5 điều cần biết về iot: Lợi ích & rủi ro đối với sức khỏe

Iot là một khoáng chất cần thiết có trong chế độ ăn uống, đảm bảo cho tuyến giáp có thể hoạt động tốt.

Hormone tuyến giáp đóng vai trò quan trọng trong một loạt các chức năng của cơ thể, bao gồm hoạt động trao đổi chất, sự khỏe mạnh của xương, phản ứng miễn dịch và sự phát triển của hệ thần kinh trung ương (CNS). 

Iot giúp chuyển đổi hormone kích thích tuyến giáp (TSH) thành triiodothyronine (T3) và thyroxine (T4), đóng vai trò rất quan trọng đảm bảo cho hoạt động bình thường của tuyến giáp.

Sự mất cân bằng iot có thể dẫn đến việc tuyến giáp hoạt động quá mức hoặc kém hoạt động. 

Khoảng 70 đến 80% iot được tìm thấy trong tuyến giáp ở cổ. Phần còn lại nằm trong máu, cơ bắp, buồng trứng và các bộ phận khác của cơ thể.

Tình trạng thiếu iot rất hiếm xuất hiện ở các nước phương Tây vì muối đã được bổ sung thêm iot. Tuy nhiên, ước tính trên thế giới vẫn có khoảng 2 tỷ người phải đối mặt với nguy cơ bị thiếu iot và khoảng 300 triệu người đã bị rối loạn chức năng tuyến giáp. 

Thông tin nhanh về iot 

Một số đặc điểm chính của iot:

  • Iot là một chất dinh dưỡng quan trọng cho hoạt động của tuyến giáp
  • Quá nhiều iot hoặc quá ít iot có thể dẫn đến các triệu chứng cường giáp hoặc suy giáp
  • Các nguồn cung cấp iot tốt là rong biển và muối iot
  • Tình trạng thiếu hụt iot rất hiếm ở các nước phương Tây và chỉ nên bổ sung iot khi có sự hướng dẫn của bác sĩ

Liều lượng được khuyến nghị và nguồn bổ sung iot

thực phẩm là nguồn iốt. thực phẩm khác nhau giàu vitamin và vi chất dinh dưỡng. thực phẩm hữu ích cho chế độ ăn uống lành mạnh và cân bằng. - iodine hình ảnh sẵn có, bức ảnh & hình ảnh trả phí bản quyền một lần Thực phẩm là nguồn cung cấp iot tốt cho cơ thể. Nguồn: iStock Lượng iot được khuyến nghị từ 14 tuổi là 150 microgamn (mcg) với cả nam và nữ. Trong thời kỳ mang thai là 220 mcg, tăng lên 290 mcg khi cho con bú. 

Thực phẩm là nguồn cung cấp iot tốt nhất.Lượng iot trong thực phẩm phụ thuộc vào lượng iot có ở nơi sản xuất. 

Ví dụ như lượng iot trong đất trồng cây hoặc nơi nuôi động vật để lấy thịt sẽ ảnh hưởng đến lượng có trong thực phẩm đó. Các sản phẩm từ biển thường là nguồn cung cấp iot dồi dào hơn.

Mức độ iot trong thực phẩm thay đổi tùy theo nguồn gốc. Trong trái cây và rau quả, có thể dao động từ 10 mcg / kg trọng lượng khô đến 1 gram. 

Do sự dao động này, hàm lượng iot trong thực phẩm thường được ước lượng gần đúng. 

