50 Bài tập Góc ở tâm. Số đo cung (có đáp án năm 2023) - Toán 9

1900.edu.vn xin giới thiệu: Góc ở tâm. Số đo cung Toán 9. Đây sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích, giúp các bạn học sinh ôn tập và củng cố kiến thức đã học, tự luyện tập nhằm học tốt môn Toán 9, giải bài tập Toán 9 tốt hơn. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết bài viết dưới đây.

Kiến thức cần nhớ 

1. Góc ở tâm

Góc ở tâm là góc có đỉnh trùng với tâm của đường tròn.

• Hai cạnh của góc ở tâm cắt đường tròn tại hai điểm, do đó chia đường tròn thành hai cung.

Cung nhỏ: cung nằm bên trong góc (với góc α (0 < α < 180°)).

Cung lớn: Cung nằm bên ngoài góc.

• Cung AB được kí hiệu là AB. Để phân biệt hai cung có chung các mút là A và B như hình vẽ (0 < α < 180°), ta kí hiệu: AmB, AnB

Lý thuyết Góc ở tâm. Số đo cung chi tiết – Toán lớp 9 (ảnh 1)

    Trong đó: AnB là cung nhỏ, AmB là cung lớn.

    Với α = 180° thì mỗi cung là một nửa đường tròn.

Lý thuyết Góc ở tâm. Số đo cung chi tiết – Toán lớp 9 (ảnh 1)

• Cung nằm bên trong góc gọi là cung bị chắn.

Khi đó, AnB là cung bị chắn bởi góc AOB hay góc AOB chắn cung nhỏ AnB.

2. Số đo cung

• Số đo của cung nhỏ bằng số đo góc ở tâm chắn cung đó.

• Số đo của cung lớn bằng hiệu giữa 360° và số đo cung nhỏ (có chung hai mút với cung lớn).

• Số đo của nửa đường tròn bằng 180°.

Số đo của cung AB được kí hiệu là sđ AB.

Ví dụ 1. Cho góc α = 80° là góc ở tâm O như hình vẽ. Tính số đo cung lớn.

Lý thuyết Góc ở tâm. Số đo cung chi tiết – Toán lớp 9 (ảnh 1)

Lời giải:

Lý thuyết Góc ở tâm. Số đo cung chi tiết – Toán lớp 9 (ảnh 1)

Chú ý:

+ Cung nhỏ có số đo nhỏ hơn 180°.

+ Cung lớn có số đo lớn hơn 180°.

+ Khi hai mút của cung trùng nhau, ta có “cung không” với số đo là 0° và cung cả đường tròn có số đo là 360°.

3. So sánh hai cung

•  Hai cung được gọi là bằng nhau nếu chúng có cùng số đo bằng nhau.

•  Trong hai cung, cung nào có số đo lớn hơn được gọi là cung lớn hơn.

Ví dụ 2. Cho đường tròn (O) như hình vẽ.

Lý thuyết Góc ở tâm. Số đo cung chi tiết – Toán lớp 9 (ảnh 1)

Lý thuyết Góc ở tâm. Số đo cung chi tiết – Toán lớp 9 (ảnh 1)

Ta thấy hai cung AmB và CnD có số đo bằng nhau và đều bằng 60o.

Khi đó, hai cung AmB và CnD bằng nhau.

Kí hiệu: Hai cung AB và CD bằng nhau được kí hiệu là AB=CD.

Ví dụ 3. Cho đường tròn (I) như hình vẽ.

Lý thuyết Góc ở tâm. Số đo cung chi tiết – Toán lớp 9 (ảnh 1)

Lý thuyết Góc ở tâm. Số đo cung chi tiết – Toán lớp 9 (ảnh 1)

Ta thấy hai cung EmF và GnH có số đo nhỏ hơn (45o < 75o).

Khi đó, EmF nhỏ hơn GnH.

Kí hiệu: Cung EF nhỏ hơn cung GH được kí hiệu là EF>GH.

Ta có thể gọi cung GH lớn hơn cung EF và kí hiệu là GH<EF.

4. Khi nào Lý thuyết Góc ở tâm. Số đo cung chi tiết – Toán lớp 9 (ảnh 1) ?

Định lí: Nếu C là một điểm nằm trên cung AB thì Lý thuyết Góc ở tâm. Số đo cung chi tiết – Toán lớp 9 (ảnh 1)

Ví dụ 4. Điểm C nằm trên cung nhỏ AB như hình vẽ.

Chứng minh: Lý thuyết Góc ở tâm. Số đo cung chi tiết – Toán lớp 9 (ảnh 1)

Lý thuyết Góc ở tâm. Số đo cung chi tiết – Toán lớp 9 (ảnh 1)

Lời giải:

Ta có điểm C nằm trên cung nhỏ AB.

Khi đó, điểm C chia cung nhỏ AB thành hai cung nhỏ AC và BC.

