5 điều bạn cần biết về cảm giác bụng cồn cào

Cảm giác bụng cồn cào là một hiện tượng bình thường mà ai cũng có thể gặp phải. Nó có liên quan đến cảm giác đói, tiêu hóa chậm, không đầy đủ hoặc khi ăn một số loại thực phẩm.

Tuy nhiên, những tiếng réo này không phải lúc nào cũng phát ra từ dạ dày, chúng có thể đến từ ruột non dọc theo đường tiêu hóa.

Bài viết này xem xét các nguyên nhân của bụng cồn cào và liệt kê 10 cách để ngăn tiếng réo của dạ dày.

Thông tin nhanh về tiếng réo của dạ dày

  • Tiếng réo của dạ dày xảy ra khi thức ăn, chất lỏng và khí đi qua dạ dày và ruột non.
  • Bụng kêu ục ục là một phần bình thường của quá trình tiêu hóa.
  • Không có tác động để ngăn chặn những âm thanh này, nên chúng có thể được chú ý.
  • Các nguyên nhân là đói, tiêu hóa không hết hoặc khó tiêu.

Tại sao xuất hiện những tiếng réo

Có nhiều lý do xuất hiện những tiếng réo, một số lý do như:

Để hỗ trợ tiêu hóa

Khi thức ăn đến ruột non, cơ thể tiết ra các enzym giúp phân hủy thức ăn và tạo điều kiện hấp thụ chất dinh dưỡng. Nhu động ruột (một loạt các cơn co cơ thành ruột giống như sóng) xuất hiện để di chuyển thức ăn dọc theo đường tiêu hóa.

Nhu động thúc đẩy sự chuyển động của khí và thức ăn đã được tiêu hóa một phần, góp phần tạo ra âm thanh réo khiến bụng cồn cào.

Để báo hiệu cảm giác đói

Ngay cả khi không có thức ăn tiêu thụ  trước đó, cơ thể vẫn thường xuyên tạo ra nhu động. Dạ dày và ruột cũng sẽ tiết ra axit và các enzym để chuẩn bị cho quá trình tiêu hóa thức ăn.

Tiếng réo có thể kéo dài đến 20 phút mỗi lần và có thể lặp lại hàng giờ cho đến khi tiêu hóa hết thức ăn.

Để chỉ điểm các vấn đề của dạ dày ruột

Đôi khi, tiếng kêu của dạ dày có thể liên quan đến một vấn đề sức khỏe tiềm ẩn, đặc biệt nếu đi kèm với các triệu chứng khác như đau, táo bón hoặc tiêu chảy.

Các vấn đề có thể gây ra tiếng réo của dạ dày bao gồm:

  • Dị ứng
  • Thực phẩm khó tiêu
  • Nhiễm trùng đường tiêu hóa
  • Tắc nghẽnn đường tiêu hóa
  •  Hội chứng ruột kích thích (Irritable bowel syndrome - IBS)

Làm thế nào để ngăn bụng cồn cào

Mặc dù dạ dày réo là một phần của quá trình tiêu hóa bình thường, nhưng đôi khi những tiếng động này khiến bạn bối rối. Dưới đây là 10 biện pháp tự nhiên để ngăn dạ dày réo:

Uống nước

Uống một cốc nước có thể là một giải pháp hữu hiệu để ngăn dạ dày réo, đặc biệt là nếu bạn không thể ăn gì vào lúc đó. Nước hỗ trợ quá trình tiêu hóa đồng thời làm đầy dạ dày. 

Uống nước để giúp giảm tiếng réo ở dạ dày. Theo nguồn: lipseywater.comUống nước để giúp giảm tiếng réo ở dạ dày. Theo nguồn: lipseywater.comCả hai hành động này đều giúp ngăn chặn tiếng réo của dạ dày hoặc ít nhất che lấp âm thanh của nó.

Để có kết quả tốt nhất, nên uống nước từ từ trong ngày. Uống một lượng nước lớn trong thời gian ngắn có thể  khiến dạ dày kêu ọc ọc.

Ăn thứ gì đó

Khi dạ dày trống rỗng một thời gian, những tiếng réo để báo hiệu rằng đã đến lúc ăn lại. Việc ăn một bữa ăn nhẹ có thể tạm thời dập tắt âm thanh này. Có thức ăn trong dạ dày cũng làm giảm mức độ réo của dạ dày.

Nếu tiếng réo của dạ dày xảy ra thường xuyên hoặc xảy ra vào cùng một thời điểm mỗi ngày, điều đó cho thấy bạn cần phải ăn nhiều bữa hơn. Một số người có thể ăn 4 đến 6 bữa ăn nhỏ mỗi ngày, thay vì 3 bữa ăn chính, để ngăn chặn cơn đói và tiếng dạ dày réo.

Nhai chậm

Quá trình tiêu hóa bắt đầu trong miệng, thông qua hành động nhai thức ăn. Có thể ngăn chặn tiếng cồn cào của dạ dày do chứng khó tiêu bằng cách nhai kỹ thức ăn và ăn chậm hơn.

Nhai thức ăn đúng cách cũng làm giảm lượng không khí nuốt vào, giúp tránh đầy hơi và khó tiêu. 

Hạn chế đường, rượu và thực phẩm có tính axit

Rượu, thực phẩm có đường và thực phẩm có tính axit đều có thể làm dạ dày réo. Các loại đường, đặc biệt như fructose và sorbitol ảnh hưởng đến vấn đề này. Thực phẩm có tính axit, bao gồm trái cây họ cam quýt và cà phê, cũng được biết là gây ra tiếng cồn cào trong dạ dày.