Dưới đây là một số thực phẩm giàu iot:

  • Rong biển: 1 gam (g) nguyên chất hoặc một tấm rong biển chứa từ 16 đến 2.984 mcg iot 
  • Muối iot: Một phần tư thìa cà phê hoặc 1,5 g muối có chứa 71 mcg iot tương đương 47% giá trị hàng ngày (DV) 
  • Cá tuyết nướng: Một miếng 85,05 g chứa 99 mcg hay 65% DV 
  • Sữa ít béo: 1 cốc chứa 56 mcg hay 37% DV 
  • Bánh mì trắng, giàu chất béo: 2 lát có chứa 45 mcg tương đương 30% DV 
  • Trứng: một quả trứng lớn chứa 24 mcg hay 16% DV 
  • Phô mai Cheddar: 28,35 g chứa 12 mcg hoặc tương đươmg 8% DV 

Vitamin tổng hợp thường chứa iot ở dạng Kali iotdua (KI) hoặc Natri iotdua (NaI). Các chất bổ sung có chứa tảo bẹ là nguồn cung iot tốt, nhưng nên được bác sĩ cho phép trước khi sử dụng. 

Một số thực phẩm có chứa “goitrogens”, là hợp chất có thể ngăn tuyến giáp hấp thụ iot, ví dụ như củ cải, sắn, đậu nành, bông cải xanh, bắp cải và các loại rau họ cải khác. Tuy nhiên, một số loại rau họ cải cũng là nguồn cung cấp iot dồi dào. 

Bên cạnh đó, nấu ăn có thể làm mất hoạt tính của các hợp chất và những thực phẩm bổ dưỡng theo nhiều cách, vì vậy tránh chế biến quá nhiều. 

Sự thiếu hụt iot

bác sĩ cầm thuốc trên tay dựa vào nền của một người đàn ông bị bệnh tuyến giáp. khái niệm thuốc tuyến giáp, liệu pháp hormone, liệu pháp iốt, nội tiết - iodine hình ảnh sẵn có, bức ảnh & hình ảnh trả phí bản quyền một lầnNguồn: iStock 

Thiếu iot trong thời kỳ mang thai và khi còn bé có thể dẫn đến các vấn đề về phát triển. 

Việc hấp thụ ít iot sẽ dẫn đến tăng sản lượng hormone kích thích tuyến giáp (TSH). Nếu TSH tăng, tuyến giáp sẽ lấy nhiều iot hơn từ máu để cân bằng nhu cầu iot, dẫn đến mức iot hàng ngày giảm xuống dưới 100 mcg mỗi ngày. 

Nếu lượng iot giảm xuống dưới 10 đến 20 mcg mỗi ngày, tuyến giáp không thể nhận đủ iot, suy giáp có thể xảy ra với dấu hiệu đặc trưng là bệnh bướu cổ hoặc sưng tấy ở vùng cổ. 

Nếu phụ nữ bị tình trạng này khi đang mang thai có thể gây ảnh hưởng nặng nề đến sự phát triển trí não, thể chất và thần kinh của thai nhi. 

Ở trẻ em, thiếu iot sẽ gây ra nhận thức kém. Nếu không được điều trị, có thể dẫn đến khuyết tật trí tuệ. 

Ngoài bướu cổ, suy giáp có thể có các triệu chứng sau: 

  • Mệt mỏi, trầm cảm, hay quên 
  • Tóc yếu, rụng tóc 
  • Da khô 
  • Tăng cân 
  • Nhạy cảm cực kì với lạnh 
  • Táo bón 

Bướu cổ lớn có thể dẫn đến khó nuốt hoặc khó thở. 

Trên toàn cầu, thiếu iot được cho là nguyên nhân có thể phòng ngừa được nhất mà gây nên các tổn thương hoặc chậm phát triển ở não. 

Nguy cơ về sức khỏe tiềm ẩn

bác sĩ nội tiết nữ thực hiện siêu âm cho một bệnh nhân nữ trong phòng siêu âm. chẩn đoán siêu âm tuyến giáp. - iodine hình ảnh sẵn có, bức ảnh & hình ảnh trả phí bản quyền một lầnNguồn: iStock 

Lượng iot được khuyến nghị tối đa là 1.100 mcg mỗi ngày cho tất cả người lớn, 200 đến 300 mcg mỗi ngày cho trẻ em dưới 8 tuổi. 

