáp án: B
Bài 6: Tác dụng nào sau đây không phải do ánh sáng gây ra?
A. Tác dụng nhiệt
B. Tác dụng quang điện
C. Tác dụng từ
D. Tác dụng sinh học
Lời giải
Ta có: Ánh sáng có tác dụng nhiệt, tác dụng sinh học và tác dụng quang điện
=> Tác dụng từ không phải do ánh sáng gây ra
Đáp án: C
Bài 7: Ánh sáng có tác dụng nhiệt khi năng lượng ánh sáng biến thành
A. điện năng
B. nhiệt năng
C. cơ năng
D. hóa năng
Lời giải
Ánh sáng có tác dụng nhiệt khi năng lượng ánh sáng biến thành nhiệt năng
Đáp án: B
Bài 8: Về mùa hè, ban ngày khi ra đường phố ta không nên mặt quần áo màu tối vì quần áo màu tối
A. hấp thụ ít ánh sáng, nên cảm thấy nóng.
B. hấp thụ nhiều ánh sáng, nên cảm thấy nóng.
C. tán xạ ánh sáng nhiều, nên cảm thấy nóng.
D. tán xạ ánh sáng ít, nên cảm thấy mát.
Lời giải
Trong tác dụng nhiệt của ánh sáng thì các vật có màu tối hấp thụ năng lượng ánh sáng mạnh hơn các vật có màu sáng.
=> Về mùa hè, ban ngày khi ra đường phố ta không nên mặt quần áo màu tối vì quần áo màu tối hấp thụ nhiều ánh sáng, nên cảm thấy nóng
Đáp án: B
Bài 9: Chọn phương án sai. Các việc chứng tỏ tác dụng nhiệt của ánh sáng là:
A. Phơi quần áo, phơi thóc
B. Làm muối
C. Sưởi ấm về mùa đông
D. Quang hợp của cây
Lời giải
A, B, C - là các việc ứng dụng tác dụng nhiệt của ánh sáng
D - sử dụng tác dụng sinh học của ánh sáng
Đáp án: D
Bài 10: Trong pin năng lượng ánh sáng đã biến thành:
A. Nhiệt năng
B. Quang năng
C. Năng lượng điện
D. Cơ năng
Lời giải
Trong tác dụng quang điện của ánh sáng, năng lượng ánh sáng đã biến thành năng lượng lượng điện
Đáp án: C
Bài 11: Ánh sáng chiếu vào bộ pin Mặt Trời lắp trên một máy tính bỏ túi sẽ gây ra những tác dụng gì?
A. Chỉ gây tác dụng nhiệt
B. Chỉ gây tác dụng quang điện
C. Gây ra đồng thời tác dụng nhiệt và tác dụng quang điện
D. Không gây ra tác dụng nào cả
Lời giải
Ánh sáng chiếu vào bộ pin Mặt Trời lắp trên một máy tính bỏ túi sẽ gây ra đồng thời tác dụng nhiệt và tác dụng quang điện
Đáp án: C
Bài 12: Trong tác dụng nhiệt và tác dụng quang điện của ánh sáng thì có những biến đổi năng lượng nào?
A. A
B. B
C. C
D. D
Lời giải
Ta có:
+ Sự biến đổi năng lượng trong tác dụng nhiệt là quang năng thành nhiệt năng
+ Sự biến đổi năng lượng trong tác dụng quang điện là quang năng thành điện năng
Đáp án: B
Bài 13: Ghép mỗi phần ở cột A với mỗi phần ở cột B để hoàn thành câu hoàn chỉnh có nội dung đúng
A. a→3,b→4,c→1,d→2
B. a→1,b→3,c→2,d→4
C. a→2,b→3,c→4,d→1
D. a→4,b→1,c→2,d→3
Lời giải
Nội dung mỗi cột được ghép tương ứng là:
+ Trong các tác dụng của ánh sáng thì quang năng được biến thành các dạng năng lượng khác
+ Trong các tác dụng nhiệt của ánh sáng thì quang năng được biến thành nhiệt năng
+ Trong tác dụng sinh học của ánh sáng thì quang năng được biến thành năng lượng cần thiết cho các quá trình biến đổi trong thực vật và động vật
+ Trong tác dụng quang điện của ánh sáng thì quang năng được biến thành điện năng
Đáp án: A
Xem thêm các dạng bài tập và câu hỏi liên quan khác:
70 Bài tập về Sự trộn các ánh sáng màu (có đáp án)
70 Bài tập về Sự phân tích ánh sáng trắng (có đáp án)
70 Bài tập về Ánh sáng trắng và ánh sáng màu (2024) có đáp án chi tiết nhất