Lý thuyết Góc ở tâm. Số đo cung chi tiết – Toán lớp 9 (ảnh 1)

Bài tập tự luyện 

Bài 1: Kim giờ và kim phút của đồng hồ tạo thành một góc ở tâm có số đo là bao nhiêu độ vào những thời điểm sau:

a) 3 giờ;     b) 5 giờ;     c) 6 giờ;

d) 12 giờ;     e) 20 giờ?

Lời giải

Giải bài 1 trang 68 SGK Toán 9 Tập 2 | Giải toán lớp 9

Trên mặt đồng hồ người ta chia thành 12 phần bằng nhau. Góc ở tâm tạo bởi hai kim giữa hai số liền nhau là:

360o : 12 = 30o

a) Thời điểm 3 giờ (hình a) thì góc ở tâm có số đo là: 3.30o = 90o

b) Thời điểm 5 giờ (hình b) thì góc ở tâm có số đo là: 5. 30o = 150o

c) Thời điểm 6 giờ (hình c) thì góc ở tâm có số đo là: 6.30o = 180o

d) Thời điểm 12 giờ (hình d) thì góc ở tâm có số đo là: 0o

e) Thời điểm 20 giờ (hình e) thì góc ở tâm có số đo là: 4.30o= 120o

Bài 2: Cho hai đường thẳng xy và st cắt nhau tại O, trong các góc tạo thành có góc 40o. Vẽ một đường tròn tâm O. Tính số đo của các góc ở tâm xác định bởi hai trong bốn tia gốc O.

Lời giải

Giải bài 2 trang 69 SGK Toán 9 Tập 2 | Giải toán lớp 9

Xét đường tròn (O)

Ta có: xOs^=tOy^=40o (hai góc đối đỉnh)

Lại có: xOs^+xOt^=180o (hai góc kề bù)

xOt^=180oxOs^=180o40o=140o

Mà: sOy^=xOt^=140o (hai góc đối đỉnh)

Vậy: xOt^=sOy^=140oxOs^=tOy^=40o

Và xOy^=sOt^=180o.

Bài 3: Trên các hình 5, 6 hãy dùng dụng cụ đo góc để tìm số đo cung AmB.

Từ đó, tính số đo cung AnB tương ứng.

Giải bài 3 trang 69 SGK Toán 9 Tập 2 | Giải toán lớp 9

Lời giải

Giải bài 3 trang 69 SGK Toán 9 Tập 2 | Giải toán lớp 9Giải bài 3 trang 69 SGK Toán 9 Tập 2 | Giải toán lớp 9

Bài 4: Xem hình 7. Tính số đo của góc ở tâm AOB và số đo cung lớn AB.

Giải bài 4 trang 69 SGK Toán 9 Tập 2 | Giải toán lớp 9

Lời giải

Giải bài 4 trang 69 SGK Toán 9 Tập 2 | Giải toán lớp 9

Bài 5: Hai tiếp tuyến của đường tròn (O) tại A và B cắt nhau tại M. Biết góc AMB = 35o.

a) Tính số đo của góc ở tâm tạo bởi bán kính OA, OB.

b) Tính số đo mỗi cung AB (cung lớn và cung nhỏ).

Lời giải

Giải bài 5 trang 69 SGK Toán 9 Tập 2 | Giải toán lớp 9

a) Góc ở tâm tạo bởi OA và OB là Giải bài 5 trang 69 SGK Toán 9 Tập 2 | Giải toán lớp 9

Tứ giác OAMB có:

Giải bài 5 trang 69 SGK Toán 9 Tập 2 | Giải toán lớp 9

Bài 6: Cho tam giác đều ABC. Gọi O là tâm của đường tròn đi qua đỉnh A, B, C.

a) Tính số đo các góc ở tâm tạo bởi hai trong ba bán kính OA, OB, OC.

b) Tính số đo các cung tạo bởi hai trong ba điểm A, B, C.

Lời giải

Giải bài 6 trang 69 SGK Toán 9 Tập 2 | Giải toán lớp 9

a) Vì tam giác ABC là tam giác đều nên Giải bài 6 trang 69 SGK Toán 9 Tập 2 | Giải toán lớp 9

O tâm đường tròn ngoại tiếp tam giác ABC nên O là giao điểm 3 đường trung trực 3 cạnh- đồng thời O là giao điểm 3 đường phân giác của tam giác ABC

Giải bài 6 trang 69 SGK Toán 9 Tập 2 | Giải toán lớp 9

b)

Giải bài 6 trang 69 SGK Toán 9 Tập 2 | Giải toán lớp 9

Suy ra,số đo các cung lớn AB, AC và BC là: 3600 - 1200 = 2400

Bài 7: Cho hai đường tròn cùng tâm O với bán kính khác nhau. Hai đường thẳng đi qua O cắt hai đường tròn đó tại các điểm A, B, C, D, M, N, P, Q (h.8).

a) Em có nhận xét gì về số đo của các cung nhỏ AM, CP, BN, DQ?

b) Hãy nêu tên các cung nhỏ bằng nhau.

c) Hãy nêu tên hai cung lớn bằng nhau.