Iot có tác động phức tạp đến tuyến giáp. Quá nhiều hay quá ít iot đều có thể dẫn đến bệnh bướu cổ và các vấn đề về tuyến giáp khác. Do đó, quan trọng là phải hỏi ý kiến bác sĩ trước khi muốn bổ sung thêm iot. 

Tiêu thụ quá nhiều iot sẽ dẫn đến các triệu chứng tương tự như thiếu iot, bao gồm rối loạn chức năng tuyến giáp và bướu cổ. 

Quá nhiều iot có thể dẫn đến viêm tuyến giáp và ung thư u nhú tuyến giáp. 

Ở mức độ rất cao, ngộ độc iot có thể gây ra: 

  • Bỏng miệng, cổ họng và dạ dày 
  • Sốt 
  • Đau bụng, buồn nôn, nôn mửa và tiêu chảy 
  • Mạch yếu 
  • Hôn mê 

Tuy nhiên, những trường hợp như vậy rất hiếm khi xảy ra.

Tương tác thuốc

thuốc màu xanh lá cây với khoáng chất i (iodium) trên nền trắng với dòng chữ từ bảng hóa học - iodine hình ảnh sẵn có, bức ảnh & hình ảnh trả phí bản quyền một lầnNguồn: iStock 

Các chất bổ sung iot có thể tương tác với một số loại thuốc, chẳng hạn như: 

  • Thuốc điều trị cường giáp, vì iot bổ sung có thể dẫn đến suy giáp 
  • Thuốc ức chế men chuyển (ACE), vì bổ sung Kali iotdua (KI) có thể dẫn đến nguy cơ tăng mức kali máu hoặc làm nồng độ kali trong máu bị cao 
  • Thuốc lợi tiểu giữ kali, vì tăng kali huyết có thể do bổ sung Kali iotdua (KI)
  • Warfarin và các chất làm loãng máu khác, vì iot có thể làm giảm hiệu quả của chúng 
  • Amiodarone, dùng hai thuốc này có thể khiến hàm lượng iot trong cơ thể tăng cao lên ngưỡng nguy hiểm

Các công dụng khác

Bao gồm: 

  • Viêm miệng do hóa trị hoặc xạ trị có thể được cải thiện khi sử dụng nước súc miệng iot 
  • Thụt rửa bằng iot có thể giúp giảm các triệu chứng của viêm âm đạo 
  • Sau khi tiếp xúc với bức xạ, Kali iotdua (KI) có thể làm giảm lượng iot phóng xạ tích tụ trong tuyến giáp 
  • Natri iotdua (NaI) hoặc cồn iot, có thể được sử dụng để làm sạch vết thương 

Nếu có thể, tốt nhất nên bổ sung iot thông qua chế độ ăn uống, chỉ dụng các chất bổ sung trừ khi được bác sĩ kê đơn. 

Một chế độ ăn uống gồm nhiều chất dinh dưỡng có lợi sẽ tốt hơn là chỉ tập trung vào các chất riêng lẻ sẽ giúp mỗi người có một sức khỏe tối ưu và toàn diện. 

Xem thêm:

Câu hỏi liên quan

Ăn muối nhưng không ăn muối chứa iod. Đối với trường hợp nếu không chắc chắn là muối có chứa iod hay không thì bạn có thể rang lên và cho vào lọ để sử dụng dần. Biện pháp rang lên giúp i ốt thăng hoa hết. Có thể ăn lòng trắng trứng đối với người bị ung thư tuyến giáp sau khi uống iod phóng xạ. Thịt động vật tươi có thể ăn. Người ung thư tuyến giáp ăn gì sau khi uống iod phóng xạ là ăn bánh mì. Lưu ý, các loại bánh mì được sử dụng cần không có sữa, muối và i-ot, bơ và sữa. Sử dụng thêm các loại hoa quả tươi, đông lạnh. Uống nước hoa quả tươi, sinh tố giúp ích cho người bị ung thư tuyến giáp sau khi uống iod phóng xạ. Bổ sung các sản phẩm từ ngũ cốc như lúa mì và gạo. Có thể ăn các loại trái cây đóng hộp như đào, lê và dứa. Nên ăn các loại hạt như hạt lạc, hạt điều,... Có thể uống chè, cà phê nguyên chất. Khi nấu ăn có thể sử dụng dầu thực vật, hạt tiêu đen và ớt. Đường, mứt, thạch và mật ong đều có thể sử dụng.
Xem thêm
Chính vì vậy, bổ sung nước nói chung và nước dừa nói riêng là điều hết sức cần thiết, giúp phòng ngừa nguy cơ xảy ra biến chứng thường gặp sau phẫu thuật như tình trạng hình thành huyết khối hoặc cục máu đông phía dưới vết mổ. Hơn nữa, hệ thống miễn dịch của người bệnh ung thư tuyến giáp sau mổ rất yếu, trong khi đó, nước là tác nhân giúp làm giảm nguy cơ nhiễm trùng. Đặc biệt, uống nước dừa còn giúp loại bỏ các độc tố trong quá trình gây mê khi mổ. Tuy nhiên, không nên thần thánh hóa nước dừa bởi hiện nay cả ở trong nước cũng như trên thế giới chưa có bất kỳ nghiên cứu nào chứng minh nước dừa có thể chữa khỏi được bệnh ung thư hay có tác dụng điều trị ung thư tuyến giáp. Do đó người bệnh khi bị ung thư tuyến giáp thì nên đến tại các bệnh viện chuyên khoa ung bướu để được khám và điều trị kịp thời.
Xem thêm
Thiếu I ốt ở trẻ em sẽ gây chậm phát triển trí tuệ, chậm lớn, nói ngọng, nghễnh ngãng,... Ngoài ra còn gây bướu cổ, thiểu năng tuyến giáp ảnh hưởng lớn đến sự phát triển và hoạt động của cơ thể, giảm khả năng lao động, mệt mỏi... Tuy nhiên, mỗi ngày mỗi người chúng ta chỉ cần khoảng 90 đến 200 microgram I ốt vào cơ thể được tính theo “Bảng nhu cầu dinh dưỡng cho người Việt”. I ốt sẽ theo nguồn thức ăn vào ruột, hấp thu vào máu. Nếu lượng I ốt được cung cấp quá nhiều cũng sẽ gây nên hội chứng cường giáp hay gặp nhất là bệnh Basedow, u tuyến giáp, viêm tuyến giáp...
Xem thêm
Không sử dụng muối có iod. Tuyệt đối không sử dụng các sản phẩm từ biển. Tránh các sản phẩm từ bơ và sữa. Người bệnh không được ăn các loại thức ăn có chứa chất bảo quản, đóng hộp như pate hay xúc xích. Hạn chế tối đa các loại thực phẩm như mì, bún và phở. Nên hạn chế ăn thịt bò và gà công nghiệp.
Xem thêm