Rượu gây kích thích đường tiêu hóa và có thể gây ra tiếng réo dạ dày. Nó cũng làm tăng sản xuất axit và gây viêm niêm mạc dạ dày. Uống rượu với liều lượng cao có thể làm chậm quá trình tiêu hóa trong dạ dày và gây đau dạ dày.

Tránh thức ăn và thức uống gây ra khí

Một số thức ăn và thức uống tạo ra nhiều khí. Bởi dạ dày kêu réo là do một lượng lớn khí di chuyển qua đường tiêu hóa, nên việc tránh những thực phẩm và đồ uống này có thể giúp giải quyết được vấn đề này.

Thức ăn và đồ uống sinh nhiều khí bao gồm: 

  • Đậu
  • Bia
  • Bông cải xanh
  • Bắp cải
  • Súp lơ
  • Đậu lăng
  • Nấm
  • Hành tây
  • Đậu Hà Lan
  • Nước ngọt
  • Đậu nành nguyên hạt 

Do vậy, có thể loại bỏ một loại thức ăn hoặc đồ uống, để xác định nguồn gốc của khí dư thừa và tiếng réo.

Tình trạng không dung nạp thực phẩm

Tình trạng không dung nạp một số loại thực phẩm có thể gây ra đầy hơi và dạ dày réo.

Ví dụ, bệnh không dung nạp lactose là do thiếu hụt lactase, enzym giúp tiêu hóa lactose. Khoảng 65% dân số gặp khó khăn trong việc tiêu hóa lactose, mặc dù tỷ lệ mắc bệnh rất khác nhau giữa các nhóm dân tộc và chủng tộc.

Cách tốt nhất để kiểm soát chứng không dung nạp thực phẩm là tránh các loại thực phẩm gây ra các triệu chứng. Những người bị đau dạ dày kinh niên nên cho bác sĩ biết về khả năng không dung nạp thực phẩm của họ.

Kiểm soát khẩu phần

Bụng cồn cào thường thấy sau khi ăn các bữa ăn chính, đặc biệt là các bữa ăn giàu chất béo, đường, thịt đỏ và các loại thực phẩm khó tiêu khác.

Việc ăn chia nhỏ bữa ăn và ăn uống đều đặn hơn, cùng với việc nhai kỹ thức ăn, làm giảm nguy cơ ăn quá nhiều.

Duy trì hoạt động thể chất

Đi dạo sau bữa ăn đã được chứng minh là cách giúp hỗ trợ quá trình tiêu hóa, bằng cách đẩy nhanh tốc độ làm rỗng dạ dày. Việc làm rỗng dạ dày nhanh hơn có thể làm giảm sự cồn cào của dạ dày.

Đi bộ sau bữa ăn cũng có thể có lợi cho tiêu hóa theo những cách khác. Các nghiên cứu chỉ ra rằng, đi bộ 20 phút sau bữa ăn 15 phút, làm giảm lượng đường trong máu ở những người mắc bệnh tiểu đường loại 2. Tuy nhiên, nên tránh các hoạt động cường độ cao ngay sau khi ăn.

Giữ bình tĩnh

Tiếng réo của dạ dày có thể rõ ràng hơn khi bạn căng thẳng, chẳng hạn như phỏng vấn xin việc, thuyết trình và kiểm tra. Điều này là do hoạt động của ruột tăng lên khi lo lắng, bất kể dạ dày căng hay rỗng.

Căng thẳng cũng làm chậm quá trình tiêu hóa và góp phần gây ra các triệu chứng khó tiêu, bao gồm chứng ợ nóng và tiếng réo ở dạ dày.

Mọi người có thể giải tỏa lo lắng và căng thẳng bằng cách thiền, thực hành các bài tập thở sâu và tập các bài tập thư giãn. 

Các bài tập căng giãn nhẹ nhàng giúp thư giãn và giải tỏa lo lắng. Theo nguồn: firefighterscharity.org.ukCác bài tập căng giãn nhẹ nhàng giúp thư giãn và giải tỏa lo lắng. Theo nguồn: firefighterscharity.org.uk

Giải quyết các vấn đề về đường tiêu hóa

Ngoài ra các bệnh lý tiềm ẩn nguy hiểm hơn, như nhiễm trùng hoặc tắc nghẽn đường ruột, là những nguyên nhân có thể gây ra tiếng réo ở dạ dày. Do đó, nếu thấy bụng cồn cào gây khó chịu và kết hợp với các triệu chứng khác, bạn cần phải đi khám bác sĩ để được chẩn đoán chính xác và có kế hoạch điều trị thích hợp.

Hội chứng ruột kích thích cũng có thể là căn nguyên của tiếng réo và cần phải giải quyết tình trạng này để giảm những tiếng réo.

Kết luận

Mặc dù tiếng cồn cào của dạ dày là bình thường, nhưng có thể khắc phục chúng bằng cách thực hiện một số biện pháp như ăn uống thường xuyên, tránh các loại thực phẩm tạo chất khí và giữ tâm trạng thoải mái. Điều quan trọng là phải đi khám bác sĩ nếu dạ dày réo thường xuyên, đặc biệt nếu đi kèm với các triệu chứng khác, vì đây có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng đường tiêu hóa hoặc một tình trạng nghiêm trọng hơn.

Xem thêm:

Chủ đề:
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!