40 bài tập về trao đổi vật chất trong hệ sinh thái (2024) có đáp án chi tiết nhất

1900.edu.vn xin giới thiệu: Tổng hợp các dạng bài tập về trao đổi vật chất trong hệ sinh thái Sinh học 12. Đây sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích, giúp các bạn học sinh ôn tập và củng cố kiến thức đã học, tự luyện tập nhằm học tốt môn Sinh học 12, giải bài tập Sinh học 12 tốt hơn. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết bài viết dưới đây.

Bài tập về trao đổi vật chất trong hệ sinh thái

Kiến thức cần nhớ

TRAO ĐỔI VẬT CHẤT TRONG QUẦN XÃ SINH VẬT

1. Chuỗi thức ăn

- Là một dãy gồm nhiều loài sinh vật có quan hệ dinh dưỡng với nhau và mỗi loài là một mắc xích của chuỗi. Trong một chuỗi, một mắt xích vừa có nguồn thức ăn là mắt xích phía trước vừa là nguồn thức ăn của mắt xích phía sau.

- Có 2 loại chuỗi thức ăn:

+ Chuỗi thức ăn mở đầu bằng cây xanh à động vật ăn thực vật à động vật ăn động vật.

Ví dụ: Cỏ → Châu Chấu → Ếch →Rắn → Đại bàng → Sinh vật phân giải.

+ Chuỗi thức ăn mở đầu bằng chất hữu cơ bị phân giải.

Ví dụ: Mùn → ấu trùng ăn mùn → sâu họ ản thịt → cá → sinh vật phân giải.

2. Lưới thức ănLý thuyết Sinh học 12 Bài 43: Trao đổi vật chất trong hệ sinh thái | Lý thuyết Sinh 12 ngắn gọn

- Mỗi loài trong quần xã thường là mắt xích của nhiều chuỗi thức ăn. Các chuỗi thức ăn có nhiều mắt xích chung tạo thành lưới thức ăn.

- Quần xã càng đa dạng → lưới thức ăn càng phức tạp.

3. Bậc dinh dưỡngLý thuyết Sinh học 12 Bài 43: Trao đổi vật chất trong hệ sinh thái | Lý thuyết Sinh 12 ngắn gọn

- Trong 1 lưới thức ăn tất cả các loài có cùng mức dinh dưỡng hợp thành bậc dinh dưỡng. Có nhiều bậc dinh dưỡng:

+ Bậc dinh dưỡng cấp 1: là các sinh vật sản xuất, bao gồm các sinh vật có khả năng tổng hợp chất hữu cơ từ chất vô cơ của môi trường.

+ Bậc dinh dưỡng cấp 2: là các sinh vật tiêu thụ bậc 1 bao gồm các động vật ăn sinh vật sản xuất.

+ Bậc dinh dưỡng cấp 3: là các sinh vật tiêu thụ bậc 2 bao gồm các động vật ăn thịt, chúng ăn sinh vật tiêu thụ bậc 1.

+ Bậc cuối cùng là bậc dinh dưỡng cao cấp nhất. Là sinh vật ăn sinh vật tiêu thụ bậc 1,2,3 …

THÁP SINH THÁI

1. Định nghĩa

- Là độ lớn của các bậc dinh dưỡng được xác định bằng số lượng cá thể, sinh khối hay năng lượng ở mỗi bậc dinh dưỡng.

2. Phân loại

- Có 3 loại tháp sinh thái:

+ Tháp số lượng: được xây dựng trên số lượng cá thể sinh vật ở mỗi bậc dinh dưỡng.

Lý thuyết Sinh học 12 Bài 43: Trao đổi vật chất trong hệ sinh thái | Lý thuyết Sinh 12 ngắn gọn

+ Tháp sinh khối: được xây dựng dựa trên khối lượng tổng số của tất cả các sinh vật trên 1 đơn vị diện tích hay thể tích ở mỗi bậc dinh dưỡng.

Lý thuyết Sinh học 12 Bài 43: Trao đổi vật chất trong hệ sinh thái | Lý thuyết Sinh 12 ngắn gọn

+ Tháp năng lượng: là hoàn thiện nhất, được xây dựng trên số năng lượng được tích luỹ trên 1 đơn vị diện tích hay thể tích trong 1 đơn vị thời gian ở mỗi bậc dinh dưỡng.

