30 Bài tập về thường biến (2024) có đáp án chi tiết nhất

Tổng hợp các dạng Bài tập về thường biến Sinh học. Đây sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích, giúp các bạn học sinh ôn tập và củng cố kiến thức đã học, tự luyện tập nhằm học tốt môn Sinh học, giải bài tập Sinh học tốt hơn. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết bài viết dưới đây.

Bài tập về thường biến

I. Lý thuyết

1. Sự biến đổi kiểu hình do tác động môi trường

- Thường biến là những biến đổi ở kiểu hình phát sinh trong đời cá thể dưới ảnh hưởng trực tiếp của môi trường.

- Ví dụ: Sự thay đổi kiểu hình của cây rau mác, cây dừa nước, cây su hào với những điều kiện môi trường khác nhau

thường biến

→ Sự biểu hiện ra kiểu hình bên ngoài của một cơ thể phụ thuộc vào kiểu gen và môi trường. Trong đó, kiểu gen là yếu tố không thay đổi, còn môi trường thay đổi.

 - Đặc điểm của thường biến:

+ Biểu hiện đồng loạt theo hướng xác định

+ Không di truyền được

- Vai trò: giúp sinh vật thích nghi được với sự thay đổi nhất thời hoặc có chu kì của môi trường.

2. Mối quan hệ giữa gen, môi trường, kiểu hình

- Nghiên cứu thường biến cho thấy, bố mẹ không truyền cho con những tính trạng (kiểu hình) đã được hình thành sẵn mà truyền cho con kiểu gen quy định cách phản ứng của kiểu hình đó trước môi trường.

→ Kiểu hình là kết quả sự tương tác giữa kiểu gen và môi trường.

- Tính trạng chất lượng: phụ thuộc chủ yêu vào kiểu gen, ít chịu ảnh hưởng của môi trường.

Ví dụ: giống lúa nếp cẩm trồng ở vùng núi hay đồng bằng đều cho hạt bầu tròn và màu đỏ.

- Tính trạng số lượng: thường chịu ảnh hưởng nhiều của điều kiện môi trường tự nhiên hoặc điều kiện trồng trọt và chăn nuôi nên rất khác nhau.

Ví dụ: lượng sữa vắt được trong 1 ngày của 1 giống bò phụ thuộc vào điều kiện chăm sóc.

Mức phản ứng là giới hạn thường biến của một kiểu gen (hoặc chỉ 1 gen hay 1 nhóm gen) trước môi trường khác nhau.

- Tính trạng chất lượng có mức phản ứng hẹp, tính trạng số lượng có mức phản ứng rộng.

II. Ví dụ minh hoạ

Ví dụ 1: Tính trạng nào sau đây có mức phản ứng hẹp?

   A. số lượng quả trên cây của một giống cây trồng.

   B. số hạt trên bông của một giống lúa.

   C. số lợn con trong một lứa đẻ của một giống lợn.

   D. tỉ lệ bơ trong sữa của một giống bò sữa.

Đáp án D

Ví dụ 2: Câu có nội dung đúng là:

   A. Bố mẹ truyền trực tiếp kiểu hình cho con cái.

   B. Kiểu gen là kết quả tương tác giữa kiểu hình với môi trường.

   C. Mức phản ứng không phụ thuộc vào kiểu gen.

   D. Mức phản ứng di truyền được.

Đáp án D

Ví dụ 3: Các biến dị nào sau đây không là thường biến?