Đối với nhóm thực phẩm giàu iod (> 20mcg iod/xuất), bệnh nhân không nên sử dụng, hạn chế liều lượng khi sử dụng nhóm có iod (5 - 20mcg iod/xuất) và sử dụng nhóm ít iod (< 5mcg/xuất). Nhóm thực phẩm có iod nhưng hạn chế sử dụng như: thịt không ăn quá 150g thịt/ngày (tương đương 100mcg iod), gạo và ngũ cốc nhất là được trồng ở vùng đất giàu iod thì bệnh nhân ung thư tuyến giáp nên ăn vừa phải (dưới 4 bát cơm/ngày). Nhóm thực phẩm giàu iod nên tránh sử dụng như muối iod, muối biển, thực phẩm có tẩm ướp muối biển, hải sản và các thực vật sống trong biển gồm rau câu, rong biển, tảo biển. Lòng đỏ trứng và các thực phẩm chế biến từ trứng, sữa và các chế phẩm từ sữa như chocolate, yaourt, phô mai, kem. Thực phẩm có nhuộm phẩm màu đỏ, cam, đậu nành và các chế phẩm từ đậu nành. Nhóm thực phẩm ít iod: Thông thường nhóm thực phẩm này là nhóm thực phẩm tươi, ít năng lượng, ít chất béo, ít gây tăng cân rất phù hợp cho bệnh nhân đang chờ uống iod có khuynh hướng tăng cân do suy giáp.
Xem thêm
Ăn 4 đến 6 khẩu phần bánh mỳ, ngũ cốc và các loại hạt mỗi ngày. Một lát bánh mỳ hay nửa bát mỳ/bún/phở hoặc nửa bát cơm được tính là một khẩu phần. Ăn 2 đến 3 khẩu phần thịt, sản phẩm thay thế thịt và protein mỗi ngày. Một khẩu phần ăn tương ứng với 85 g thịt gia súc hoặc thịt gia cầm. Uống ít nhất 8 đến 10 cốc nước (khoảng 2l nước) mỗi ngày, trừ khi bác sĩ có chỉ định đặc biệt. Tránh dùng sữa và sản phẩm từ sữa (phomai, sữa chua, kem sữa, bánh pudding, bánh flan, sữa đặc) và các thức ăn có các thành phần sữa và sản phẩm sữa. Tuy nhiên có thể sử dụng dưới 30 ml sữa mỗi ngày (ví dụ như sữa được dùng để thêm vào cà phê hoặc trà). Ăn lượng trái cây tươi mỗi ngày theo nhu cầu của bản thân. Một miếng trái cây nhỏ hoặc ¾ cốc nước ép trái cây tương đương với 1 khẩu phần. Ăn lượng rau củ hàng ngày theo nhu cầu của bạn. Một bát rau sống hay ½ bát rau nấu chín tương đương 1 khẩu phần. Ăn 4 đến 6 khẩu phần chất béo mỗi ngày. Một thìa cà phê bơ hoặc dầu ăn tương đương với 1 khẩu phần. Giới hạn 2 khẩu phần mỗi ngày. Mỗi mục ở cột “Thực phẩm có thể sử dụng” tương đương với 1 khẩu phần. Ăn lượng nước sốt và gia vị hàng ngày theo nhu cầu của bạn.
Xem thêm
Khi nói đến phóng xạ hầu như chúng ta đều cảm thấy nó sẽ gây ra những điều không tốt cho cuộc sống. Tuy nhiên, với sự phát triển và tiến bộ khoa học thì i-ốt phóng xạ đang được các bác sĩ sử dụng như một phương pháp rất có hiệu quả trong điều trị ung thư. Với một lượng nhỏ i-ốt phóng xạ khi áp dụng cho một người, bác sĩ có thể phát hiện bệnh bằng máy quét đặc biệt. Theo đó, khi sử dụng một liều lượng i-ốt phóng xạ lớn hơn còn có thể phá huỷ ung thư tuyến giáp, ung thư tuyến tiền liệt và một số căn bệnh khác. Để đạt hiệu quả cao nhất trong điều trị iod phóng xạ, người bệnh phải có nồng độ hormone kích thích tuyến giáp (TSH hay thyrotropin) cao trong máu. Hormone này có tác dụng làm mô giáp (và tế bào ung thư giáp) bắt giữ iod phóng xạ. Nếu tuyến giáp của người bệnh đã được phẫu thuật, có hai cách để tăng nồng độ TSH trước khi điều trị iod phóng xạ: Cách thứ nhất là dừng sử dụng hormone tuyến giáp vài tuần. Điều này làm giảm mức độ hormone tuyến giáp (suy giáp), kích thích tuyến yên tăng tiết TSH. Suy giáp có chủ định này chỉ làm tạm thời nhưng có thể gây ra một số triệu chứng như mệt mỏi, giảm cảm xúc, tăng cân, táo bón, mỏi cơ và giảm khả năng tập trung. Cách thứ hai là tiêm TSH tái tổ hợp (Thyrogen), với cách này người bệnh không phải ngừng sử dụng hormone tuyến giáp trong thời gian dài. Thyrogen sẽ được tiêm hàng ngày trong 2 ngày sau đó điều trị iod phóng xạ vào ngày thứ 3.