Lý thuyết Sinh học 12 Bài 43: Trao đổi vật chất trong hệ sinh thái | Lý thuyết Sinh 12 ngắn gọn

 

Các dạng bài tập

Câu 1: Khi nói về bậc dinh dưỡng của lưới thức ăn, kết luận nào sau đây là đúng?

A.   Bậc dinh dưỡng cấp 1 là tất cả các loài động vật ăn thực vật.

B.    Bậc dinh dưỡng cấp 3 là tất cả các động vật ăn thịt và động vật ăn cỏ bậc cao.

C.    Bậc dinh dưỡng cấp 2 gồm tất cả các loài động vật ăn sinh vật sản xuất

D.   Bậc dinh dưỡng cấp cao nhất là nhóm sinh vật đầu tiên của mỗi chuỗi thức ăn, nó đóng vai trò khởi đầu một chuỗi thức ăn mới.

Đáp án:

Kết luận đúng là : C

A sai, bậc dinh dưỡng cấp 1 là sinh vật sản xuất (thực vật)

B sai, động vật ăn cỏ luôn là bậc dinh dưỡng cấp 2

D sai bậc dinh dưỡng cấp cao nhất là sinh vật cuối chuỗi thức ăn dài nhất

Đáp án cần chọn là: C

Câu 2: Trong chuỗi thức ăn sau cỏ → dê→hổ→ vi sinh vật, hổ được xếp vào sinh vật tiêu thụ bậc mấy?

A.   Bậc 1

B.    Bậc 3

C.    Bậc 2

D.   Bậc 4

Đáp án:

Chuỗi thức ăn: cỏ → dê → hổ → vi sinh vật, hổ được xếp là sinh vật tiêu thụ bậc 2.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 3: Cho chuỗi thức ăn: Tảo lục đơn bào → Tôm → Cá rô → Chim bói cá. Trong chuỗi thức ăn này, cá rô là

A.   SVTT bậc 1 và thuộc bậc dinh dưỡng cấp 3

B.    SVTT bậc 3 và thuộc bậc dinh dưỡng cấp 2

C.    SVTT bậc 3 và thuộc bậc dinh dưỡng cấp 2.

D.   SVTT bậc 2 và thuộc bậc dinh dưỡng cấp 3

Đáp án:

Cá rô là SVTT bậc 2 và thuộc bậc dinh dưỡng cấp 3

Đáp án cần chọn là: D

Câu 4: Cho chuỗi thức ăn sau đây: Lúa → Chuột đồng → Rắn hổ mang → Diều hâu. Hãy chọn khẳng định đúng trong các khẳng định dưới đây:

A.   Chuột đồng thuộc bậc dinh dưỡng số 1

B.    Năng lượng tích lũy trong quần thể diều hâu là cao nhất.

C.    Việc tiêu diệt bớt diều hâu sẽ làm giảm số lượng chuột đồng.

D.   Rắn hổ mang là sinh vật tiêu thụ cấp 3

Đáp án:

Tiêu diệt bớt diều hâu → số lượng rắn hổ mang tăng → số chuột đồng giảm do bị rắn ăn thịt nhiều hơn

Đáp án cần chọn là: C

Câu 5: Giả sử một chuỗi thức ăn ở một hệ sinh thái vùng biển khơi được mô tả như sau:

Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng về chuỗi thức ăn này?

1. Chuỗi thức ăn này có 4 bậc dinh dưỡng. 

2. Chỉ có động vật phù du và cá trích là sinh vật tiêu thụ.

3. Cá ngừ thuộc bậc dinh dưỡng cấp 3.

4. Mối quan hệ giữa cá ngừ và cá trích là quan hệ giữa sinh vật ăn thịt và con mồi.

5. Sự tăng, giảm kích thước của quần thể cá trích có ảnh hưởng đến kích thước của quần thể cá ngừ.

A.   1

B.    2

C.    3

D.   4

Đáp án:

Các phát biểu đúng là I, IV, V

Các phát biểu sai:

II: Sai vì sinh vật tiêu thụ gồm động vật phù du, cá trích, cá ngừ

III: Sai và cá ngừ thuộc bậc dinh dưỡng cấp 4

Đáp án cần chọn là: C

Câu 6: Trong hồ thủy triều, 15 loài động vật không xương sống đã giảm xuống còn 8 loài sau khi một loài đã được loại bỏ. Loài được loại bỏ có thể là:

A.   Mầm bệnh

B.    Loài chủ chốt.

C.    Động vật ăn cỏ.

D.   Sinh vật cộng sinh.

Đáp án:

Sau khi loại bỏ loài X này, số lượng loài trong quần thể giảm xuống còn một nửa

→ Loài này là loài chủ chốt, có thể là 1 mắt xích quan trọng trong lưới thức ăn, dẫn đến việc loại bỏ loài này khiến cho rất nhiều loài khác bị tiêu diệt

Đáp án cần chọn là: B

Câu 7: Trong hồ thủy triều, có 15 loài động vật không xương sống, sau khi một loài đã được loại bỏ, các loài còn lại phát triển mạnh mẽ. Loài được loại bỏ có thể là:

A.   Mầm bệnh

B.    Loài chủ chốt.

C.    Sinh vật sản xuất.

D.   Sinh vật cộng sinh.

Đáp án:

Sau khi loại bỏ loài X này, số lượng loài trong quần thể đã phát triển mạnh mẽ hơn.→ Loài này là mầm bệnh, là 1 mắt xích tác động tiêu cực, kìm hãm sự phát triển của các quần thể khác, dẫn đến việc loại bỏ loài này khiến cho rất nhiều loài khác phát triển mạnh mẽ hơn.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 8: Các chu trình vật chất trong hệ sinh thái vẫn xảy ra bình thường khi thiếu vắng một trong những nhóm sinh vật sau đây:

A.   Sinh vật quang hợp và sinh vật hóa tổng hợp

B.    Động vật ăn cỏ, ăn phế liệu và động vật ăn thịt.

C.    Vi sinh vật sống hoại sinh kị khí và hiếu khí

D.   Thực vật, nấm

Đáp án:

Các chu trình vật chất trong hệ sinh thái vẫn xảy ra bình thường khi thiếu vắng một trong những nhóm sinh vật Động vật ăn cỏ, ăn phế liệu và động vật ăn thịt.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 9: Cho chuỗi thức ăn sau: Lúa -> châu chấu-> nhái -> gà -> cáo. Tiêu diệt mắt xích nào trong các mắt xích sau sẽ gây hậu quả lớn nhất?

A.   Châu chấu.

B.    Nhái.

C.    Gà.

D.   Cáo

Đáp án:

Sinh vật càng ở đầu chuỗi thức ăn, mất đi càng gây hậu quả lớn.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 10: Trong hệ sinh thái, bậc dinh dưỡng nào sau đây dễ bị tuyệt chủng hơn các bậc dinh dưỡng còn lại?

A.   Bậc dinh dưỡng thứ 2

B.    Bậc dinh dưỡng thứ 4

C.    Bậc dinh dưỡng thứ nhất

D.   Bậc dinh dưỡng thứ 3

Đáp án:

Bậc dinh dưỡng cao nhất dễ bị tuyệt chủng nhất vì ít năng lượng nhất.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 11: Trong lưới thức ăn của một hệ sinh thái mà chuỗi thức ăn dài nhất có 5 mắt xích, bậc dinh dưỡng có ít loài nhất là.

A.   Bậc dinh dưỡng thứ ba

B.    Bậc dinh dưỡng thứ tư.

C.    Bậc dinh dưỡng thứ năm.

D.   Bậc dinh dưỡng thứ hai.

Đáp án:

Bậc dinh dưỡng có ít loài nhất là bậc dinh dưỡng đứng ở cuối mắt xích – bậc dinh dưỡng thứ năm.

Càng lên cao thì tổng số năng lượng cung cấp cho bậc dinh dưỡng cao càng giảm đi  → số lượng loài trong bậc dinh dưỡng đó cũng giảm.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 12: Chuỗi thức ăn là ?

