30 Bài tập tính cường độ dòng điện (2024) có đáp án chi tiết nhất

Tổng hợp các dạng Bài tập tính cường độ dòng điện Vật Lí 8. Đây sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích, giúp các bạn học sinh ôn tập và củng cố kiến thức đã học, tự luyện tập nhằm học tốt môn Vật Lí 8, giải bài tập Vật Lí 8 tốt hơn. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết bài viết dưới đây.

Bài tập tính cường độ dòng điện

Lý thuyết

1. Cường độ dòng điện

Dòng điện càng mạnh thì cường độ dòng điện càng lớn

Số chỉ của ampe kế cho biết mức độ mạnh yếu của dòng điện và là giá trị của cường độ dòng điện.

+ Cường độ dòng điện được kí  hiệu bằng chữ I

+ Đơn vị đo cường độ dòng điện là: Ampe – kí hiệu A

+ Để đo dòng điện có cường độ nhỏ, người ta thường dùng đơn vị miliampe – kí hiệu mA

1mA=0,001A=103A1A=1000mA

2. Ampe kế

Ampe kế là dụng cụ để đo cường độ dòng điện

+ Kí hiệu của ampe kế trong sơ đồ mạch điện:

Để đo cường độ dòng điện, cần mắc chốt dương (+) của ampe kế về phía cực dương của nguồn điện, chốt (-) của ampe kế về phía cực âm của nguồn điện (để cho chiều dòng điện đi từ chốt dương đến chốt âm của ampe kế). Hay nói cách khác, để đo cường độ dòng điện ta mắc nối tiếp ampe kế với vật dẫn

3. Đọc thêm

+ Đơn vị của cường độ dòng điện được đặt theo tên nhà bác học người pháp Ampe.

+ Với dòng điện cường độ 1A chạy qua dây dẫn kim loại thì có 6,25 tỉ tỉ electron dịch chuyển qua tiết diện ngang của dây dẫn đó trong 1 giây.

+ Mỗi dụng cụ dùng điện sẽ hoạt động bình thường nếu dòng điện chạy qua nó có cường độ định mức. Quá mức đó sẽ làm hỏng dụng cụ ( ví dụ : dây tóc bóng đèn sẽ bị đứt).

+ Đồng hồ đa năng là dụng cụ đo điện với nhiều chức năng, có loại dùng kim chỉ, có loại hiện số. Đồng hồ đa năng loại đơn giản nhất có thể dùng để đo cường độ dòng điện, hiệu điện thế và điện trở. Với mỗi chức năng đều có nhiều thang đo (giới hạn đo) khác nhau để lựa chọn cho phù hợp với yêu cầu đo.

Ví dụ minh hoạ

Ví dụ 1: Với một bóng đèn nhất định, dòng điện chạy qua đèn có cường độ .......thì đèn càng sáng.

 A. Càng lớn

 B. Càng nhỏ

 C. không thay đổi

 D. bất kỳ

Cường độ dòng điện là đại lượng đặc trưng cho độ mạnh yếu của dòng điện. Dòng điện càng mạnh thì cường độ dòng điện càng lớn.

Vì vậy dòng điện chạy qua đèn có cường độ càng lớn thì đèn càng sáng.

Chọn A

Ví dụ 2: Câu phát biểu nào đúng?

 A. Dòng điện càng mạnh thì cường độ dòng điện càng lớn

 B. Đo cường độ dòng điện bằng Ampekế

 C. Đơn vị đo cường độ dòng điện là Ampe (A )

 D. Cả ba nội dung A,B,C đều đúng

Dòng điện càng mạnh thì cường độ dòng điện càng lớn.

Cường độ dòng điện kí hiệu bằng chữ I.

Có đơn vị là ampe, kí hiệu đơn vị là A.

Ngoài ra có thể sử dụng đơn vị miliampe (mA) hoặc microampe (μA).

Để đo cường độ dòng điện ta dùng dụng cụ là ampe kế.

Chọn D.

Ví dụ 3: Chọn câu sai. Một bóng đèn mắc trong mạch sẽ:

 A. Sáng khi có dòng điện.

 B. Không sáng khi dòng điện bình thường.

 C. Rất sáng khi cường độ dòng điện lớn.

 D. Sáng yếu khi cường độ dòng điện yếu.

Khi có dòng điện trong mạch thì đèn sẽ sáng, đèn sáng mạnh khi cường độ dòng điện lớn, đèn sáng yếu khi cường độ dòng điện yếu.

Do đó đáp án B sai.

Chọn B.

Bài tập vận dụng

Câu 1: Chọn nhận định sai. Dòng điện trong mạch có cường độ lớn, khi đó:

 A. Tác dụng từ trên nam châm điện càng mạnh.

 B. Tác dụng nhiệt trên bàn là, bếp điện càng mạnh.

 C. Tác dụng sinh lý đối với sinh vật và con người yếu.

 D. Bóng đèn mắc trong mạch càng sáng.

Lời giải:

Vì dòng điện có cường độ càng lớn thì tác dụng của nó càng mạnh.

Nên nếu dòng điện càng mạnh thì tác dụng sinh lý đối với sinh vật và con người càng mạnh.

Chọn C.