Xem thêm
Tùy theo kết quả chẩn đoán thiếu iot hoặc thừa iốt, các bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp cải thiện phù hợp với từng người bệnh để sớm khắc phục hiệu quả. Cụ thể: Nếu thiếu hụt iốt, tốt nhất bạn hãy chủ động tăng cường thêm lượng muối iot (3 - 5g một ngày, khoảng 1 thìa cà phê) hoặc các thực phẩm giàu iốt vào khẩu phần ăn. Với trường hợp thiếu hụt nặng, sẽ được chỉ định uống bổ sung thuốc nonsteroid hoặc loto aspirin. Khi lượng iốt trong cơ thể đang dư thừa, hãy điều chỉnh và cắt giảm lượng thực phẩm giàu iốt trong thực đơn hàng ngày.
Xem thêm
Nhìn chung, điều trị I-131 là phương pháp an toàn và có hiệu quả cao. Tuy có sự lo ngại nhưng các nghiên cứu theo dõi trong thời gian dài không thấy có hậu quả nghiêm trọng. Nguy cơ gây ung thư tuyến giáp và các nguy cơ khác vẫn còn sự tranh cãi và nếu có thì là rất thấp. Tuy nhiên các BN điều trị I-131 cần phải đi khám bệnh thường xuyên để phát hiện sớm các biến chứng, bao gồm cả ung thư. Biến chứng phổ biến nhất là suy giáp nhưng may mắn là rất dễ điều trị. Các biến chứng khác có thể gặp như khô miệng và mất vị giác do tuyến nước bọt bị phá hủy.
Xem thêm
2 ngày đầu tiên sau khi uống xạ không dùng chung cốc, ly, đĩa hoặc dụng cụ ăn uống. Rửa đồ ngay sau khi sử dụng. Người bệnh không dùng chung khăn, nên rửa bồn cầu hai lần và rửa bồn rửa tay, bồn giặt sau khi sử dụng. Ngoài ra, nên giặt khăn, khăn trải giường, đồ lót và bất kỳ quần áo nào dính nước tiểu hoặc mồ hôi. Tuần đầu tiên nên ở cách xa trẻ em. Nên ngủ một mình trong 7 ngày, trừ khi có chỉ định của bác sĩ. Nên tránh các hoạt động mà có thể gần gũi với người khác trong hơn 5 phút, ví dụ như đến rạp chiếu phim, dự sự kiện thể thao và giao thông công cộng. Đối với phụ nữ đang cho con bú nếu uống xạ phải ngừng cho con bú ngay và nếu có thể, nên ngừng cho con bú trong 6 tuần trước khi điều trị để tránh tổn thương tuyến giáp vĩnh viễn cho trẻ nhỏ. Điều trị bằng iot xạ không được áp dụng trong thai kỳ, vì vậy nếu đang mang thai hoặc có thể mang thai, nên đợi ít nhất 6 - 12 tháng sau khi điều trị xạ để đảm bảo mức độ hormon tuyến giáp là bình thường. Trong tuần đầu tiên sau khi điều trị, một lượng nhỏ phóng xạ từ cơ thể người bệnh có thể kích hoạt máy theo dõi bức xạ tại sân bay, cửa khẩu, bệnh viện và khu xử lý chất thải, vì vậy, tốt nhất nên cách ly một thời gian sau khi uống xạ.
Xem thêm
Xem tất cả hỏi đáp với chuyên mục: Iot (Các loại thực phẩm)
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!