Kiến thức cần nhớ
1. Hàm số y = ax2
a) Tập xác định
Cho hàm số
Tập xác định của hàm số là .
b) Tính chất
+ Nếu a > 0 thì hàm số nghịch biến khi x < 0 và đồng biến khi x > 0.
+ Nếu a < 0 thì hàm số đồng biến khi x < 0 và nghịch biến khi x > 0.
c) Đồ thị hàm số y = ax2
Đồ thị của hàm số là một đường cong đi qua gốc tọa độ và nhận trục Oy làm trục đối xứng. Đường cong đó được gọi là một parabol đỉnh O (với O là gốc tọa độ).
Tính chất của đồ thị:
+ Nếu a > 0 thì đồ thị nằm phía trên trục hoành, O là điểm thấp nhất của đồ thị.
+ Nếu a < 0 thì đồ thị nằm phía dưới trục hoành, O là điểm cao nhất của đồ thị.
Các bước vẽ đồ thị hàm số
Bước 1: Tìm tập xác định của hàm số.
Bước 2: Lập bảng giá trị (thường từ 5 đến 7 giá trị) tương ứng giữa x và y.
Bước 3: Vẽ đồ thị và kết luận.
2. Phương trình bậc hai một ẩn
a) Định nghĩa: Phương trình bậc hai một ẩn (nói gọn là phương trình bậc hai) là phương trình có dạng
trong đó x là ẩn, a, b, c là những số cho trước gọi là các hệ số và .
b) Biệt thức
Đối với phương trình ax2 + bx + c = 0 (a ≠ 0) ta có biệt thức Δ như sau:
Δ = b2 - 4ac
Ta sửa dụng biết thức Δ để giải phương trình bậc hai.
c) Công thức nghiệm của phương trình bậc hai
Đối với phương trình ax2 + bx + c = 0 (a ≠ 0) và biệt thức Δ = b2 - 4ac
+ Nếu Δ > 0 thì phương trình có hai nghiệm phân biệt là
+ Nếu Δ = 0 thì phương trình có nghiệm kép là
+ Nếu Δ < 0 thì phương trình vô nghiệm.
d) Biệt thức
Đối với phương trình ax2 + bx + c = 0 (a ≠ 0) và b = 2b’ ta có biệt thức như sau:
= b’2 - ac
Ta sửa dụng biết thức để giải phương trình bậc hai.
e) Công thức nghiệm thu gọn của phương trình bậc hai
Đối với phương trình ax2 + bx + c = 0 (a ≠ 0) có b = 2b’ và biệt thức = b’2 - ac
+ Nếu > 0 thì phương trình có hai nghiệm phân biệt là
+ Nếu = 0 thì phương trình có nghiệm kép là
+ Nếu < 0 thì phương trình vô nghiệm.
3. Hệ thức Vi – ét
a) Hệ thức Vi – ét
Nếu x1, x2 là hai nghiệm của phương trình ax2 + bx + c = 0 (a ≠ 0) thì ta có:
b) Ứng dụng của hệ thức Vi - ét
+ Nếu phương trình ax2 + bx + c = 0 (a ≠ 0) có a + b + c = 0 thì phương trình có một nghiệm là x1 = 1 và nghiệm còn lại là x2 =
+ Nếu phương trình ax2 + bx + c = 0 (a ≠ 0) có a - b + c = 0 thì phương trình có một nghiệm là x1 = -1 và nghiệm còn lại là x2 = -
+ Nếu hai số có tổng bằng S và tích bằng P thì hai số đó là nghiệm của phương trình bậc hai x2 - Sx + P = 0
+ Điều kiện để có hai số đó là S2 - 4P ≥ 0
Bài tập tự luyện
Bài 1: Cho parabol (P) và đường thẳng (d) y = 2x + 3.
a) Vẽ (P) và (d) trên cùng mặt phẳng tọa độ
b) Tìm tọa độ giao điểm của (P) và (d) bằng phương pháp đại số, so sánh kết quả với giao điểm trên đồ thị.
Lời giải:
a)
+ Vẽ đồ thị (P)
Bảng giá trị
+ Vẽ đồ thị (d) y = 2x + 3
Cho x = 0d đi qua điểm (0; 3)
Cho y = 0d đi qua điểm
Từ độ thị ta thấy (d) cắt (P) tại hai điểm phân biệt A(-1; 1) và B(3; 9)
b) Phương trình hoành độ giao điểm của (d) và (P) là:
Phương trình có hai nghiệm phân biệt
Với x = 3y = 9(d) giao (P) tại điểm (3; 9)
Với x = -1y = 1(d) giao (P) tại điểm (-1; 1)
Từ kết quả trên ta thấy kết quả ở câu a và câu b trùng nhau
Bài 2: Giải các phương trình sau:
a)
b)
c)
Lời giải:
a)
Ta có: a = 2; b = -5; c = 1
Phương trình có hai nghiệm phân biệt
Vậy tập nghiệm của phương trình là
b)
Ta có: a = ; b = -2; c =
Phương trình có hai nghiệm phân biệt
Vậy phương trình đã cho có nghiệm .
c)
Ta có a = 2; ; c = 1
Phương trình có nghiệm kép
Vậy phương trình đã cho có nghiệm .