   B. cùng 1 giống nhưng trong điều kiện chăm sóc tốt, lợn tăng trọng nhanh hơn những cá thể ít được chăm sóc.

   C. xuất hiện bệnh loạn sắc ở người.

   D. lá rụng vào mùa thu mỗi năm.

Đáp án C

III. Bài tập vận dụng

Câu 1: Thường biến là:

   A. Sự biến đổi xảy ra trên NST.

   B. Sự biến đổi xảy ra trên cấu trúc di truyền.

   C. Sự biến đổi xảy ra trên gen của ADN.

   D. Sự biến đổi kiểu hình của cùng một kiểu gen.

Đáp án D

Câu 2: Nguyên nhân gây ra thường biến là:

   A. Tác động trực tiếp của môi trường sống.

   B. Biến đổi đột ngột trên phân tử AND.

   C. Rối loạn trong quá trình nhân đôi của NST.

   D. Thay đổi trật tự các cặp nuclêôtit trên gen.

Đáp án A

Câu 3: Biểu hiện dưới đây là của thường biến:

   A. Ung thư máu do mất đoạn trên NST số 21.

   B. Bệnh Đao do thừa 1 NST số 21 ở người.

   C. Ruồi giấm có mắt dẹt do lặp đoạn trên NST giới tính X.

   D. Sự biến đổi màu sắc trên cơ thể con thằn lằn theo màu môi trường.

Đáp án D

Câu 4: Thường biến xảy ra mang tính chất:

   A. Riêng lẻ, cá thể và không xác định.

   B. Luôn luôn di truyền cho thế hệ sau.

   C. Đồng loạt, theo hướng xác định, tương ứng với điều kiện ngoại cảnh.

   D.Chỉ đôi lúc mới di truyền.

Đáp án C

Câu 5: Ý nghĩa của thường biến là:

   A. Tạo ra sự đa dạng về kiểu gen của sinh vật.

   B. Giúp cho cấu trúc NST của cơ thể hoàn thiện hơn.

   C. Giúp sinh vật biến đổi hình thái để thích nghi với điều kiện sống.

   D.Cả 3 ý nghĩa nêu trên.

Đáp án C

Câu 6: Yếu tố "Giống" trong sản xuất nông nghiệp tương đương với:

   A. kiểu hình.

   B. kiểu gen.

   C. năng suất.

   D. môi trường.

Đáp án B

Câu 7: Đặc điểm nào có ở thường biến nhưng không có ở đột biến?

   A. Xảy ra đồng loạt và xác định.

   B. Biểu hiên trên cơ thể khi phát sinh.

   C. Kiểu hình của cơ thể thay đổi.

   D. Do tác động của môi trường sống.

Đáp án A

Câu 8: Nội dung nào sau đây không đúng?

   A. Kiểu gen quy định giới hạn của thường biến.

   B. Giới hạn của thường biến phụ thuộc vào M trường.

   C. Bố mẹ không di truyền cho con tính trạng hình thành sẵn mà di truyền một kiểu gen.

   D. Môi trường sẽ quy định kiểu hình cụ thể trong giới hạn của mức phản ứng do kiểu gen quy định.

Đáp án B

Câu 9: Trong việc tăng suất cây trồng yếu tố nào là quan trọng hơn?

   A. Kỹ thuật trồng trọt và chăn nuôi .

   B. Giống cây trồng và vật nuôi .

   C. Điều kiện khí hậu.

   D. Cả A và B đều đúng.

Đáp án D

Câu 10: Thường biến có thể xảy ra khi:

   A. cơ thể trưởng thành cho đến lúc chết .

   B. cơ thể còn non cho đến lúc chết .

   C. mới là hợp tử .

   D. còn là bào thai .

Đáp án B

Xem thêm các dạng bài tập Sinh học hay khác:

30 Bài tập về Menden và di truyền học (2024) có đáp án chi tiết nhất

60 bài tập về di truyền liên kết với giới tính và di truyền ngoài nhân (có đáp án năm 2024)

70 bài tập về ôn tập phần di truyền học (có đáp án năm 2024)

60 bài tập về di truyền y học (2024) có đáp án chi tiết nhất

60 bài tập về bảo vệ vốn gen của loài người và một số vấn đề xã hội của di truyền học (2024) có đáp án chi tiết nhất

 

Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!