Câu 2: Chỉ ra kết luận sai trong các kết luận sau

 A. Cường độ dòng điện cho ta biết độ mạnh hay yếu của dòng điện

 B. Đơn vị của cường độ dòng điện là ampe kế.

 C. Cường độ dòng điện càng lớn thì tác dụng nhiệt của nó càng mạnh.

 D. Số chỉ của ampe kế là giá trị của cường độ dòng điện.

Lời giải:

Đơn vị đo của cường độ dòng điện là ampe (A). Dụng cụ đo cường độ dòng điện là ampe kế.

Nên đáp án B sai

Chọn B.

Câu 3: Cường độ dòng điện cho biết điều gì sau đây?

 A. Vật bị nhiễm điện hay không.

 B. Độ mạnh hay yếu của dòng điện qua mạch.

 C. Khả năng tạo ra dòng điện của một nguồn điện.

 D. Độ sáng của một bóng đèn.

Lời giải:

Cường độ dòng điện là đại lượng đặc trưng cho độ mạnh hay yếu của dòng điện.

Chọn B.

Câu 4: Chọn câu sai khi nói về đơn vị của cường độ dòng điện.

 A. Cường độ dòng điện có đơn vị là ampe (A)

 B. Cường độ dòng điện có đơn vị là độ C (°C)

 C. Cường độ dòng điện có đơn vị là vôn (V)

 D. Cường độ dòng điện có đơn vị là đề xi Ben (dB)

Lời giải:

Cường độ dòng điện có đơn vị là ampe (A).

Chọn A.

Câu 5: Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về tương quan giữa cường độ dòng điện qua một bóng đèn và độ sáng của bóng đèn đó?

 A. Độ sáng của một bóng đèn phụ thuộc vào cường độ dòng điện chạy qua nó.

 B. Trong giới hạn cho phép, bóng đèn càng sáng yếu khi cường độ dòng điện qua nó càng giảm.

 C. Trong giới hạn cho phép, bóng đèn càng sáng mạnh khi cường độ dòng điện qua nó càng tăng.

 D. Các phát biểu A, B, C đều đúng.

Lời giải:

Cường độ dòng điện là đại lượng đặc trưng cho độ mạnh yếu của dòng điện. Dòng điện càng mạnh thì cường độ dòng điện càng lớn.

Vì vậy các phát biểu trên đều đúng.

Chọn D

Câu 6: Cường độ dòng điện có kí hiệu là chữ cái nào?

 A. I

 B. U

 C. A

 D. V

Lời giải:

Cường độ dòng điện có kí hiệu là I

Chọn A

Câu 7: Cường độ dòng điện được đo bằng dụng cụ nào?

 A. Vôn kế

 B. Nhiệt kế

 C. ampe kế

 D. Ẩm kế.

Lời giải:

Cường độ dòng điện được đo bằng ampe kế.

Chọn C.

Câu 8: Điền từ thích hợp vào chỗ trống.

Cường độ dòng điện đặc trưng cho sự….. hay……của dòng điện. Dòng điện càng……thì …….dòng điện càng lớn. ……dòng điện được kí hiệu bằng chữ I.

Lời giải:

Cường độ dòng điện đặc trưng cho sự mạnh hay yếu của dòng điện. Dòng điện càng mạnh thì cường độ dòng điện càng lớn. Cường độ dòng điện được kí hiệu bằng chữ I.

Câu 9: Khi nối một bóng đèn vào các cực của bình ắc quy, đèn sáng. Hỏi khi đó dòng điện có chạy qua bình ắc quy không? Tại sao?

Lời giải:

Dòng điện có chạy qua bình ắc quy. Bởi vì bản chất dòng điện trong kim loại là dòng các electron, ở mạch ngoài (ngoài nguồn) các electron bị cực âm của nguồn đẩy, và đi về cực dương của nguồn. Đến đây, các electron phải tiếp tục đi qua nguồn về phía cực âm của nguồn, để tạo ra dòng điện tiếp tục, nếu không thì dòng điện sẽ tắt ngay và bóng đèn không thể sáng lâu dài được.

Câu 10: Cường độ dòng điện nói lên “độ mạnh” của dòng điện. Nếu trong cùng một thời gian, số electron đi qua tiết diện của dây dẫn nào nhiều hơn thì tức là cường độ dòng điện trong dây dẫn ấy lớn hơn. Dựa vào hình vẽ dưới đây, hãy giải thích tại sao khi mắc các dây dẫn nối tiếp thì cường độ dòng điện qua các dây dẫn là như nhau?

Lời giải:

Nếu số electron không sinh ra thêm, cũng không mất đi trong quá trình chuyển động thì trong một đơn vị thời gian, có bao nhiêu electron đi qua dây dẫn lớn thì cũng có bấy nhiêu electron đi qua dây dẫn nhỏ. Vậy khi mắc nối tiếp, cường độ dòng điện tại mọi điểm trên mạch điện như nhau.

Xem thêm các dạng bài tập Vật Lí 8 hay, chi tiết, đầy đủ khác:

30 Bài tập tính công (2024) có đáp án chi tiết nhất

30 Bài tập về công suất (2024) có đáp án chi tiết nhất

100 bài tập về công cơ học - công suất (có đáp án năm 2024)

30 Bài tập áp suất chất lỏng - bình thông nhau (2024) có đáp án chi tiết nhất

80 bài tập về bảo toàn năng lượng trong các hiện tượng cơ - nhiệt. động cơ nhiệt (có đáp án năm 2024)

Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!