Bài 3: Giải các phương trình sau:
a)
b) (x +1)3 –x +1 = (x -1)(x -2)
c) x4 - 8x2 – 9 = 0
Lời giải:
a) Điều kiện:
Δ’ = 12 -3.(-65) = 1 + 195=196 > 0
(thỏa mãn)
(thỏa mãn)
Vậy phương trình đã cho có nghiệm .
b) Ta có: (x + 1)3 – x +1 = (x -1)(x -2)
⇔ x3 + 3x2 + 3x + 1 – x + 1 = x2 - 2x –x + 2
⇔ x3 + 3x2 + 3x + 1 – x + 1 - x2 + 2x + x – 2 = 0
⇔ x3 + 2x2 + 5x = 0 ⇔ x(x2 + 2x + 5) = 0
⇔ x = 0 hoặc x2 + 2x + 5 = 0
Giải phương trình x2 + 2x + 5 = 0
Δ’ = 12 -1.5 =1 -5 = -4 < 0 ⇒ phương trình vô nghiệm
Vậy phương trình đã cho tập nghiệm S = {1}
c) x4 - 8x2 – 9 = 0
Đặt t = x2 .Điều kiện t ≥ 0
Ta có: x4 - 8x2 – 9 =0 ⇔t2 - 8t - 9 = 0
Phương trình t2 – 8t - 9 = 0 có hệ số a = 1, b = -8, c = -9 nên có dạng a – b + c = 0
t1 = -1 (loại) ; t2 = = 9
Ta có: x2 = 9 ⇒ x = ±3
Vậy phương trình đã cho có tập nghiệm S = {-3; 3}
Bài 4: Cho phương trình: x2 – 2(m + 1)x + m2 + m – 1 = 0
a) Tìm các giá trị của m để phương trình có nghiệm.
b) Trong trường hợp phương trình có nghiệm là x1, x2, hãy tính theo m: x1 + x2; x1.x2; x12 + x22
Lời giải:
a) Ta có: Δ' = [-(m + 1)]2 – 1.(m2 + m – 1)
= m2 + 2m + 1 – m2 – m + 1 = m + 2
Phương trình có nghiệm khi Δ' ≥ 0 ⇒ m + 2 ≥ 0 ⇔ m ≥ -2
Vậy với m ≥ -2 thì phương trình đã cho có nghiệm.
b) Giả sử phương trình đã cho có 2 nghiệm x1 và x2, theo hệ thức Vi-ét ta có:
x1 + x2 =
x1x2 =
x12 + x22 = (x1 + x2)2 – 2x1x2 = (2m + 2)2 – 2(m2 + m – 1)
= 4m2 + 8m + 4 – 2m2 – 2m + 2 = 2m2 + 6m + 6.
Bài 5: Một xuồng máy xuôi dòng sông 30km và ngược dòng 28km hết một thời gian bằng thời gian mà xuồng đi 59,5km trên mặt hồ yên lặng. Tính vận tốc của xuồng khi đi trên hồ biết rằng vận tốc của nước chảy trong sông là 3km/h.
Lời giải:
Gọi x (km/h) là vận tốc thuyền khi đi trên hồ. Điều kiện: x > 3
Khi đó vận tốc khi đi xuôi dòng trên sông là x + 3(km/h)
Vận tốc khi đi ngược dòng trên sông là x – 3(km/h)
Thời gian thuyền đi xuôi dòng 30 km là (giờ)
Thời gian thuyền đi ngược dòng 28km là (giờ)
Thời gian thuyền đi trên hồ yên lặng 59,5km là (giờ)
Vì thời gian đi xuôi dòng 30 và thời gian đi ngược dòng 28km bằng thời gian đi 59,5km khi nước đứng yên nên ta có phương trình, ta có phương trình:
(thỏa mãn)
(không thỏa mãn)
Vậy vận tốc khi thuyền đi trên mặt hồ yên lặng là 17km/h.
Bài 6: Hai đội công nhân cùng làm một quãng đường thì 12 ngày xong việc. Nếu đội thứ nhất làm một mình hết nửa công việc, rồi đội thứ hai tiếp tục một mình làm nốt phần việc còn lại thì hết tất cả 25 ngày. Hỏi mỗi đội làm một mình thì bao lâu xong công việc?
Lời giải:
Gọi thời gian đội thứ nhất làm một mình xong nửa công việc là x (ngày)(6 < x < 25).
Khi đó thời gian làm riêng xong nửa công việc của đội thứ hai là 25 – x (ngày)
Trong 1 ngày, đội thứ nhất làm được (công việc)
Trong một ngày đội thứ hai làm được (công việc).
Mà cả hai đội cùng làm thì 12 ngày xong nên 1 ngày hai đội làm được (công việc)
Ta có phương trình:
Phương trình (*) có hai nghiệm phân biệt:
(thỏa mãn);
(thỏa mãn)
Vậy đội thứ nhất làm 30 ngày xong công việc hoặc đội thứ nhất làm 20 ngày xong công việc.
Vậy:
+ Nếu đội thứ nhất làm một mình trong 30 ngày xong công việc thì đội thứ hai làm một mình trong 20 ngày xong công việc.
+ Nếu đội thứ nhất làm một mình trong 20 ngày xong công việc thì đội thứ hai làm một mình trong 30 ngày xong công việc.