Giải bài 7 trang 69 SGK Toán 9 Tập 2 | Giải toán lớp 9

Lời giải

a)

Xét các cung nhỏ AM, CP, BN, DQ

Ta có:

sđ AM=AOM^=BON^

sđ BN=BON^

sđ QD=QOD^=POC^

sđ PC=POC^

Mà POC^=BON^ (hai góc đối đỉnh)

 sđ AM = sđ BN = sđ QD = sđ PC

b)

Xét đường tròn (O; OB)

Ta có:

BON^=POC^ (hai góc đối đỉnh)

Do đó, số đo của cung nhỏ BN bằng số đo của cung nhỏ PC

Hay cung nhỏ BN bằng cung nhỏ PC

BOP^=NOC^

Do đó, số đo của cung nhỏ BP bằng số đo của cung nhỏ NC

Hay cung nhỏ BP bằng cung nhỏ NC

Xét đường tròn (O; OA)

Ta có:

AOM^=QOD^ (hai góc đối đỉnh)

Do đó, số đo cung nhỏ AM bằng số đo cung nhỏ QD

Hay cung nhỏ AM bằng cung nhỏ QD

AOQ^=MOD^ (hai góc đối đỉnh)

Do đó, số đo cung nhỏ AQ bằng số đo cung nhỏ MD

Hay cung nhỏ AQ bằng cung nhỏ MD

c)

Xét đường tròn (O; OB)

Ta có:

Cung nhỏ BP bằng cung nhỏ NC

Do đó, cung lớn BP bằng cung lớn NC

Cung nhỏ BN bằng cung nhỏ PC

Do đó, cung lớn BN bằng cung lớn PC

Xét đường tròn (O; OA)

Ta có:

Cung nhỏ AM bằng cung nhỏ QD

Do đó, cung lớn AM bằng cung lớn QD

Cung nhỏ AQ bằng cung nhỏ MD

Do đó, cung lớn AQ bằng cung lớn MD.

* Chú ý phân biệt: so sánh hai cung và số đo hai cung.

So sánh hai cung trong trường hợp hai cung trong một đường tròn hoặc trong hai đường tròn có bán kính bằng nhau.

Còn so sánh số đo hai cung : ta luôn so sánh được.

Bài 8: Mỗi khẳng định sau đây đúng hay sai? Vì sao?

a) Hai cung bằng nhau thì số đo bằng nhau.

b) Hai cung có số đo bằng nhau thì bằng nhau.

c) Trong hai cung, cung nào có số đo lớn hơn là cung lớn.

d) Trong hai cung trên một đường tròn, cung nào có số đo nhỏ hơn thì nhỏ hơn.

Lời giải

a) Đúng. Dựa vào cách so sánh hai cung (SGK trang 68).

Chú ý: Khi ta nói hai cung bằng nhau, nghĩa là hai cung này so sánh được (tức chúng cùng nằm trong một đường tròn hoặc trong hai đường tròn bằng nhau). Do đó, theo cách so sánh hai cung đã biết thì hai cung bằng nhau thì số đo bằng nhau.

b) Sai. Nếu hai cung này nằm trong hai đường tròn có bán kính khác nhau thì ta không thể so sánh hai cung.

c) Sai. (Lí luận như câu b)

d) Đúng. (Lí luận như câu a)

Bài 9: Trên đường tròn tâm O lấy ba điểm A, B, C sao cho Giải bài 9 trang 70 SGK Toán 9 Tập 2 | Giải toán lớp 9 . Tính số đo của cung nhỏ BC và cung lớn BC. (Xét cả hai trường hợp: điểm C nằm trên cung nhỏ AB, điểm C nằm trên cung lớn AB).

Lời giải

Giải bài 9 trang 70 SGK Toán 9 Tập 2 | Giải toán lớp 9

* Trường hợp 1 . Điểm C nằm trên cung lớn AB.

Do điểm C nằm trên cung lớn AB nên tia OA nằm giữa hai tia OB và OC.

Do Giải bài 9 trang 70 SGK Toán 9 Tập 2 | Giải toán lớp 9 nên tia OA nằm giữa hai tia OB và OC hay A nằm trên cung BC.

Suy ra: Giải bài 9 trang 70 SGK Toán 9 Tập 2 | Giải toán lớp 9 = 1000+ 450 = 1450

Khi đó, số đo cung nhỏ BC là 1450 ( bằng góc ở tâm Giải bài 9 trang 70 SGK Toán 9 Tập 2 | Giải toán lớp 9 )

Số đo cung lớn BC là: 3600 - 1450 = 2150

* Trường hợp 2: Điểm C nằm trên cung nhỏ AB

Vì điểm C nằm trên cung nhỏ AB nên OC nằm giữa OA và OB

Giải bài 9 trang 70 SGK Toán 9 Tập 2 | Giải toán lớp 9

Ta có: Giải bài 9 trang 70 SGK Toán 9 Tập 2 | Giải toán lớp 9 = 1000- 450 = 550

Khi đó, số đo cung nhỏ BC là 550

Số đo cung lớn BC là: 3600- 550 = 3050

Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!