Bài tập về Dinh dưỡng và tiêu hóa ở động vật
Lý thuyết
I. Quá trình dinh dưỡng
- Dinh dưỡng là quá trình lấy chất dinh dưỡng từ thức ăn và tổng hợp thành chất sống của cơ thể.
- Bốn giai đoạn: lấy thức ăn, tiêu hoá, hấp thụ chất dinh dưỡng, đồng hoá các chất.
1. Lấy thức ăn
- 3 kiểu: ăn lọc, ăn hút, ăn thức ăn rắn kích cỡ khác nhau.
Ví dụ: Trai lọc thức ăn qua các tấm mang
Ăn hút: Lấy thức ăn bằng cách hút dịch từ cơ thể động vật hoặc thực vật. Ví dụ: Muỗi cái dùng vòi chích lỗ, hút máu\
Ăn thức ăn rắn: Lấy thức ăn rắn kích cỡ khác nhau bằng nhiều phương thức khác nhau. Ví dụ: Voi dùng vòi; Hồ cần cắt từng miếng thịt và nuốt
2. Tiêu hóa thức ăn
Tiêu hoá là quá trình biến đổi thức ăn thành các phân tử nhỏ để cơ thể hấp thụ. Động vật thể hiện nhiều hình thức tiêu hoá khác nhau:
- Động vật chưa có cơ quan tiêu hoá tiêu hoá nội bào.
- Động vật có túi tiêu hoá tiêu hoá ngoại bào và nội bào.
- Động vật có ống tiêu hoá tiêu hoá ngoại bào.
3. Hấp thụ chất dinh dưỡng
Hấp thụ chất dinh dưỡng diễn ra ở ruột non, với diện tích hấp thụ rất lớn do có nhiều nếp gấp, lông ruột và vi nhung mao
4. Đồng hóa và sử dụng chất dinh dưỡng
Chất dinh dưỡng được hấp thụ và vận chuyển đến tế bào của cơ thể, đồng hoá thành chất sống và cung cấp năng lượng cho tế bào hoạt động.
II. Ứng dụng
1. Xây dựng chế độ ăn uống khoa học
Cuộc sống hiện đại đang thay đổi lối sống của con người, dẫn đến nhiều người ăn uống không khoa học và ít vận động, gây ra nhiều bệnh khác nhau như béo phì, suy dinh dưỡng... Để giúp cơ thể khoẻ mạnh, cần chọn một chế độ ăn uống khoa học đủ năng lượng và đủ các chất mà cơ thể cần, bao gồm cung cấp đủ các nhóm chất dinh dưỡng và khối lượng mỗi chất dinh dưỡng theo độ tuổi, giới tính và trạng thái sinh lí.
2. Vai trò của việc sử dụng thực phẩm sạch trong đời sống
Việc sử dụng thực phẩm sạch trong đời sống có vai trò quan trọng: cung cấp chất dinh dưỡng, nâng cao năng suất lao động và giảm chi phí y tế, đồng thời đảm bảo an toàn cho sức khỏe.
3. Các bệnh và tiêu hoá và cách phòng tránh
Có nhiều bệnh về tiêu hoá như tiêu chảy, viêm loét dạ dày tá tràng và ung thư đại tràng, nguyên nhân rất khác nhau. Để tránh các bệnh này, cần ăn đủ chất, đảm bảo vệ sinh và tránh vận động ngay sau khi ăn.
Bài tập tự luyện
Câu 1: Diều ở các loài động vật thuộc lớp chim được hình thành từ bộ phận nào của ống tiêu hoá?
A. Diều được hình thành từ tuyến nước bọt.
B. Diều được hình thành từ khoang miệng
C. Diều được hình thành từ thực quản
D. Diều được hình thành từ dạ dày
Giải thích
Diều được hình thành từ thực quản - đây là nơi trữ thức ăn, đồng thời có nhiệm vụ làm mềm trước khi chuyển thức ăn xuống dạ dày.
Câu 2: Tiếp tục ăn một chế độ ăn nhiều bơ, thịt đỏ và trứng trong thời gian dài có thể gây ra?
A. Tăng cholesterol máu
B. Sỏi thận
C. Độc tính
D. Nước tiểu có thể ceton
Giải thích
Nếu tiếp tục tiêu thụ một lượng lớn trứng, thịt đỏ, bơ, thức ăn chế biến,… trong một thời gian dài sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, làm tăng cholesterol máu và tăng nguy cơ mắc các bệnh lý về tim mạch
Câu 3: Ở động vật có ống tiêu hóa, thức ăn đi qua ống tiêu hóa được
A. biến đổi cơ học, trở thành những chất dinh dưỡng đơn giản và được hấp thụ vào máu
B. biến đổi cơ học và hóa học trở thành những chất dinh dưỡng đơn giản và được hấp thụ vào máu
C. biến đổi hóa học, trở thành những chất dinh dưỡng đơn giản và được hấp thụ vào máu
D. biến đổi cơ học, trở thành những chất dinh dưỡng đơn giản và được hấp thụ vào mọi tế bào
Câu 4: Ở động vật có ống tiêu hóa
A. thức ăn được tiêu hóa ngoại bào
B. thức ăn được tiêu hóa nội bào
C. thức ăn được tiêu hóa ngoại bào và tiêu hóa nội bào
D. một số thức ăn tiêu hóa nội bào, còn lại tiêu hóa ngoại bào
Câu 5: Ở loài động vật nào không phát triển hình thức tiêu hóa bằng ống tiêu hóa?
A. Châu chấu
B. Gà
C. Thủy tức
D. Thỏ
Giải thích
Xem thêm các dạng bài tập và câu hỏi liên quan khác:
60 Bài tập về cơ chế điều hòa sinh sản (có đáp án)
60 Bài tập về sinh sản hữu tính ở động vật (có đáp án)
60 Bài tập về sinh sản vô tính ở động vật (có đáp án)
60 Bài tập về sinh sản hữu tính ở thực vật (có đáp án)
60 Bài tập về các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển ở động vật (tiếp theo) (có đáp án)