A.   Là một dãy gồm nhiều loài sinh vật có quan hệ dinh dưỡng với nhau.

B.    Là một dãy gồm nhiều loài sinh vật có cùng nơi ở với nhau

C.    Là một dãy gồm nhiều loài sinh vật có cùng nguồn thức ăn với nhau

D.   Là một dãy gồm nhiều loài sinh vật không cùng nguồn thức ăn với nhau

Đáp án:

Chuỗi thức ăn là một dãy gồm nhiều loài sinh vật có quan hệ dinh dưỡng với nhau.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 13: Chuỗi thức ăn là một dãy gồm nhiều loài sinh vật có quan hệ?

A.   cùng nơi ở với nhau

B.    sinh sản với nhau

C.    cạnh tranh với nhau..

D.   dinh dưỡng với nhau

Đáp án:

Chuỗi thức ăn là một dãy gồm nhiều loài sinh vật có quan hệ dinh dưỡng với nhau.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 14:Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về chuỗi thức ăn và lưới thức ăn trong quần xã sinh vật ?

A.   Trong một quần xã sinh vật, mỗi loài chỉ có thể tham gia vào một chuỗi thức ăn nhất định

B.    Trong một lưới thức ăn, một sinh vật tiêu thụ có thể được xếp vào nhiều bậc dinh dưỡng khác nhau

C.    Trong một lưới thức ăn, mỗi bậc dinh dưỡng thường chỉ có một loài sinh vật

D.   Quần xã càng đa dạng về thành phần loài, thì lưới thức ăn càng đơn giản.

Đáp án:

A sai, trong 1 quần xã, mỗi loài có thể ăn nhiều loài sinh vật và bị nhiều loài sinh vật ăn ↔ tham gia nhiều chuỗi thức ăn

C sai, mỗi bậc dinh dưỡng có nhiều loài khác nhau

D sai, quần xã càng đa dạng về thành phần loài thì lưới thức ăn càng phức tạp

Đáp án cần chọn là: B

Câu 15: Ý nào dưới đây mô tả về chuỗi thức ăn là không đúng?

A.   Chuỗi thức ăn thường không bao gồm quá 7 loài sinh vật.

B.    Năng lượng qua các bậc dinh dưỡng giảm nhanh

C.    Các loài trong một chuỗi thức ăn có quan hệ với nhau về dinh dưỡng

D.   Tất cả chuỗi thức ăn đều bắt đầu bằng sinh vật sản xuất

Đáp án:

Ý không đúng là: D

Có những chuỗi thức ăn bắt đầu bằng sinh vật phân giải.

Ví dụ : giun → gà rừng → báo

Đáp án cần chọn là: D

 

Xem thêm các dạng câu hỏi và bài tập liên quan khác:

70 bài tập về tương tác gen và tác động đa hiệu của gen (2024) có đáp án chi tiết nhất

60 bài tập về quy luật Menđen: Quy luật phân li độc lập (2024) có đáp án chi tiết nhất

50 bài tập về quy luật Menđen: Quy luật phân li (2024) có đáp án chi tiết nhất

70 bài tập về nhiễm sắc thể và đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể (2024) có đáp án chi tiết nhất

50 bài tập về đột biến gen (2024) có đáp án chi tiết nhất

40 bài tập về trao đổi vật chất trong hệ sinh thái (2024) có đáp án chi tiết nhất (trang 1)
Trang 1
40 bài tập về trao đổi vật chất trong hệ sinh thái (2024) có đáp án chi tiết nhất (trang 2)
Trang 2
40 bài tập về trao đổi vật chất trong hệ sinh thái (2024) có đáp án chi tiết nhất (trang 3)
Trang 3
40 bài tập về trao đổi vật chất trong hệ sinh thái (2024) có đáp án chi tiết nhất (trang 4)
Trang 4
40 bài tập về trao đổi vật chất trong hệ sinh thái (2024) có đáp án chi tiết nhất (trang 5)
Trang 5
40 bài tập về trao đổi vật chất trong hệ sinh thái (2024) có đáp án chi tiết nhất (trang 6)
Trang 6
40 bài tập về trao đổi vật chất trong hệ sinh thái (2024) có đáp án chi tiết nhất (trang 7)
Trang 7
40 bài tập về trao đổi vật chất trong hệ sinh thái (2024) có đáp án chi tiết nhất (trang 8)
Trang 8
Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!